Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 2

Sử dụng các phương pháp: phương pháp luận duy vật biện chứng; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu.


5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về bán lẻ

Chương 2: Thực trạng hoạt động bán lẻ trên thị trường bán lẻ Việt Nam Chương 3: Triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và

giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam


Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Lệ Hằng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.

Do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thày cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Em xin chân thành cảm ơn!


Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ‌‌


1.1. Những vấn đề chung về hoạt động bán lẻ

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động bán lẻ

1.1.1.1.Khái niệm

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ, trong đó có hai định nghĩa được thừa nhận rộng rãi như sau:

Trong cuốn "Quản trị Marketing", Phillip Kotler đã đưa ra định nghĩa

bán lẻ:

Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại.1

Trong cuốn "Retail management", Micheal Levy định nghĩa: Bán lẻ là một loạt các hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị cho sản phẩm dịch vụ được bán cho người tiêu dùng cuối cùng vì mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình.2

Như vậy hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng cá nhân, phi thương mại.

Nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm dịch vụ nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Doanh thu của nhà bán lẻ chủ yếu từ hoạt động bán lẻ mang lại. Bất kể tổ chức nào



1 Nguồn: Phillip Kotler (2003), "Quản trị Marketing", NXB Thống Kê, trang 314

2 Nguồn: Micheal Levy (2003), "Retail management", NXB McGraw Hill Higher Education

(nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều đang làm chức năng của bán lẻ.

1.1.1.2.Đặc điểm của hoạt động bán lẻ

Với định nghĩa như trên, bán lẻ có những đặc điểm cơ bản sau:

Người bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với người tiêu dùng cuối cùng nên họ nắm bắt rõ nhu cầu, thị hiếu và thói quen mua sắm của khách hàng. Do vậy người bán lẻ có khả năng thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng cao hơn và năng động hơn trong hoạt động bán hàng so với các loại hình trung gian khác.

Người bán lẻ phải cung cấp hàng hoá đa dạng từ các hàng hoá thông thường giá trị thấp cho đến các chủng loại hàng hoá có giá trị cao, tiêu dùng dài ngày nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Các dịch vụ cung ứng cũng rất phong phú, đòi hỏi người bán hàng phải hiểu rõ những hàng hoá dịch vụ mà mình cung ứng để giúp khách hàng lựa chọn và từ đó có thể bán được nhiều hàng hoá hơn. Cũng chính từ đặc điểm này mà khả năng an toàn trong kinh doanh của người bán lẻ thường cao hơn so với người bán buôn.

Nhờ vào lợi thế kinh tế về quy mô mà hiệu quả kinh doanh của chuỗi hệ thống cửa hàng bán lẻ thường cao hơn so với những của hàng bán lẻ đơn độc, do vậy chuỗi hệ thống của hàng bán lẻ trở thành một trong những ngành kinh doanh lớn nhất trên thế giới.

Người bán lẻ là thành viên cuối cùng trong kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ, do vậy hàng hoá họ bán ra sẽ trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Và hàng hoá sau khi từ tay người bán lẻ đến với người tiêu dùng cuối cùng sẽ không có cơ hội quay trở lại thị trường nữa.

1.1.2. Vị trí, chức năng, vai trò của bán lẻ trong kênh phân phối

1.1.2.1.Vị trí

Các nhà sản xuất thường đưa hàng hóa và dịch vụ của mình ra thị trường thông qua các kênh phân phối. Kênh phân phối theo định nghĩa của Stern và EL. Ansary là một hệ thống các tổ chức độc lập liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho sử dụng hoặc tiêu dùng. Nó được hình dung như một chuỗi bao gồm các khâu trung gian khác nhau có liên quan đến đường đi của sản phẩm, dịch vụ giúp sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trung gian trong các kênh phân phối có thể là đại lý môi giới, nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Tuy không có quy mô lớn, không có khả năng về vốn so với nhà bán buôn nhưng nhà bán lẻ có những phương tiện bán hàng đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú như cửa hàng bách hoá, cửa hàng tổng hợp, siêu thị, các cửa hàng khuyến mại, giảm giá. Các nhà bán lẻ nằm ở vị trí cuối cùng trong kênh phân phối. Họ mua lại hàng từ các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn để bán trực tiếp cho nhười tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ không những là những người quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng mà còn hoạt động như một đại lý mua hàng cho công chúng bằng cách xác định, lựa chọn hàng hóa, thỏa thuận mức giá với nhà cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho tất cả mọi người trong xã hội.

Sơ đồ: Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 3


3 Nguồn: Phillip Kotler (2003), "Quản trị Marketing", NXB Thống Kê, trang 290


1.1.2.2.Chức năng của hoạt động bán lẻ

Bán lẻ là một khâu của quá trình phân phối nên nó cũng đảm nhiệm đầy đủ các chức năng cơ bản của phân phối. Tuy nhiên do đặc thù là kênh cuối cùng đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nên bán lẻ mang một số chức năng riêng.

Thứ nhất là nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi.

Nhà bán lẻ là người trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng nên có thể thu thập những thông tin về nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Những thông tin này của nhà bán lẻ là rất cần thiết để nhà sản xuất có thể nắm bắt được phản hồi từ phía khách hàng, kịp thời cải tiến hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Thứ hai là kích thích tiêu thụ, cung cấp các thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng.

Các nhà bán lẻ khai thác một số lượng lớn các sản phẩm được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau. Điều này mang lại cho khách hàng sự tiện lợi, thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, mùi vị, màu sắc, quy cách bao bì đóng gói và cả mức giá hợp lý. Nếu nhiệm vụ chính của các nhà sản xuất là sản xuất ra sản phẩm tốt thì cửa hàng bán lẻ giúp tiếp thị những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ có thể tự tiến hành các biện pháp xúc tiến bán hàng của riêng mình để tăng doanh thu bán lẻ. Đồng thời, họ có thể đóng vai trò là người chuyển giao thông điệp quảng cáo hoặc các thông tin khuyến nghị của nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Thứ ba là hoàn thiện hàng hóa, làm cho hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua.

Tại các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, số mặt hàng có thể lên tới 15.000 mặt hàng từ hơn 500 nhà sản xuất khác nhau. Các nhà bán lẻ có chức năng nhập các lô hàng với số lượng lớn sau đó chia nhỏ ra rồi bán lại cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, dù các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ nhà sản xuất hay nhà bán buôn nhưng do đặc thù ngành bán lẻ, nhà bán lẻ phải tiến hánh sơ chế, đóng gói để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và hình thức phù hợp nhất.

Thứ tư là lưu kho bãi.

Đây là chức năng quan trọng nhất của bán lẻ để đảm bảo luôn có hàng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Nhà bán lẻ thường không tích trữ một vài mặt hàng với khối lượng lớn, mà ngược lại ngược lại họ thích tích trữ nhiều mặt hàng với khối lượng càng nhỏ càng tốt vì như thế khách hàng luôn luôn có nhiều sự lựa chọn hơn. Hưởng lợi từ chức năng này của bán lẻ, khách hàng không phải mua trữ nhiều sản phẩm trong nhà. Họ chỉ mua đủ dùng vì họ có thể dễ dàng mua được hàng hóa mọi nơi, mọi lúc. Không những thế người bán lẻ còn dự đoán được nhu cầu của khách khi lên kế hoạch dự trữ hàng hoá. Ngoài ra, một số hoạt động sản xuất có tính thời vụ, còn tiêu dùng diễn ra quanh năm, do đó cần tới chức năng dự trữ của bán lẻ.

Thứ năm là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

Nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng mua và sử dụng sản phẩm hơn, bằng các biện pháp như cho người mua trả chậm, mời sử dụng hàng thử, tư vấn và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin về sản phẩmTiếp đó là các dịch vụ tiện ích khác như chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, dịch vụ mang hàng đến tận nhà cho khách hàng, dịch vụ đưa đón khách hàng tại những điểm cố định...

1.1.3. Sự phát triển của các hình thức bán lẻ

1.1.3.1.Chợ

Chợ là hình thức bán lẻ đầu tiên, là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi hàng hoá giữa một bên là những người có sản phẩm đem ra để bán và một bên là khách hàng dùng tiền để mua những sản phẩm cần thiết cho mình. Hàng hoá ở chợ thường rất đa dạng và phong phú, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng. Tuy phong phú nhưng hàng hoá thường chỉ có số lượng nhỏ, không mang tính ổn định. Khách hàng cũng phải trả tiền ngay cho từng món hàng mình mua vì ở chợ có rất nhiều người bán và mỗi người chỉ bán một loại hàng hoá nhất định. Hơn nữa hàng hoá ở đây rất khó để xác định được nguồn gốc và khách hàng cũng không hề nhận được bất kỳ sự đảm bảo nào về chất lượng của hàng hoá sau khi mua. Hàng hoá ở chợ cũng không được niêm yết giá cụ thể mà tuỳ vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, gọi là "mặc cả". Việc mua bán ở chợ hầu như cũng không có dịch vụ nào đi kèm. Chợ là hình thức sơ khai đầu tiên của bán lẻ.

1.1.3.2.Cửa hàng chuyên doanh

Là các của hàng có quy mô không lớn, chuyên bán một số mặt hàng náo đó như gạo, bánh kẹo, bia rượu, đồ gỗ, gốm sứ… So với các gian hàng ở chợ thì hàng hoá ở các cửa hàng chuyên doanh đã được phân cấp, sắp xếp hợp lý về chất lượng và giá cả. Khách hàng với mục đích mua một loại sản phẩm sẽ có nhiều sự lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp, do đó sẽ chọn được sản phẩm ưng ý, hợp với sở thích và túi tiền của mình. Tính chuyên môn trong việc bán hàng đã được nâng lên so với các gian hàng nhỏ lẻ ở chợ.

1.1.3.3.Cửa hàng bách hoá

Cửa hàng bách hoá là nơi hàng hóa được tập trung với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Mỗi mặt hàng được sắp xếp theo chất lượng cao thấp, theo mẫu mã tại các khu vực riêng để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và chọn mua được sản phẩm thích hợp. Người tiêu dùng có thể mua được

nhiều hàng hoá cùng một lúc tại cùng một nơi, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian đi lại và thanh toán.

1.1.3.4.Siêu thị

Siêu thị là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại nhất hiện nay. Với ưu điểm là tự chọn, hàng hoá được bố trí và trưng bày hợp lý, giá cả được niêm yết rõ ràng giúp khách hàng cảm thấy dễ dàng thoải mái lựa chọn theo ý thích. Hơn nữa, siêu thị còn ưu việt hơn trong phương thức thanh toán khi sử dụng các máy tính tiền hiện đại dựa trên phương pháp quét mã vạch, cho phép sử dụng thẻ Debit card để thanh toán... Hàng hoá trong siêu thị thường có hình minh hoạ, hướng dẫn cách sử dụng và có chứng nhận về chất lượng cũng như nguồn gốc.

Cùng với sự phát triển của siêu thị là các đại siêu thị với quy mô lớn hơn về chủng loại, số lượng hàng hoá và vẫn giữ được những ưu điểm của siêu thị. Bên cạnh đó là hệ thống các chuỗi siêu thị với những tên tuổi đã tạo được uy tín và niềm tin trong lòng khách hàng.

1.1.3.5.Bán lẻ qua mạng Internet

Đây là hình thức bán lẻ mới phát triển nhằm giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và công sức vì không phải trực tiếp đi đến các cửa hàng để mua sắm. Hiện nay đây vẫn là một hình thức kinh doanh bán lẻ khá mới mẻ, có thể kể đến các địa chỉ như Amazon.com, Ebay.comĐây là các Website cho phép khách hàng đặt hàng qua mạng Internet và hàng hoá sẽ đựơc chuyển đến đúng địa chỉ yêu cầu. Hình thức này giúp các công ty bán lẻ qua mạng không phải mất chi phí thuê mặt bằng và cũng giúp khách hàng có phong cách mua sắm hiện đại, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên việc đảm bảo giao hàng đúng ngày và đảm bảo chất lượng hàng hoá dịch vụ là điều rất quan trọng trong loại hình bán lẻ qua mạng Internet này.

1.1.3.6.Nhượng quyền bán lẻ

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí