Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh ở 2 năm cuối được xác định trên bảng sau:
Bảng 6.12: Tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
Đvt: đồng
Giá trị còn lại phải tính khấu hao | Cách tính khấu hao hàng năm | Mức khấu hao hàng năm | Số khấu hao luỹ kế đến cuối năm | |
1 | 10.000.000 | 10.000.000 x 40% | 4.000.000 | 4.000.000 |
2 | 6.000.000 | 6.000.000 x 40% | 2.400.000 | 6.400.000 |
3 | 3.600.000 | 3.600.000 x 40% | 1.440.000 | 7.840.000 |
4 | 2.160.000 | 2.160.000 / 2 | 1.080.000 | 8.920.000 |
5 | 2.160.000 | 2.160.000 / 2 | 1.080.000 | 10.000.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Quyết Định Kéo Dài Thời Hạn Bán Hàng Cho A & M
- Chi Phí Đầu Tư Vào Hàng Tồn Kho Dự Trữ An Toàn Tối Ưu
- Hao Mòn Và Khấu Hao Tài Sản Cố Định
- Tài chính doanh nghiệp - 26
- Tài chính doanh nghiệp - 27
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
c. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm là phương pháp khấu hao căn cứ vào số lượng, khối lượng sản phẩm mà tài sản cố định tạo ra để tính mức trích khấu hao.
Phương pháp này thường áp dụng cho những tài sản cố định hoạt động có tính chất mùa vụ và là những tài sản cố định trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định được xác định bằng cách lấy sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoàn thành trong năm nhân với mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
MKsl = Qx x Mkđv (6.12)
Trong đó: MKsl là số khấu hao năm của tài sản cố định
Qx là sản lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành thực tế trong năm
Mkđv là mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm (được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản cố định chia cho tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của tài sản cố định – sản lượng theo công suất thiết kế QS).
Mkđv = NG (6.13) QS
Để tính mức khấu hao tháng của tài sản cố định, có thể sử dụng công thức sau:
Số khấu hao trong tháng của tài sản cố định
Số lượng sản phẩm dự
= kiến sản xuất hoàn x thành trong tháng
Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
(6.14)
Cần chú ý rằng đại lượng “Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm” gần như cố định nên mức tính khấu hao trong kỳ biến đổi chỉ tuỳ thuộc theo số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong trường hợp này chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc loại chi phí biến đổi và nếu sản lượng sản xuất ngày một tăng thì đây cũng là phương pháp khấu hao nhanh.
Tài sản cố định được áp dụng phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm phải đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế.
- Công suất sử dụng bình quân thực tế hàng tháng không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Ví dụ về phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Công ty A đưa vào sử dụng một máy ủi đất, nguyên giá 450 triệu đồng, công suất thiết kế của máy là 2.400.000 m3/tháng. Trong tháng máy đạt được khối lượng san ủi đất thực tế là 14.000 m3.
Số tiền khấu hao phải trích trong tháng
= 14.000 x
450.000.000
2.400.000
= 14.000 x 187,5
= 2.625.000 (đồng)
Khấu hao theo phương pháp số lượng, khối lượng sản phẩm có ưu điểm là thu hồi vốn cố định nhanh nếu sản lượng sản xuất thường xuyên tăng. Mặt khác việc phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm cũng hợp lý vì chi phí khấu hao của từng loại sản phẩm nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khối lượng của mỗi loại sản phẩm tính cùng đơn vị đo lường.
Nhược điểm của phương pháp khấu hao này là nếu tài sản cố định có nhiều công dụng khác nhau, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có đơn vị đo lường khác nhau thì tính mức khấu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm khác loại là khó chính xác. Vì vậy thường áp dụng cách khấu hao này cho các tài sản cố định có tính chất chuyên dùng.
6.2.2.3. Phạm vi khấu hao tài sản cố định
Về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định: tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao
kể cả tài sản cố định ngừng hoạt động để sửa chữa lớn. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, tức là tài sản cố định tăng lên hoặc giảm đi (kể cả ngừng hoạt động đưa vào cất giữ theo quyết định của Nhà nước…) trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao.
Những tài sản cố định sau đây không phải trích khấu hao:
+ Tài sản cố định không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh: tài sản cố định phục vụ cho hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
+ Tài sản cố định chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý.
+ Tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
+ Tài sản cố định phục vụ cho nhu cầu chung của toàn xã hội như: đê đập, cầu cống,.. mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
+ Tài sản cố định chưa khấu hao hết nhưng đã hư hỏng, doanh nghiệp cần phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, bồi thường thiệt hại và xử lý tổn thất theo quy định.
+ Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp nhưng không được trích khấu hao.
6.2.2.4. Lập kế hoạch tính khấu hao tài sản cố định
a. Ý nghĩa của kế hoạch khấu hao hàng năm
Hàng năm doanh nghiệp phải lập kế hoạch tài chính trong đó có kế hoạch khấu hao tài sản cố định. Căn cứ vào quy định của Nhà nước về các loại tài sản cố định phải tính khấu hao, không phải tính khấu hao, nguyên giá, thời điểm tính và ngừng tính khấu hao, thời gian sử dụng để xác định tổng mức trích khấu hao tính vào chi phí kinh doanh cũng như số vốn cố định thu hồi được qua hình thức khấu hao trong năm.
Kế hoạch khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì:
- Kế hoạch khấu hao là một bộ phận của kế hoạch tài chính khác như kế hoạch chi phí, giá thành, kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch nguồn vốn…, vì khấu hao là một khoản mục chi phí kinh doanh.
- Thông qua quá trình lập kế hoạch khấu hao doanh nghiệp phát hiện những tài sản cố định còn để lãng phí, từ đó tận dụng khai thác tài sản cố định cho kinh doanh và khai thác tiềm năng về nguồn vốn đầu tư.
b. Các phương pháp lập kế hoạch khấu hao
Mục tiêu của kế hoạch khấu hao là xác định tổng mức khấu hao trong năm kế hoạch của tất cả các tài sản cố định sử dụng kinh doanh trong kỳ.
Có 2 phương pháp lập kế hoạch khấu hao: Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp.
* Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp gián tiếp
Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp gián tiếp là việc dự báo tổng số tiền phải khấu hao trong năm kế hoạch dựa trên các yếu tố về nguyên giá tài sản cố định phải trích khấu hao đầu năm, nguyên giá bình quân của tài sản cố định tăng giảm và tỷ lệ khấu hao bình quân của năm kế hoạch.
Phương pháp này gọi là phương pháp lập kế hoạch gián tiếp vì việc tính toán có sử dụng số bình quân chứ không tính trực tiếp từ nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng tài sản cố định.
Việc tính nguyên giá tài sản cố định tăng và giảm trong kỳ kế hoạch khá phức tạp do việc tăng, giảm tài sản cố định xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong kỳ kế hoạch. Vì vậy, để đơn giản, thường các doanh nghiệp tính nguyên giá bình quân theo các tháng trong năm và giả định rằng thời điểm phát sinh tăng, giảm tài sản cố định là ở đầu tháng để tính tròn tháng.
Theo phương pháp này, tổng mức khấu hao trong năm kế hoạch được xác định như sau:
Bước 1: Xác định nguyên giá tài sản cố định cần tính khấu hao vào đầu kỳ kế hoạch. (NGĐK)
Bước 2: Xác định tổng nguyên giá bình quân tài sản cố định cần tính khấu hao
tăng, giảm trong kỳ.
NGt
=
NGt x Tsd
12 (6.15)
NGg = NGg x (12 - Tsd) (6.16)
12
Trong đó: NGt, NGg: nguyên giá tài sản cố định cần tính khấu hao tăng, giảm trong kỳ kế hoạch.
NGt, NGg: nguyên giá bình quân tài sản cố định cần tính khấu hao tăng, giảm trong kỳ kế hoạch.
Tsd: thời gian sử dụng trong kỳ kế hoạch.
Bước 3: tính nguyên giá bình quân tài sản cố định cần tính khấu hao trong kỳ kế hoạch.
NGCK = NGĐK + Σ NGt
- Σ NGg
(6.17)
Bước 4: Xác định mức khấu hao của kỳ kế hoạch.
MKH = NGCK x TKHBQ (6.18)
TKHBQ là tỷ lệ khấu hao bình quân (tỷ lệ khấu hao tính chung cho tất cả các tài sản cố định trong kỳ kế hoạch).
Tỷ lệ khấu hao bình quân có thể được xác định theo các phương pháp sau: Cách 1: TKHBQ = ΣTKHi x Ti (6.19)
TKHi: tỷ lệ khấu hao tài sản cố định loại i
Ti: tỷ trọng của tài sản cố định loại i
Cách 2:
TKHBQ = Σ MKHi (6.20)
Σ NGi
MKHi: mức khấu hao trong kỳ của tài sản cố định loại i NGi: nguyên giá tài sản cố định loại i
Bước 5: Phản ánh các chỉ tiêu vào bảng kế hoạch khấu hao.
Bảng 6.13: Kế hoạch khấu hao tài sản cố định
Đơn vị tính:…
Chỉ tiêu | Kỳ kế hoạch | |
1 | Tổng nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ | |
Nguyên giá tài sản cố định cần tính khấu hao đầu kỳ | ||
2 | Tổng nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ | |
Nguyên giá tài sản cố định tăng cần tính khấu hao trong kỳ | ||
Nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng cần tính khấu hao trong kỳ | ||
3 | Tổng nguyên giá tài sản cố định giảm trong kỳ | |
Nguyên giá tài sản cố định giảm cần tính khấu hao trong kỳ | ||
Nguyên giá tài sản cố định bình quân giảm cần tính khấu hao trong kỳ | ||
4 | Tổng nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ | |
Nguyên giá tài sản cố định cần tính khấu hao cuối kỳ | ||
Nguyên giá tài sản cố định bình quân cần tính khấu hao cuối kỳ | ||
5 | Tỷ lệ khấu hao bình quân trong kỳ | |
6 | Số tiền khấu hao trong kỳ kế hoạch |
Ví dụ:
Công ty A có tình hình về tài sản cố định như sau:
- Tổng nguyên giá tài sản cố định đầu năm kế hoạch: 5.530 triệu đồng.
- Tài sản cố định phải trích khấu hao đầu năm kế hoạch: 5.200 triệu đồng.
- Tỷ lệ khấu hao bình quân năm kế hoạch: 8,8%
Trong năm kế hoạch dự kiến tăng, giảm tài sản cố định như sau:
- Tháng 3 đưa vào sử dụng một máy, nguyên giá 720 triệu đồng.
- Tháng 8 đưa vào sử dụng một ô tô, nguyên giá 360 triệu đồng.
- Tháng 10 thanh lý một văn phòng làm việc, nguyên giá 240 triệu đồng. Lập kế hoạch khấu hao năm kế hoạch.
Bước 1: NGĐK = 5.200 triệu đồng Bước 2:
- Tính nguyên giá bình quân của 2 tài sản cố định cần tính khấu hao tăng trong kỳ kế hoạch:
Tháng 3
Tháng 8
NGt =
NGt =
720 x10
12
360 x 5
12
= 600 triệu đồng
= 150 triệu đồng
Σ NGt = 600 + 150 = 750 triệu đồng
- Tính nguyên giá bình quân của 1 tài sản cố định cần tính khấu hao giảm trong
kỳ kế hoạch:
Bước 3:
NGg =
240 x 3
12
= 60 triệu đồng
NGCK = NGĐK + Σ NGt
- Σ NGg
= 5.200 + 750 – 60 = 5.890 triệu đồng
Bước 4: Xác định mức khấu hao của kỳ kế hoạch.
MKH =
NGCK
x TKHBQ = 5.890 x 8,8% = 518,32 triệu đồng
Lập kế hoạch theo phương pháp gián tiếp có ưu điểm là đơn giản, vì không phải tính mức khấu hao cho từng tài sản cố định trong khi doanh nghiệp thường có nhiều tài sản cố định với chủng loại, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao khác nhau. Nhưng hạn chế của phương pháp này là tổng mức khấu hao tính được không hoàn toàn chính xác vì cách tính sử dụng số bình quân.
* Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp
Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp là việc dự báo tổng số tiền phải khấu hao trong năm kế hoạch dựa trực tiếp vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định để tính mức khấu hao từng tháng rồi tổng hợp lại cả năm.
Theo phương pháp này, tổng mức khấu hao trong năm được xác định trên cơ sở mức khấu hao từng tháng trong năm như sau:
Số khấu hao tài sản cố định tháng này
Số khấu hao
= tài sản cố định + tháng trước
Số khấu hao tài
sản cố định tăng - thêm trong tháng
Số khấu hao tài sản cố định giảm đi trong tháng
(6.21)
(Tính từng tháng rồi cộng gộp cả năm)
Ví dụ:
Công ty A có tình hình khấu hao TSCĐ cuối năm trước (tức đầu năm kế hoạch) như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại TSCĐ | Nguyên giá | Tỷ lệ khấu hao năm (%) | Số tiền khấu hao tháng 12 | |
1 | Thiết bị động lực | 1.040 | 12,5 | 10,830 |
2 | Thiết bị công tác | 1.300 | 8,0 | 8,670 |
3 | Phương tiện vận tải | 780 | 12,0 | 7,800 |
4 | Dụng cụ quản lý | 520 | 10,0 | 4,330 |
5 | Nhà cửa | 1.560 | 5,0 | 6,500 |
Cộng | 5.200 | 38,130 |
Dự kiến năm kế hoạch:
Tháng 3 đưa vào sử dụng một máy, nguyên giá 720 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao 8%/năm.
Tháng 8 đưa vào sử dụng một ô tô, nguyên giá 360 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
Tháng 10 thanh lý một văn phòng làm việc, nguyên giá 240 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao 5%/năm.
Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ năm kế hoạch
- Số khấu hao tháng 1 | = | 38,130 |
- Số khấu hao tháng 2 | = | 38,130 |
- Số khấu hao tháng 3 | = = | 38,130 + 42,930 |
720 x 8%
12
- Số khấu hao tháng 4,5,6,7 mỗi tháng = 42,930
- Số khấu hao tháng 8 = 42,930 +
= 46,530
- Số khấu hao tháng 9 = 46,530
- Số khấu hao tháng 10 = 46,530 -
= 45,530
- Số khấu hao tháng 11,12 mỗi tháng = 45,530
360 x 12%
12
240 x 5%
12
Tổng số tiền khấu hao năm kế hoạch = 520,560 triệu đồng
Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp đảm bảo tính chính xác của số liệu do tính trực tiếp mức trích khấu hao cho từng tài sản cố định
c. Quản lý và sử dụng tiền khấu hao
Hàng tháng doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí kinh doanh, tạo thành nguồn vốn khấu hao. Đây là số vốn cố định đã được thu hồi hàng tháng. Mục đích sử dụng của nguồn vốn khấu hao tài sản cố định là để tái đầu tư tài sản cố định. Vì vậy về nguyên tắc thì tiền khấu hao được quản lý như sau:
- Tiền khấu hao tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp được giữ lại để làm nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định. Trong khi chưa có nhu cầu sử dụng đầu tư cho tài sản cố định thì được dùng cho kinh doanh.
- Tiền khấu hao tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn đi vay thì doanh nghiệp sử dụng để trả nợ vay khi đến hạn trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn khác để trả nợ vay đầu tư cho tài sản cố định thì tiền khấu hao để lại doanh nghiệp sử dụng.
6.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
6.2.3.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong kỳ
Trong đó:
Doanh thu thuần trong kỳ
= (6.22)
Giá trị còn lại TSCĐ bình quân trong kỳ
- Doanh thu thuần trong kỳ là tổng doanh thu trong kỳ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
- Giá trị còn lại TSCĐ bình quân trong kỳ chỉ tính cho những tài sản cố định dùng cho kinh doanh và tính bình quân số học giữa số đầu kỳ và số cuối kỳ.