Hình Ảnh Nhận Dạng Kiểu Gen Của Một Số Mẫu Giống Bí Đỏ Bằng Chỉ Thị Cmtp248 Trên Gel Polyacrylamide 8%


màu cam nhạt, khối lượng quả nhỏ) ở vị trí băng alen có kích thước 162 bp .


Hình 3 21 Hình ảnh nhận dạng kiểu gen của một số mẫu giống bí đỏ bằng 1

Hình 3.21. Hình ảnh nhận dạng kiểu gen của một số mẫu giống bí đỏ bằng chỉ thị CMTp248 trên gel polyacrylamide 8%‌

Ghi chú: Số ghi trên bản gel là kí hiệu số đăng ký của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu trong phụ lục 2.

Chỉ thị CMTm107 cho nhận dạng mẫu giống Qua bạnh (SĐK15108 - thu thập Điện Biên, NSTT đạt 8,5 tấn/ha, hàm lượng chất khô là 11,2%), thịt quả màu vàng nhạt, khối lượng quả trung bình) ở vị trí băng alen có kích thước 127 bp (Hình 3.22).

Hình 3 22 Hình ảnh nhận dạng kiểu gen của một số mẫu giống bí đỏ bằng 2

Hình 3.22. Hình ảnh nhận dạng kiểu gen của một số mẫu giống bí đỏ bằng chỉ thị CMTp107 trên gel polyacrylamide 8%‌

Ghi chú: Số ghi trên bản gel là kí hiệu số đăng ký của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu trong phụ lục 2.

Chỉ thị CMTm252 cho nhận dạng mẫu giống Bí tẻ (SĐK 6741 - thu thập


Lạng Sơn, NSTT đạt 14,2 tấn/ha, hàm lượng chất khô là 7,5 %, thịt quả màu cam trung bình, khối lượng quả nhỏ) ở vị trí băng alen có kích thước 122bp (Hình 3.23).

Hình 3 23 Hình ảnh nhận dạng kiểu gen của một số mẫu giống bí đỏ bằng 3

Hình 3.23. Hình ảnh nhận dạng kiểu gen của một số mẫu giống bí đỏ bằng chỉ thị CMTm252 trên gel polyacrylamide 8%‌

Ghi chú: Số ghi trên bản gel là kí hiệu số đăng ký của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu trong phụ lục 2.

Bảng 3.7. Đa hình các locut SSR ở các mẫu giống bí đỏ‌



Locut SSR


Số alen


Kích thướ c alen (bp)

Số alen đặc trưng

Mẫu giống xuất hiện alen đặc trưng và kích thước alen


Hê ̣số PIC

CMTm49

2

100 -110



0,32

CMTp133

2

113-120



0,35

CMTm158

2

80 - 95



0,26

CMTp125

2

115 - 130



0,32

CMTp127

3

112 - 130

1

SĐK3826 (120bp)

0,52

CMTp107

2

109 - 120



0,32

CMTp69

2

70 - 85



0,37

CMTp138

3

103-110



0,56

CMTm232

5

196-220

1

SĐK3639 ( 215bp)

0,57

CMTm221

2

108-120



0,26

CMTm183

3

115-130



0,45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.



Locut SSR


Số alen


Kích thướ c alen (bp)

Số alen đặc trưng

Mẫu giống xuất hiện alen đặc trưng và kích thước alen


Hê ̣số PIC

CMTp158

2

134-145



0,16

CMTm259

3

169-180

1

SĐK 19327 (178 bp)

0,53

CMTp176

6

111-130



0,55

CMTp33

2

171-185



0,18

CMTm65

2

97-110



0,32

CMTmC67

3

114-130



0,51

CMTm120

5

121-150

1

SĐK3825 (137 bp)

0,27

CMTm126

2

159-167



0,31

CMTmC34

3

107-125



0,38

CMTm131

3

111-135



0,48

CMTm144

2

150-162



0,27

CMTm206

2

171-185



0,61

CMTmC14

2

129-135



0,33

CMTp182

4

138-168

1

SĐK9294 (168 bp)

0,62

CMTp131

2

117-125



0,37

CMTp174

2

176-190



0,25

CMTp210

3

117-132



0,44

CMTp201

2

110-119



0,51

CMTp193

4

186-201

1

SĐK6552 (196 bp)

0,38

CMTp247

3

123-140



0,63

CMTp46

3

142-160



0,46

CMTp233

3

104-115

1

SĐK15129 (110bp)

0,45

CMTp236

3

82-110



0,54

CMTp241

2

110-121



0,39

CMTp248

3

154-170

1

SĐK7560 162 bp)

0,54

CMTm170

2

113-120



0,60

CMTm130

2

110-120



0,59



Locut SSR


Số alen


Kích thướ c alen (bp)

Số alen đặc trưng

Mẫu giống xuất hiện alen đặc trưng và kích thước alen


Hê ̣số PIC

CMTp175

2

155-162



0,62

CMTm172

2

115-125



0,37

CMTp63

2

152-165



0,28

CMTm107

3

127-145

1

SĐK15108 (127bp)

0,53

CMTp201

2

110-130



0,31

CMTm224

2

120-130



0,27

CMTm252

4

101-130

1

SĐK6741 (122 bp)

0,65

CMTm261

2

228-239



0,38

CMTm48

2

101-115



0,36

CMTm84

2

122-137



0,38

Trung bình

2,63




0,42

Tổng số

126


10



Hệ số PIC thu được tại 48 locut SSR nghiên cứu dao động từ 0,16 (CMTp158) đến 0,65 (CMTm252), trung bình đạt được là 0,42. Kết quả này đạt cao hơn nghiên cứu về đa dạng di truyền bí đỏ trước đây của Kong et al., (2014) [63] với số alen trung bình là 2,29 và hệ số PIC trung bình đạt 0,36 và tác giả Hà Minh Loan (2020)[10] với số alen trung bình đạt 3,25 alen/locut và hệ số PIC trung bình đạt 0,29.

3.2.3. Quan hệ di truyền giữa các mẫu giống bí đỏ trong tập đoàn

Kết quả phân tích đa dạng di truyền của 132 mẫu giống bí đỏ với 48 locut tương ứng với các mồi SSR được thống và xử lý số liệu bằng NTSYS - UPGMA để thiết lập ma trận tương đồng di truyền của các mẫu giống bí đỏ và sử dụng chương trình NTSYS Tree - Display để vẽ cây phân nhóm di truyền.

Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu dao động từ 0,64 đến 0,92. Dựa vào sơ đồ phát sinh chủng loại, tại mức tương đồng di truyền thấp nhất 0,64 đã phân tách thành 2 nhóm: nhóm I (130 mẫu giống) và nhóm II (2 mẫu giống)


Hình 3 24 Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của các mẫu giống bí đỏ 4


Hình 3.24. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu‌

Ghi chú: Số ghi bên phải là kí hiệu số đăng ký của các mẫu giống nghiên cứu


Nhóm I gồm 130 mẫu giống còn lại phân thành 2 nhóm I-a và I-b tại mức tương đồng di truyền 0,66.

Phân nhóm I-a: gồm 124 mẫu giống, tại mức tương đồng 0,677 mẫu giống Nặng quá (SĐK19292) có nguồn gốc thu thập ở Điện Biên (có đặc điểm thịt quả có màu vàng nhạt, khối lượng quả trung bình đạt 1,7kg, năng suất thực thu đạt 9,1 tấn/ha, hàm lượng chất khô thấp đạt 4,0%) nằm phân tách riêng biệt với 123 mẫu giống còn lại (gồm phân nhánh I-a1 và I-a2). Trong đó phân nhánh I-a1 gồm 7 mẫu giống (năng suất đạt từ 9,1 tấn/ha đến 15,7 tấn/ha, hàm lượng chất khô cao từ 7,5 % trở lên, có khối lượng quả trung bình) nằm phân tách với phân nhánh Ia-2 gồm 116 mẫu giống.

Nhóm I-b: gồm 6 mẫu giống là Tẩu héo (SĐK 6564 - thu thập Bắc Giang), Bí đỏ dạng 2 (SĐK 9630 - thu thập Tuyên Quang), Nhum nghim (SĐK 15084 - thu thập Hòa Bình), Mắc ực (SĐK15082 - thu thập Thanh Hóa), Bí đỏ quả tròn (SĐK7955 - thu thập Bắc Giang), Tau đà (SĐK15123

- thu thập Sơn La), có hệ số tương đồng di truyền từ 0,71 đến 0, 864. Nhóm này có đặc điểm năng suất thực thu đạt từ 8,6 tấn/ha đến 14,4 tấn/ha, hàm lượng chất khô tương đối thấp (thấp nhất là giống Nhum ghim (SĐK 15084

- thu thập Hòa Bình có hàm lượng chất khô là 2,8%), màu thịt quả chủ yếu là màu vàng nhạt, có khối lượng quả trung bình.

Nhóm II chỉ gồm 2 mẫu giống bí đỏ: Mã ức (SĐK15093) và Má ứ (SĐK15105) đều thu thập tại Sơn La nằm phân tách thành một nhóm so với các mẫu giống còn lại. Giống Mã ức (SĐK15093) có năng suất cao 15,7 tấn/ha, kích thước lá to, màu xanh đậm, hình dạng quả là hình quả lê, khối lượng quả trung bình 1,6 kg; thịt quả màu vàng đậm, độ dày thịt quả khoảng 23,6 mm, hàm lượng chất khô đạt 6,2%. Giống Má ứ (SĐK15105) năng suất thấp hơn đạt 13,3 tấn/ha, khối lượng quả trung bình 1,5 kg, thịt quả màu vàng trung bình, hàm lượng chất khô đạt 6,8%.


Như vậy, phân nhóm dựa vào khoảng cách di truyền ở trên cho thấy, các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu khá đa dạng, mức độ đa dạng di truyền của các giống rất khác nhau. Chỉ có cặp mẫu giống Thu thập tại Điện Biên là bí đỏ (SĐK6549 có năng suất đạt 13,5 tấn/ha, hàm lượng chất khô đạt 7,5%) và Nhung nghìm dạng 2 (SĐK6551 có năng suất đạt 13,7 tấn/ha, hàm lượng chất khô đạt 10,2%) và cặp mẫu giống Nông tâu đằng (SĐK 15113 có năng suất đạt 15,2 tấn/ha, hàm lượng chất khô đạt cao 11,2%) và Mắc ứ (SĐK 15115, có năng suất đạt 13,9, hàm lượng chất khô đạt 9,1%) thu thập tại Sơn La, màu thịt quả đều là màu vàng, khối lượng quả trung bình có quan hệ gần nhau nhất ở mức tương đồng di truyền khoảng 92 %. Đây là cơ sở để phân loại, xác định các nhóm ưu thế lai, nhận dạng các mẫu giống phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và chọn tạo giống bí đỏ ở Việt Nam.

3.3. Xác định chỉ thị phân tử liên kết hàm lượng chất khô cao phục vụ chọn tạo giống bí đỏ chất lượng‌

3.3.1. Lựa chọn bố mẹ và lai tạo, đánh giá, chọn lọc tổ hợp lai F1 thích hợp cho nghiên cứu

3.3.1.1. Chọn lọc nguồn vật liệu bố mẹ cho lai tạo

Dựa theo kết quả nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng và đa dạng di truyền phân tử 132 mẫu giống bí đỏ của tập đoàn nghiên cứu, làm cơ sở để lựa chọn vật liệu lai với mục đích xác định được một số tổ hợp lai triển vọng làm nguồn vật liệu tiềm năng cho nghiên cứu theo hướng năng suất, hàm lượng chất khô. Do đó, để lựa chọn các dòng bố mẹ dựa vào NSTT và hàm lượng chất khô, cụ thể dòng mẹ được xác định với tiêu chí NSTT (>10 tấn/ha), hàm lượng chất khô cao (≥11,5%) và dòng bố được lựa chọn với tiêu chí NSTT (>12 tấn/ha), hàm lượng chất khô cao (≤4,3%). Kết quả đã xác định được 12 mẫu giống bí đỏ để sử dụng làm vật liệu lai tạo quần thể F1 được thể hiện ở Bảng 3.8.


Bảng 3.8. Các mẫu giống bí đỏ được sử dụng làm vật liệu lai tạo‌


TT

SĐK

Tên giống

Nơi thu thập

NSTT

(tấn/ha)

Hàm lượng chất khô (%)

I

Dòng mẹ (♀)

1

3630

Bí đỏ gáo

Thái Nguyên

15,0

13,3

2

3862

Bí đỏ

Quảng Trị

15,7

14,0

3

5363

Nung làng cao

Bắc Giang

10,8

12,0

4

6723

Bí u

Hà Giang

13,7

12,3

5

6916

Bí đỏ quả dài

Thanh Hóa

13,3

13,5

6

8382

Mã ứ

Sơn La

13,3

11,5

7

8387

Nhum xí

Sơn La

15,7

19,0

II

Dòng bố (♂)

8

6555

Bí đỏ

Hà Giang

15,7

4,0

9

7529

Bí đỏ

Bắc Giang

12,1

3,8

10

7546

Xéng to

Hòa Bình

15,0

4,0

11

8571

Bí đỏ

Kon Tum

13,7

4,0

12

15082

Mắc ực

Thanh Hóa

12,1

4,3

Với mục tiêu lựa chọn được tổ hợp lai triển vọng xác định chỉ thị phân tử liên kết gen với tính trạng hàm lượng chất khô cao. Nghiên cứu đã sử dụng vật liệu lai là các mẫu giống bí đỏ có tính trạng tương phản về hàm lượng chất khô (cao và thấp) cho lai với nhau, đồng thời có sự khác biệt về nguồn gốc thu thập và khu vực phân bố nhất định để có nhiều đa hình về trình tự ADN giữa hai bố mẹ, tạo thuận lợi cho thiết kế marker phân tử cho phân tích sau này. Chính vì vậy, thí nghiệm tạo quần thể F1 được tiến hành giữa 12 giống bố mẹ để đánh giá khả năng tạo hạt lai, so sánh các tổ hợp lai và từ đó xác định được tổ hợp lai F1 tốt nhất cho các thí nghiệm tiếp theo. Tổng số 35 tổ hợp lai từ 12 mẫu giống bí đỏ bố mẹ có hàm lượng chất khô cao và hàm lượng chất khô thấp được trình bày ở Bảng 3.9.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí