Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 13

2.4.5. Phản ứng mạnh mẽ với những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD

Có thể nói một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp dám xâm phạm quyền lợi NTD ở nước ta là do NTD còn quá hiền lành. Việc NTD bỏ qua và im lặng trước những hành vi vi phạm của doanh nghiệp đã phần nào cổ vũ cho doanh nghiệp tiếp tục làm liều dẫn đến hoạt động xâm phạm quyền lợi NTD tái diễn. Vì vậy, để thay đổi cách ứng xử của doanh nghiệp thì NTD cần có sự thay đổi trong phản ứng của mình bằng cách mạnh dạn đưa ra những ý kiến về sản phẩm, đòi hỏi thái độ tiếp nhận những ý kiến đó một cách đúng mực cũng như từ bỏ tâm lý e ngại khi khiếu nại doanh nghiệp.

Ngoài ra, NTD cũng có thể liên hệ với các phương tiện truyền thông nhờ họ lên tiếng đòi quyền lợi cho mình. Hiện nay, NTD có thể làm điều này rất dễ dàng với sự hỗ trợ của các chuyên mục, đường dây nóng về bảo vệ NTD mà báo đài cung cấp. Cũng thông qua giới truyền thông, NTD có thể chia sẻ thông tin tiêu dùng với nhau, liên kết lại để tạo sức ép dư luận buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hành vi của mình và giải quyết thỏa đáng cho những khiếu nại của NTD. Thực tế cho thấy sự liên kết giữa NTD với báo chí có hiệu quả rất cao, giúp cho những thắc mắc khiếu nại của NTD được giải quyết một cách nhanh chóng.

KẾT LUẬN


Bảo vệ quyền lợi NTD là một nhu cầu tự nhiên không chỉ đối với bản thân NTD, mà còn cần thiết để nền kinh tế phát triển. Đây là hoạt động khó khăn liên quan đến tất cả các yếu tố của thị trường. Tại Việt Nam, cơ chế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và dần hoàn thiện, nhận thức về vai trò của NTD đã được phẩn nào nâng lên nhưng nhìn chung họ chưa được đặt vào đúng vị trí của mình. Đồng thời, quá trình chuyển đổi này cũng tạo ra lúng túng cho hoạt động quản lý thị trường của nhà nước. Cùng với đó là những thói quen tiêu dùng làm mất đi khả năng tự bảo vệ mình của NTD. Với những lý do đó dẫn đến một thực tế là quyền lợi của NTD Việt Nam bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Những hành vi tổn hại quyền lợi của họ đã và đang diễn ra thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực.

Để giải quyết vấn đề này cần có rất nhiều biện pháp khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD như hiện nay. Các biện pháp này cần được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ nhau phát huy hiệu quả cao nhất. Bên cạnh những biện pháp đặc thù phù hợp với điều kiện nước ta, kinh nghiệm từ các nước là những bài học rất đáng quý mà chúng ta có thể học tập. Ngoài ra, bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, có sự tham gia của nhiều yếu tố kết hợp hoạt động quản lý từ phía nhà nước, thông tin giới truyền thông, ý thức của NTD và trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao sự chủ động và tích cực của các yếu tố này cũng là một nhiệm vụ quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bá Linh (2006), Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2. Đinh Thị Mỹ Loan (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia.

3. Đinh Thị Mỹ Loan (2007), Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian tới, Hà Nội.

Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 13

4. Nguyễn Gia Phan (2007), Đánh giá vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, Hà Nội.

5. Đoàn Văn Trường (2003), Nghiên cứu người tiêu dùng – những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật.

6. Nhóm tác giả (2004), Hệ thống các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia.

7. Cục quản lý cạnh tranh (2007), Hỏi đáp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Lao động.

8. Cục an toàn vệ sinh thực phẩm: Báo cáo kết quả tháng hành động vì ATVSTP năm 2007 ngày 12/6/2007.

9. Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (2009), Bản tổng kết tóm tắt 45 năm hoạt động tiêu chuẩn đo lường và chất lượng Việt Nam 2009.

10. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD (1999).

11. Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ NTD 1999.

12. Nghị định 89/2006/NĐ-CP về quy chế ghi nhãn hàng hóa.

13. Thông tư 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết thi hành quy chế ghi nhãn hàng hóa.

14. Luậ t Cạ nh tranh (2004).

15. Luậ t Tiêu chuẩ n và Quy chuẩ n kỹ thuậ t (2006).

16. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm (2003).

17. Tổng quan về kinh tế - xã hội Việt Nam, số 3 năm 2009.

18. Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD.

19. Sức khỏe và môi trường, số 11,2007

20. Lao Động số 49 ngày 06/03/2009

21. Vnmedia.vn, ngày 23/03/2007

22. Agro.gov.vn, ngày 17/04/2009

23. VnEconomy.vn, ngày 12/09/2007

24. Vieluat.vn, ngày 8/03/2009

25. Ca.cand.com.vn, ngày 30/04/2010

26. Luatviet.com, ngày 10/01/2009

27. Thesaigontimes.vn, ngày 12/03/2010 Thesaigontimes.vn, ngày 25/02/2010

28. Anninhthudo.vn, ngày 14/04/2009 Anninhthudo.vn ngày 27/12/2008

29. Laodong.com.vn ngày 15/03/2010

30. Hanoimoi.com.vn ngày 21/01/2005 Hanoimoi.com.vn ngày 13/10/2008

31. Vietnamnet.vn ngày 5/04/2008

32. Dantri.com.vn ngày 8/01/2009

33. Biahoihanoi.com.vn

34. Ship.edu

35. Baomoi.com.vn

36. Tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn

37. Nguoitieudung.com.vn

38. Vnexpress.net ngày 8/11/2008

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí