Thức Ăn Dùng Trong Thí Nghiệm (Nguồn: Tự Chụp) Bảng 3.1: Thành Phần Thức Ăn Công Nghiệp Sử Dụng Trong Thí Nghiệm

thức ăn tự nhiên và thức ăn bổ sung. Thông thường chọn một hoặc 2 đối tượng nuôi chính. Tốt nhất ghép các đối tượng ăn mùn bã hữu cơ để sử dụng chất thải của các loài khác từ đó làm môi trường trong sạch hơn.

Theo Bạch Thị Quỳnh Mai (1999), cá trê được nuôi ghép với rô phi, chép, trắm cỏ, trôi với mật độ thả lần lượt là 10, 10, 3, 1 - 2, 5 con/m2. Sau 3 tháng nuôi cá trê vàng có khối lượng trên 250 g/con. Cá trôi và cá chép sau 6 tháng nuôi có thể thu hoạch được với khối lượng lần lượt là trên 250 g/con và trên 300 g/con. Cá trắm là đối tượng thu hoạch cuối cùng sau 8 tháng nuôi cá có khối lượng trên 500 g/con. Bên cạnh nuôi ghép các đối tượng trên, có thể nuôi ghép cá trê với cá sặc rằn, cá rô… Ưu điểm của các mô hình nuôi ghép nhằm tối ưu hóa diện tích tầng nước, đồng thời làm sạch môi trường nuôi.

Để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì người dân ở tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng”. Với lợi thế luôn có nguồn nước ngọt ổn định trên sông quanh năm, người dân bố trí mùng xuống sông, rào lại từng khoảng nhỏ để nuôi. Mùng lưới nuôi cá được thiết kế gồm 2 phần: Phần mùng bên ngoài là 1 cái mùng lưới lớn hình chữ nhật rộng 20 - 30 m2 dùng để nuôi cá trê vàng (mật độ 70 - 100 con/m2); còn phần mùng bên trong bố trí từ 2 - 3 cái mùng lưới nhỏ, mỗi cái rộng 8 - 10m2 để nuôi cá lóc (mật độ 150 - 200 con/m2). Kết quả của mô hình là năng suất của cá lóc từ 600 - 800 kg/10m2, cá trê vàng từ 100 - 150 kg/10m2. Cá trê vàng nuôi bên ngoài có thể tận dụng thức ăn dư thừa của cá lóc, làm sạch các chất bùn đáy lắng đọng phía dưới đáy và thành mùng lưới nuôi cá lóc nên hạn chế được vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên sông rạch cũng như dịch bệnh cho cá nuôi (Nguyễn Đức Khoa, 2014).

Mô hình nuôi ghép giữa 3 loại cá: trê, điêu hồng và chép, trên diện tích 1.000 m2. Cá giống được thả với số lượng 7.000 con cá giống (gồm: 5.000 con cá trê, 1.000 con cá điêu hồng và 1.000 con cá chép). Thức ăn để nuôi các loại cá này gồm ngoài thức ăn tổng hợp dạng viên có sẵn, các phế phẩm phụ trong nông nghiệp (Văn Thanh, 2014).

Theo Nguyễn Ngọc (2012), cá trê vàng được nuôi ghép với cá rô đầu vuông với 3 nghiệm thức khác nhau với tỷ lệ cá trê vàng: cá rô đầu vuông lần lượt là NT1 (10: 90), NT2 (20: 80), NT3 (30: 70) và được cung cấp thức ăn công nghiệp có độ đạm 25%. Sau 3 tháng nuôi khối lượng cá trê vàng từ 32,0 - 42,0 g/con, cá rô đầu vuông có khối lượng 32,5 - 42,1 g/con. Tỷ lệ sống cá trê vàng từ 71,7 - 75,6%, còn cá rô đầu vuông từ 75,6 - 76,%.

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015.

Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại trại giống thủy sản Khu vực An Phú, Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.

3.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện gồm 12 giai, với mỗi giai có thể tích 4m3 (2m x 2m x 2m). Ao đất (10m x 20m x 1,5m), cọc tre, xô nhựa, thau.

Máy bơm nước.

Nhiệt kế, test pH (Sera), test O2 (Sera). Cân, vợt thu cá.

Các vật liệu khác cần thiết cho thí nghiệm.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên các đối tượng: cá trê vàng, cá sặc rằn, cá tai tượng ở giai đoạn cá giống.

Chọn giống cá: Chọn cỡ cá đồng đều theo loài, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị hình, không nhiễm bệnh, bơi lội nhanh nhẹn. Khối lượng trung bình của cá thí nghiệm là cá trê vàng (8,67g); cá sặc rằn (6,67g) và cá tai tượng (6,00g).

Nguồn cá được mua từ Cơ sở sản xuất và mua bán cá giống Anh Dũng, hẻm 138, đường 3/2, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.

3.3.2 Chuẩn bị ao và giai nuôi

Tiến hành vệ sinh ao bằng cách dọn sạch cỏ xung quanh ao, bơm nước trong ao ra, vét bùn đáy ao, rải vôi CaCO3 với liều lượng 10 kg/100m2 rồi để 2 - 3 ngày sau đó tiến hành cho nước vào (nguồn nước cấp vào ao là nước ngọt và được bơm trực tiếp từ sông Ngã Bát).


Hình 3 1 Ao dùng bố trí thí nghiệm Giai nuôi cá được may bằng lưới với quy 1Hình 3 1 Ao dùng bố trí thí nghiệm Giai nuôi cá được may bằng lưới với quy 2


Hình 3.1 Ao dùng bố trí thí nghiệm

Giai nuôi cá được may bằng lưới với quy cách là 2m x 2m x 2m. Cọc để buộc giai nuôi được cắm cố định trong ao. Sau đó buộc chặt các góc của giai vào cọc đã được chuẩn bị sẵn, đáy giai nuôi được đặt cách nền đáy ao 20 cm.


Hình 3 2 Hệ thống giai thí nghiệm 3 3 3 Thức ăn cho cá Thức ăn cung cấp cho cá 3

Hình 3.2 Hệ thống giai thí nghiệm

3.3.3 Thức ăn cho cá

Thức ăn cung cấp cho cá trê vàng trong thí nghiệm là loại thức ăn công nghiệp được mua từ công ty NAFATSCO. Thành phần chính trong thức ăn gồm bột đậu nành, bột mì, bột cá, bột thịt, vitamin, premix khoáng, lysine, dầu cá ngừ... Thức ăn được dùng trong thí nghiệm có hàm lượng đạm là 40% và thức ăn có kích cỡ 2 mm.


Hình 3 3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm Nguồn tự chụp Bảng 3 1 Thành phần 4

Hình 3.3: Thức ăn dùng trong thí nghiệm (Nguồn: tự chụp) Bảng 3.1: Thành phần thức ăn công nghiệp sử dụng trong thí nghiệm

Thành phần thức ăn

Tỷ lệ phần trăm (%)

Đạm

40,5

Độ ẩm

11,0

5,00

Đạm tiêu hóa

36,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


3.3.4 Bố trí thí nghiệm

Các loài cá dùng trong thí nghiệm phải khỏe mạnh, đều cỡ theo loài và được xác định khối lượng trước khi thả nuôi. Thí nghiệm được bố trí trong giai đã được chuẩn bị sẵn với thời gian nuôi khoảng 5 tháng. Cá ở các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Số lượng cá nuôi các loài là 160 con/giai với tỷ lệ ghép được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Cách bố trí cá trong thí nghiệm



Số lượng (con)


Tỷ lệ phần trăm (%)

NT







TV


SR

TT

TV

SR

TT

NTĐC

160

0

0

100

0

0

NT1

80

48

32

50

30

20

NT2

96

40

24

60

25

15

NT3

112

32

16

70

20

10

3.3.5 Chăm sóc và quản lý

Trong quá trình thí nghiệm, cá được cho ăn 3 lần trong ngày vào lúc 7h, 13h và 19h. Khối lượng thức ăn cung cấp cho cá khoảng 7 - 10 %/khối lượng thân của cá trê vàng.

Định kỳ dọn cỏ, bụi rặm xung quanh ao nuôi để làm tăng lượng oxy hòa tan vào trong nước. Kiểm tra giai nuôi cá thường xuyên để tránh thất thoát khi giai bị rách. Đồng thời kiểm tra các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, pH, oxy) và giữ mức nước trong ao luôn ổn định (1,2m) để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.

3.4 Các chỉ tiêu theo dòi

3.4.1 Chỉ tiêu môi trường

Kiểm tra các chỉ tiêu: cứ mỗi 3 ngày thu các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy và pH vào lúc 6h và 14h trong ngày.


Hình 3 4 Một số dụng cụ và hóa chất để xác định chỉ tiêu môi trường 5

Hình 3.4 Một số dụng cụ và hóa chất để xác định chỉ tiêu môi trường

Đối với nhiệt độ nước của hệ thống giai nuôi được đo bằng nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt kế được thả trược tiếp vào giai với độ sâu khoảng 0,5m. Giữ nhiệt kế vài phút trong mặt nước và xem chỉ số vạch chia rồi ghi nhận kết quả.

Đối với pH của giai nuôi được đo bằng test Sera. Rửa lọ thật sạch, lấy 10ml nước mẫu được thu ngẫu nhiên trong giai có độ sâu 0,5m, nhỏ 2 giọt dung dịch thuốc thử và lắc đều, để yên và chờ trong 2 phút sau đó dùng bảng màu để so màu và ghi nhận lại kết quả.

Đối với oxy của giai nuôi được đo bằng test Sera. Rửa lọ thật sạch, lấy đầy nước mẫu vào lọ được thu ngẫu nhiên trong giai có độ sâu 0,5m sau đó nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nứơc cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp sau đó dùng bảng màu để so màu và ghi nhận lại kết quả.

3.4.2 Một số chỉ tiêu cần theo dòi ở thí nghiệm

Trước khi tiến hành thí nghiệm, cân 30 cá thể của mỗi loài để xác định khối lượng ban đầu của cá. Kết thúc thí nghiệm tiến hành thu và đếm toàn bộ cá để xác định tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá.

Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): tổng số cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia cho tổng số cá thả lúc bố trí thí nghiệm và nhân cho một trăm, được tính theo công thức (3.1).



Tỷ lệ sống (%)

Tổng số cá thể thu được

=

Tổng số cá thể thả ban đầu


x 100

(3.1)


Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain, WG): khối lượng cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả lúc ban đầu, được tính theo công thức (3.2).

WG (g) = Wc - Wđ (3.2)

Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain, DLG): hiệu số của khối lượng cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ cho khối lượng của cá lúc thả ban đầu, chia cho thời gian thí nghiệm (được tính theo ngày). Tính theo công thức (3.3).


DWG (g/ngày) =

Wc - WđT

(3.3)

Trong đó:

Wc , Wđ: lần lượt là khối lượng của cá lúc thả và lúc thu (g) T: thời gian thí nghiệm (ngày).

Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate)



SGR (%/ngày) =

[ln(Wc) - ln(Wđ)] T


x 100

(3.4)

Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá: là sự tăng trưởng không đồng đều về khối lượng của cá trong cùng một khoảng thời gian và không gian sống. Được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng, được tính theo công thức (3.5)



Wi (%) =

Tổng số cá có khối lượng thứ i Tổng số cá thu


x 100


(3.5)

3.4.3 Hệ số thức ăn (FCR): khối lượng thức ăn cho cá trong thời gian thí nghiệm chia cho tăng trọng của cá khi kết thúc thí nghiệm, được tính theo công thức (3.4)


FCR =


3.4.4 Hiệu quả kinh tế

Khối lượng thức ăn cung cấp Tăng trọng của cá


(3.6)

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cho 1 vụ sản xuất được tính theo Lê Xuân Sinh (2008). Trong đó:

Tổng chi phí (nghìn đồng/giai) = Chi phí cá giống + Chi phí thức ăn + Chi phí khác + Chi phí giai nuôi

Tổng thu nhập (nghìn đồng/giai) = Sản lượng x Giá sản phẩm Lợi nhuận (nghìn đồng/giai) = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài

Các số liệu về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

So sánh sự khác biệt giữa các giá trị tính toán bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word 2007 để hoàn thành bài viết.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1 Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi

Môi trường nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thủy sinh vật. Vì thế các yếu tố môi trường trong ao nuôi cần được theo dòi thường xuyên thông qua các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy và pH. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ, oxy và pH trong thí nghiệm


Chỉ tiêu

Nghiệm thức


NTĐC

NT1

NT2

NT3

Nhiệt độ (0C)

Sáng

26,1 ± 0,01

26,1 ± 0,01

26,1 ± 0,01

26,2 ± 0,01

Chiều

30,7 ± 0,04

30,8 ± 0,05

30,8 ± 0,07

30,8 ± 0,04

pH

Sáng

7,14 ± 0,01

7,13 ± 0,01

7,13 ± 0,01

7,14 ± 0,01


Chiều

7,57 ± 0,02

7,56 ± 0,01

7,58 ± 0,01

7,57 ± 0,02

Oxy (ppm)

Sáng

2,03 ± 0,03

2,04 ± 0,02

2,02 ± 0,03

2,03 ± 0,02


Chiều

4,03 ± 0,05

4,05 ± 0,02

4,04 ± 0,04

4,04 ± 0,03

Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.


4.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cá mà nó còn tác động nhiều đến quá trình trao đổi chất, khả năng bắt mồi hay chính khả năng sử dụng thức ăn của cá.

Theo Trương Quốc Phú (2007), nhiệt độ thích hợp cho tôm, cá vùng nhiệt đới là 25,0 - 35,0 0C và thích hợp nhất là 28,0 - 30,0 0C. Trong thời gian thí nghiệm, nhiệt độ vào buổi sáng dao động không cao từ 26,1 - 26,2 0C, nhiệt độ buổi chiều cũng dao động ở mức thích hợp từ 30,7 - 30,8 0C. Sự chênh lệch nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều từ 26,1 - 30,8 0C đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá. Nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều có sự khác biệt lớn như vậy là do thí nghiệm được thực hiện ngoài trời và thí nghiệm thực hiện từ tháng 11 đến tháng 4 nên nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều lệch nhau lớn.

4.1.2 pH

pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật như dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản và tỷ lệ sống.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí