Nông Dân Là Một Trong Những Chủ Thể Quan Trọng Góp Phần Xây Dựng Đời Sống Chính Trị Ở Nông Thôn Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

61


để phát triển chúng. Nông dân cũng là chủ thể quyết định trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại: tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp.

Để có thể ứng dụng và sử dụng các công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi nông dân phải có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Ở các cường quốc nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới (Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Israel…), người nông dân sử dụng máy móc rất thành thạo, có tri thức về công nghệ cao, trình độ sử dụng công nghệ thông tin rất tốt, sản xuất theo quy trình, quy chuẩn hiện đại, nhiều nông dân có trình độ cao đẳng, đại học. Năng suất lao động và thu nhập của họ rất cao. Thu nhập trung bình hiện nay của một nông dân Mỹ là 61.000 USD/năm. Một nông dân Mỹ có thể cung cấp đủ lương thực nuôi 100 người Mỹ và 32 người đang sống tại các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, hiện nay, một bộ phận nông dân đã tích cực, chủ động tìm hiểu, học hỏi và mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, có sức lan tỏa trong phạm vi cả nước, nhiều “triệu phú, tỷ phú nông dân” đã xuất hiện.

Thứ hai, nông dân là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nông dân. Họ chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Hiện nay, trong bối cảnh CMCN 4.0, tích tụ, tập trung ruộng đất là nhu cầu tất yếu của sự phát triển nông nghiệp hiện đại, là giải pháp cơ bản để nâng cao năng suất nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào, thông qua tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của những người khác. Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp thông qua hình thức liên kết, hợp tác, chuyển đổi hoặc thuê quyền sử dụng đất của người khác mà không làm thay đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế. Mục tiêu cuối cùng cả hai quá trình vẫn là tạo ra một diện tích đất đai quy mô lớn để có thể ứng dụng công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

62


Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thực hiện tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành công. Trong những năm gần đây, Trung Quốc rất chú trọng đến hoạt động tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bảo đảm nguyên tắc “Chính phủ chỉ đạo, doanh nghiệp vận hành, cơ quan môi giới tham gia, nông dân hưởng lợi”, đa dạng hóa các hình thức tập trung ruộng đất (Tập trung ruộng đất theo mô hình hiệp hội mà không thay đổi chủ sở hữu đất, mô hình hợp tác xã nông dân chuyên nghiệp, mô hình liên kết giữa các chủ thể. Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến chính sách hỗ trợ quá trình này bằng việc đưa công nghiệp lớn từ khu vực thành thị về nông thôn, phát triển doanh nghiệp nông thôn đồng thời triển khai xây dựng các đô thị qui mô vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn. Nhật Bản là một quốc đảo, nông dân không thể tập trung ruộng đất với cánh đồng lớn hàng trăm ngàn ha, song chính phủ Nhật Bản đã áp dụng nhiều chính sách giúp nông dân tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rất hiệu quả như: tập trung ruộng đất mà không thay đổi chủ đất; hợp nhất ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thành lập ngân hàng đất nông nghiệp [126, tr.58-59].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Hiện nay, Việt Nam có năm hình thức tập trung, tích tụ ruộng đất cơ bản [20]:

Dồn điền đổi thửa. Dồn điền, đổi thửa là phương thức tập trung đất thông qua thông qua việc chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân trong cùng một địa bàn sản xuất từ các mảnh ruộng nằm phân tán ở các vị trí khác nhau thành các ô, thửa lớn tập trung tại một vị trí.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 9

Thuê đất nông nghiệp của người đang sử dụng đất. Hình thức này khá phổ biến, xuất phát từ nhu cầu giữa người sử dụng đất và người có nhu cầu thuê quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng thuê đất (hình thức trả tiền thuê do các bên tự thỏa thuận). Đây là hình thức vừa phù hợp với nhu cầu, tâm lý của hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Với phương thức thuê đất của nông dân thì các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu sẽ có đất để sản xuất với chi phí thấp hơn nhiều so với phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây cũng là phương thức đảm bảo cho người nông dân được hưởng lợi từ cho thuê đất một cách an toàn và không phải đối mặt với các rủi ro do người nông dân mất đất, không có đất sản xuất.

Liên kết, hợp tác với người sử dụng đất. Đây là hình thức tập trung đất đai thông qua việc những người nông dân tự nguyện góp đất cùng tiến hành tổ chức sản xuất, kinh doanh và cùng hưởng lợi thành quả sản xuất. Cũng có thể là người nông dân góp đất, góp vốn, công sức vào hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc doanh nghiệp và được hưởng lợi nhuận

63


theo quy chế thỏa thuận, phù hợp với pháp luật của Nhà nước (thông thường theo tỷ lệ góp đất, góp vốn). Trong phương thức này, doanh nghiệp đóng vai trò cốt lõi, doanh nghiệp đứng ra để thỏa thuận với người dân (với sự hỗ trợ của chính quyền) về bao tiêu sản phẩm đầu ra, cách thức tổ chức sản xuất, về tỷ lệ lợi nhuận (hoặc về giá mua lại sản phẩm sau khi thu hoạch)... Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp (hỗ trợ) về đầu vào như giống cây trồng, phân bón, máy móc thiết bị…, kỹ thuật canh tác cho người nông dân. Người nông dân vẫn sản xuất trên ruộng đất của mình nhưng tự hình thành nhóm hộ sản xuất, vùng sản xuất để cùng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa…, tập trung ruộng đất để tạo thành các cánh đồng mẫu lớn để cơ giới hóa đồng ruộng.

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp: các đối tượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thường là các hộ gia đình, cá nhân có ít ruộng đất, làm không đủ ăn; có nợ nần nhưng không có khả năng trả; hộ chuyển đổi sang làm nghề khác…Những hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chủ yếu là các hộ có năng lực tài chính và có kinh nghiệm sản xuất.

Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất: theo đó, nông dân có đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh. Theo đó, đất đai được định giá để xác định vốn góp trong giá trị doanh nghiệp. Hình thức này chưa phát triển mạnh do nhiều khó khăn và rủi ro. Chẳng hạn, nếu quản trị doanh nghiệp không minh bạch, người nông dân hoặc không được tham gia, hoặc không có năng lực tham gia vào quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc doanh nghiệp cố tình gạt người góp đất ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh thông qua tăng vốn điều lệ, người nông dân rất dễ rơi vào tình trạng mất đất. Nguy cơ phá sản, giải thể doanh nghiệp khiến nông dân không mặn mà trong việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khi chưa thấy rõ lợi ích của việc góp vốn có đảm bảo duy trì được mức sống tối thiểu.

Thứ ba, nông dân là bộ phận quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra chuỗi giá trị nông sản cao.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân không thể trụ vững được trước vòng xoáy của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa nếu đứng một mình riêng lẻ, thiếu sự liên kết, hợp tác với các chủ thể khác (doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước) trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị nông sản. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là tất yếu khách quan, là “chìa khóa” giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia.

64


Trên thế giới, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhiều quốc gia đã xây dựng được chuỗi giá trị nông sản cao với sự gắn kết chặt chẽ giữa các chủ thể (nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học), điển hình như ở Hà Lan, Nhật Bản, Israel… Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, Việt Nam có 56 địa phương đã ban hành chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 48 địa phương ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm chủ lực quan trọng cần khuyến khích liên kết; 35 địa phương ban hành phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết, 16 địa phương phê duyệt đề án, dự án liên kết với 359 dự án được phê duyệt. Năm 2017, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác về phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản thực phẩm an toàn giữa doanh nghiệp - hợp tác xã và các chủ thể có liên quan. Theo thỏa thuận hợp tác, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cùng với 5 doanh nghiệp: Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam; Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương; Công ty trách nhiệm hữu hạn Toản Xuân; Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn và Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Thành Thành Công Gia Lai thí điểm triển khai kế hoạch phối hợp xây dựng hợp tác xã, hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã và hộ nông dân trong một số lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ mía đường, lúa gạo và các sản phẩm nông sản an toàn. Đến nay, cả nước đã xây dựng được 26 mô hình chuỗi liên kết giữa hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trong đó, có 18 mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ mía đường và tám mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Nhằm đẩy mạnh liên kết sản xuất một số sản phẩm chủ lực, từ năm 2018 đến nay, các địa phương đã hỗ trợ: tư vấn xây dựng liên kết 74 chuỗi; hỗ trợ tập huấn, đào tạo 2.048 lớp; hỗ trợ xây dựng 357 mô hình khuyến nông; hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi cho 93 chuỗi; hỗ trợ xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu và quảng bá cho 257 sản phẩm... Hiện nay cả nước có 271 tổ chức khoa học, gần 587 nghìn hộ nông dân, 4.028 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết với 1.867 doanh nghiệp trong sản xuất, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Có 1.621 chuỗi nông sản an toàn được chứng nhận với 2.346 sản phẩm [95].

Trong khối liên kết, nông dân là bộ phận quan trọng, là chủ thể của khâu sản xuất nông sản, quyết định đến chất lượng vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản. Nông dân

65


là lực lượng lao động trực tiếp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo quy trình, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.

Về vai trò hỗ trợ nông dân của các chủ thể khác trong liên kết:

Trong mối liên kết này, nông dân rất cần có đại diện của mình đó chính là các hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức tập hợp, liên kết các hộ nông dân với nhau. Khi tham gia hợp tác xã, nông dân được hướng dẫn tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và ký hợp đồng tiêu thụ nông sản. Hợp tác xã làm tốt vai trò liên kết giữa các nông hộ với nhau nhằm chuyển từ sản xuất nhỏ, manh mún thành sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao. Nhờ vậy, nông dân chẳng những tránh được tình trạng bị ép giá, mà giá trị sản phẩm, lợi nhuận và hiệu quả sản xuất được tăng lên. Bên cạnh đó, hợp tác xã chính là cánh tay nối dài giữa doanh nghiệp với nông dân. Trước đây, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải ký hợp đồng với cả ngàn nông hộ nhỏ lẻ. Hiện nay, các hợp tác xã nông nghiệp làm cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Nông dân liên kết qua hợp tác xã là mô hình cơ bản nhất để giữ được đất, bảo đảm quyền lợi, quyền làm chủ của nông dân, từ đó làm cơ sở để liên kết sản xuất ở mức độ cao hơn, có lợi cho nông dân hơn qua liên kết thành lập liên hiệp hợp tác xã hoặc liên kết với các doanh nghiệp. Thông qua hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, vị thế của nông dân trong đàm phán mua bán trên thị trường đầu vào và đầu ra được thay đổi căn bản, là tiền đề để phân phối lại giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất nông nghiệp.

Doanh nghiệp nông nghiệp là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân, là “đầu tàu” dẫn dắt nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân trong chuỗi liên kết giá trị nông sản.

Về vai trò của các nhà khoa học đối với nông dân: Họ tích cực tham gia nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất giống cây con có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết cực đoan; cải tiến công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; tìm hiểu nhu cầu, phát triển thị trường khoa học công nghệ trong nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Họ còn giúp nông dân xây dựng thương hiệu cho

66


các nông sản, qua đó nâng cao giá trị của nông sản.

Nhà nước đóng vai trò là “nhạc trưởng” điều chỉnh sự hoạt động của “ba nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp), hỗ trợ hoạt động của “ba nhà” ở mức độ nhất định như: chính sách cho vay, lãi suất thấp để khuyến khích sản xuất; hỗ trợ nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, phục vụ nhà nông, nhà doanh nghiệp; điều tiết việc xuất nhập khẩu vật tư qua thuế xuất, nhập khẩu để kích thích sản xuất phát triển... Mối liên kết này chủ yếu dựa trên luật pháp và chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước qua mỗi giai đoạn, qua mỗi thời kỳ.

Tóm lại, trong chuỗi liên kết, vai trò của nông dân cũng rất quan trọng. Nông dân là lực lượng trực tiếp sản xuất nông sản công nghệ cao, đặc biệt là sản xuất theo quy chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nông dân mà không nhận thức được điều này thì sẽ rất khó khăn. Nông dân là chủ thể của các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Do vậy, sự chủ động, tích cực của nông dân khi tham gia xây dựng các chuỗi liên kết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, để có được sự chủ động ấy, ngoài việc trang bị kiến thức, cần có những tác động để nông dân thấy được và có được những lợi ích từ sản xuất chuỗi mang lại. Như vậy, mối liên hệ hữu cơ giữa nông dân và doanh nghiệp được xem là điều kiện quan trọng quyết định sự thành bại trong chuỗi liên kết giá trị nông sản. Chuỗi giá trị bền vững hay không phụ thuộc vào mối quan hệ của hai chủ thể này.

2.2.2.2. Nông dân là một trong những chủ thể quan trọng góp phần xây dựng đời sống chính trị ở nông thôn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thứ nhất, nông dân góp phần quan trọng trong thực hiện dân chủ cơ sở nông thôn.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, quá trình chuyển đối số nông nghiệp và nông thôn diễn ra mạnh mẽ, hình thành nông nghiệp số, nông thôn số và công dân số. Nông dân sẽ trở thành những công dân số. Chín yếu tố cấu thành công dân số là khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.

Nông dân có điều kiện chủ động nắm bắt thông tin chính trị - xã hội địa phương thông qua Cổng thông tin điện tử các cấp, trang thông tin điện tử thường xuyên, cập nhật. Người dân được biết công khai những thông tin về: i) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm

67


của cấp xã; ii) Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; iii) Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân…

Bên cạnh đó, các hộ nông dân tích cực, chủ động tham gia bàn bạc và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do người dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật. Các hộ nông dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến trước khi cơ quan thẩm quyền quyết định, bao gồm: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ tr- ương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, người dân có thể dễ dàng truy cập thông tin, tham gia đóng góp ý kiến thông qua các Cổng thông tin điện tử các cấp mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng, thuận tiện. Ngoài ra, cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh, thành phố là nơi thực hiện chức năng “Một cửa điện tử” cho phép tiếp nhận, xử lý, chuyển trả kết quả cũng như tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của các cấp chính quyền. Hệ thống này sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ hành chính công của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cho người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào hệ thống này là có thể được cung cấp đầy đủ các dịch vụ hành chính công từ các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh thành đến thủ tục đăng ký, quản lý hộ tịch, thông tin khiếu nại tố cáo, cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ…

Thứ hai, nông dân tích cực tham gia giám sát hoạt động của hệ thống chính trị nông thôn.

Công tác giám sát được hiểu là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

68


Giám sát hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn là quyền và trách nhiệm của nông dân. Việc giám sát vừa đảm bảo tính dân chủ, minh bạch vừa đồng thời mang tính xây dựng, góp phần hạn chế các sai sót, khuyết điểm của hệ thống chính trị trong quá trình vận hành, giúp xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn ngày càng vững mạnh.

Nông dân chủ yếu thực hiện vai trò giám sát của mình thông qua Hội Nông dân các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Hội Nông dân chính là tổ chức chính trị - xã hội của nông dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân. Với tư cách cá nhân đơn lẻ, nông dân thường thường có tâm lý e ngại tham gia vào các hoạt động giám sát và phản biện hệ thống chính trị. Thông qua tổ chức của mình, vai trò giám sát hệ thống chính trị của nông dân được thực hiện hiệu quả hơn. Khi thực hiện tốt chức năng giám sát, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân được đảm bảo, qua đó củng cố niềm tin nông dân với hệ thống chính trị cơ sở, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn.

Theo dõi, phát hiện ra những sai sót, bất cập trong thực thi chính sách cũng như trong việc hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giúp cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời bãi bỏ, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những vấn đề do thực tiễn đặt ra, phù hợp với quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân. Giám sát hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể qua sự hoạt động, làm việc, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi công vụ.

Trong bối CMCN 4.0, công nghệ hiện đại đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của người dân. Hiện nay, mạng xã hội đã và đang trở thành kênh giám sát, phản biện quan trọng trong đời sống xã hội. Với độ mở cao, thông tin trên các mạng xã hội có sức lan truyền rất nhanh, diện bao phủ rộng lớn. Người dân, với trách nhiệm công dân, tinh thần xây dựng, thông qua mạng xã hội biểu đạt nhanh chóng, trực diện những ý kiến của mình về những nội dung, nhiệm vụ, quyết sách về các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tình hình thực thi pháp luật; tham vấn về cải cách thủ tục hành chính của đất nước, địa phương; phản ánh việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Thứ ba, nông dân tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Nông dân về thực hiện nhiệm vụ tham gia bảo đảm an ninh trật tự; phòng chống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022