Đơn vị tính:Triệu đồng
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2009/2005 (%) | |
Tổng dư nợ | 121.714 | 130.015 | 140.439 | 147.938 | 162.070 | 133,15 |
1. Nông nghiệp | 67.518 | 72.600 | 78.020 | 82.817 | 89.249 | 132,18 |
2. Lâm nghiệp | 200 | 183 | 197 | 205 | 265 | 132,50 |
3. Nuôi trồng thủy sản | 10.460 | 11.230 | 12.617 | 13.029 | 12.623 | 120,67 |
4. Thương mại, dịch vụ | 33.210 | 35.440 | 38.149 | 39.945 | 45.953 | 138,37 |
5. Tiểu thủ công nghiệp | 5.726 | 5.942 | 6.443 | 6.713 | 8.591 | 150,0 |
6. Ngành khác | 4.600 | 4.620 | 5.013 | 5.229 | 5.389 | 117,15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
- Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Kinh Tế Hộ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
- Thực Trạng Tín Dụng Đối Với Kinh Tế Hộ Tại Chi Nhánh
- Kết Quả Sản Xuất Của Huyện Thăng Bình Từ 20052009
- Những Hạn Chế Của Hoạt Động Tíng Dụng Đối Với Kinh Tế
- Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Kinh Tế Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình.
Với kết quả trên cho thấy, dư nợ ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay HSX, trung bình từ năm 20052009 tăng khoảng 7,2%/năm và chiếm 55% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất năm 2009. Riêng ngành chăn nuôi, thế mạnh của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng, là lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư của chi nhánh nhiều nhất. Đây là một hướng đi đúng, bởi Thăng Bình là huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Ngoài ra, Chi nhánh còn chú trọng cho vay trung hạn nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hộ mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện cơ giới trong nông nghiệp, xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy trình hiện đại và
đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học trong
sản xuất nông nghiệp. Đây là chuyển biến tích cực trong đầu tư nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo cơ sở khai thác hữu hiệu tiềm năng nông nghiệp của địa phương, góp phần tăng sản lượng hàng hoá trong nông nghiệp.
Cùng với đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng được Chi nhánh khai thác thị phần, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ khách hang. Từ năm 20052009 doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng trưởng khá nhanh. Trong đó, vốn tín dụng đối với
các làng nghề
truyền thống như
mây tre, đá, gỗ
mỹ nghệ, hương, nước
nắm, phở khô, bún,bánh tráng…và phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ
cũng có tốc độ
tăng trưởng khá cao. Tổng dư
nợ HSX có kinh doanh
thương mại, dịch vụ năm 2009 là 45.953 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,4% dư nợ cho vay kinh tế hộ và 23,8% tổng dư nợ của chi nhánh.
Vốn tín dụng đối với kinh tế hộ bước đầu đã thật sự tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có một số hộ gia đình vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh thương mại, dịch vụ, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, khai thác có hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh tại các vùng có tiềm năng ở từng địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn còn mang tính chắp vá, dàn trải theo diện rộng, đầu tư theo chiều sâu không nhiều, tính khả thi của một số dự án vay vốn chưa cao. Cơ cấu vốn cho vay các ngành nghề, cây trồng và vật nuôi chuyên canh còn phân tán, chưa tập trung cho vay các dự án lớn đối với những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Về cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn ở bảng 2.9 cho thấy tổng dư nợ cho vay HSX ngày càng tăng lên, dư nợ ngắn hạn, trung, dài hạn cũng tăng đều qua các năm, tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn trong tổng dư nợ, cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay hộ sản xuất phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ năm 20052009
Đơn vị tính:Triệu đồng
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2009/200 5 (%) | |
Dư nợ hộ sản xuất | 121.714 | 130.015 | 140.439 | 147.938 | 162.070 | 133,1 |
Ngắn hạn | 96.932 | 104.041 | 116.106 | 116.626 | 131.326 | 135,4 |
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong dư nợ HSX (%) | 79,6 | 80,0 | 82,7 | 78,8 | 81,0 | |
Trung hạn | 24.782 | 25.974 | 24.333 | 31.312 | 30.744 | 124,0 |
Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn trong dư nợ HSX (%) | 20,4 | 20,0 | 17,3 | 21,2 | 19,5 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình.
Bảng trên cho thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay HSX, bình quân 5 năm khoảng trên 80%, dư nợ trung
hạn chiếm gần 20%. Từ
năm 20052009 dư
nợ trung, dài hạn tăng hơn
6,3% mỗi năm, nhưng so với nhu cầu vốn đầu tư tài sản cố định, xây dựng
kết cấu hạ
tầng phục vụ
chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
thì còn hạn chế.
Trong thực tế để thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi một lượng vốn khá lớn từ các nguồn, trong đó có nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhưng hiện tại, mức dư nợ của ngân hàng còn thấp. Điều này có nguyên nhân cả hai phía khách hàng và ngân hàng: các HSX chưa chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và chưa mạnh dạn vay vốn trung, dài hạn; ngân hàng không đủ nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của các HSX.
Ngoài ra, một số hộ dân còn e ngại khi vay vốn trung, dài hạn do lãi suất khá cao. Đây là một trong những hạn chế, ảnh hưởng đến tăng trưởng khối lượng tín dụng trung, dài hạn mà chi nhánh cần quan tâm trong chiến lược tăng trưởng dư nợ đối với kinh tế hộ.
Hình 2.4: Sơ đồ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn từ năm 20052009
Triệu đồng 140,000
120,000
131,326
116,106
116,626
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
96,932 104,041
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung, dài hạn
24,782 25,974
24,333
31,312 30,744
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
+ Doanh số cho vay tín dụng đối với kinh tế hộ qua một số năm.
Có thể nói đây là giai đoạn mà cơ chế, chính sách cho vay đối với
HSX từng bước được nới lỏng, trong đó phải kể đến sự ra đời của Quyết định 67/1999/QĐTTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ “về một
số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn”, công văn số 791/NHNo06 ngày 26/4/1999 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam “v/v thực hiện một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”
đã tạo ra bước đột phá quan trọng, mở
ra một cơ
chế
tín dụng thông
thoáng, cởi mở hơn cho ngân hàng và hộ vay vốn. Cụ thể là nâng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản từ 500 nghìn đồng đến 5 triệu đồng
trước đây, tăng lên đến 10 triệu đồng. Theo đó, hộ nông, lâm, ngư, diêm
nghiệp có thể vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, chỉ cần nộp đơn xin vay vốn kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và đến nay đã nâng mức cho vay lên 20 triệu đồng đối với hộ đi xuất khẩu lao động, 30 triệu đồng đối với hộ làm kinh tế trang trại và 50 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thuỷ sản.
Cùng với cơ chế cho vay như đã nói trên thì các hình thức cho vay
cũng được mở rộng, trong đó bên cạnh việc cho vay trực tiếp đã mở rộng cho vay gián tiếp đối với kinh tế hộ thông qua tổ hợp tác vay vốn.
Về chính sách tín dụng gồm có: cho vay theo tín dụng thông thường, cho vay ưu đãi lãi suất, cho vay theo chính sách của Nhà nước.
Về thời hạn cho vay: thời hạn cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng; thời hạn cho vay trung hạn, tối đa 60 tháng; thời hạn cho vay dài hạn, trên 60 tháng.
Ngoài ra, ngân hàng còn đa dạng hóa đối tượng cho vay, từ chỗ chỉ
cho vay sản xuất mùa vụ, đã mở
rộng cho vay đáp
ứng các nhu cầu của
nông dân như: Cho vay tiêu dùng (mua sắm nhà cửa, xe máy…); cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (cho vay xuất khẩu lao động), cho vay tới 20 triệu đồng không phải thế chấp tài sản (chi phí cơ bản để đi nước ngoài). Hoặc cho vay mua xe ôtô của Tổng công ty ôtô thế chấp bằng chính tài sản vay.
Đặc biệt, để bảo đảm cho hoạt động của các TCTD vững mạnh, an toàn và có hiệu quả, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá
nhân, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã thông qua Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD sửa đổi. Các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý cao hơn cho hoạt động của ngân hàng và các TCTD, trong đó có nội dung về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân như:
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông
dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn [11].
Như vậy, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng, Nhà nước và
NHNN Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
khá đồng bộ, nhất là từ khi thi hành luật NHNN Việt Nam và Luật các
TCTD, (bao gồm các chính sách về nông nghiệp, nông thôn; các chính sách
về cấp tín dụng; chính sách liên quan đến cấp tín dụng) đã tạo ra một
khung pháp lý khá hoàn chỉnh cho các TCTD, đặc biệt đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là những chính sách quan trọng tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tuy nhiên, để thấy rõ hơn tình hình cho vay đối với HSX, luận văn đi sâu phân tích hoạt động giai đoạn 20052009. Đây là giai đoạn mà tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra nhanh chóng, là cơ hội để các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh đầu tư vốn và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tác. Do đó, sự canh tranh giữa các ngân hàng kể cả ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng cổ phần ngày càng diễn ra quyết liệt trong việc mở rộng hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau để tranh thủ khách hàng,
nhất là đối với các dự án lớn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn với mạng lưới trải rộng khắp các huyện, có truyền thống gắn bó lâu dài với hộ nông dân, được cấp uỷ và chính quyền địa phương quan
tâm, với kinh nghiệm và nhiệt tình của cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn giữ vai trò chủ lực trong cho vay đối với kinh tế hộ, mặc dù có lúc gặp không ít khó khăn do những bất lợi của thời tiết gây ra đối với sản xuất nông nghiệp…
Kết quả cho vay đối với giai đoạn này như sau:
Bảng 2.8: Tình hình cho vay hộ sản xuất giai đoạn 20052009 tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính:Triệu đồng
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2009/2005 (%) | |
Doanh số cho vay | 217.945 | 241.611 | 266.611 | 279.762 | 331.803 | 152,2 |
Trong đó: HXS | 141.389 | 162.103 | 172.130 | 174.379 | 198.221 | 140,2 |
Doanh số thu nợ | 154.551 | 242.873 | 252.417 | 292.447 | 320.774 | 207,5 |
Trong đó: HXS | 107.924 | 153.802 | 160.706 | 167.880 | 184.089 | 170,6 |
Tổng dư nợ | 182.097 | 180.835 | 195.029 | 182.344 | 193.373 | 105,7 |
Trong đó: HXS | 121.714 | 130.015 | 141.439 | 147.938 | 162.070 | 133,1 |
Tỷ trọng dư nợ HSX trong tổng dư nợ | 66,8 | 71,9 | 72,5 | 81,1 | 83,8 | |
Số hộ còn dư nợ (hộ) | 8.114 | 8.668 | 10.059 | 9.055 | 9.208 | 113,4 |
Dư nợ bình quân/hộ | 15.0 | 15.0 | 14.1 | 16.3 | 17.6 | 117,3 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình.
Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ cho
vay HSX ngày càng tăng. Đến cuối năm 2009, dư nợ cho vay HSX đạt
162.070 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 33,1% và hiện chiếm 83,8% trong tổng dư nợ, tốc độ tăng trung bình giai đoạn này là 7,4%. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay và dư nợ thì số hộ còn dư nợ cũng tăng lên, năm 2009 số hộ còn dư nợ là 9.208 hộ, tăng hơn so với năm 2005 là 13,4%.
Dư nợ
bình quân một hộ
cũng có xu hướng tăng lên. Có được kết
quả này là do trong một vài năm trở lại đây, kinh tế trang trại, các hộ nuôi
trồng thuỷ
sản, chế
biến nông, lâm sản, chăn nuôi lợn công nghiệp, làm
nghề thủ công…phát triển tương đối mạnh, kinh doanh có hiệu quả, nên nhu cầu vốn cũng tăng mạnh. Đặc biệt, một số hộ có con em đi xuất khẩu lao động, hộ làm dịch vụ vận tải, kinh doanh nhà hàng, sản xuất vật liệu xây dựng… cũng cần số vốn vay lớn, làm cho nhu cầu vốn tăng lên, trong khi đó dù có cố gắng nhưng nguồn cung của chi nhánh ngân hàng chỉ mới đáp ứng được 40%. Mặt khác, giá cả, các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất, kinh doanh của kinh tế hộ ngày càng tăng, nhưng tài sản thế chấp,
cầm cố của họ để vay được nhiều vốn lại rất hạn chế, đã ảnh hưởng đến việc cho vay đối với kinh tế hộ.
Nhờ có đầu tư vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã tạo điều kiện cho một số nơi thành lập những mô hình sản xuất mới như Tổ hợp tác của những người tự nguyện cùng chí hướng làm ăn, tự nguyện góp đất, vốn, giống, tàu thuyền… để nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Cùng với đó, đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên
môn hoá, như liên minh giữa những người trồng cây công nghiệp để có
điều kiện chăm sóc, bảo vệ cây trồng… Đây là hình thức sản xuất có hiệu quả. Ngân hàng đầu tư vào những tổ chức kinh tế này, vừa tạo điều kiện
đưa khoa học, kỹ
thuật và công nghệ
vào sản xuất, thúc đẩy CNH,HĐH
nông nghiệp, nông thôn vừa an toàn vốn tín dụng, hạn chế rủi ro.
Hiệu quả cho vay tín dụng đối với kinh tế hộ
+ Về phía lĩnh vực chuyên môn.
Nhờ nắm vững chủ trương của Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Nam và huyện Thăng Bình, sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã tập trung chỉ đạo hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ và đã đạt kết quả khả quan, vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, vừa tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn vốn.
Qua phân tích tình hình cho vay phát triển kinh tế hộ cho thấy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã từng bước mở rộng và dần nâng cao chất lượng tín dụng. Doanh số cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Đây là những cố gắng đáng ghi nhận của tập thể cán bộ, viên chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình những năm qua.