Những Loài Lâm Sản Ngoài Gỗ Được Người Dân Trong Vùng Sử Dụng Làm Dược Liệu Và Thực Phẩm.


+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang 3 điểm

- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm

- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm

- Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm

* Đánh giá nhóm LSNG chủ yếu để phát triển dược liệu, thực phẩm(Theo phương pháp PRA về cho điểm khi lựa chọn cây trồng)

Các tiêu chí thuận lợi có thang điểm tối đa là 10 điểm, điểm số sẽ được người dân lựa chọn cho phù hợp như: Phù hợp điều kiện tự nhiên; dễ bảo vệ; dễ thu hái; dễ tiêu thụ; giá trị cao.

2.4.3. Công tác nội nghiệp

- Lập danh mục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh lục có các cột là: Stt, Tên dân tộc - dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, địa điểm thu mẫu (tỉnh).

- Tổng hợp, phân tích số liệu, thống kê tất cả các loài cây làm thực phẩm, lên danh mục thực vật được sử dụng tại địa phương và viết báo cáo.

Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng tay và các phần mềm máy tính Excell, phân tích so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic (kết hợp giữa kiến thức bản địa và kiến thức hiện đại để đánh giá). Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ.

* Phương pháp chuyên gia

Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện những giải pháp đã được hình thành sau khi phân tích tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này đề tài đã gửi báo cáo sơ bộ tham khảo ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực LSNG. Những ý kiến của họ sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp quản lý bền vững LSNG ở địa phương.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Những loài lâm sản ngoài gỗ được người dân trong vùng sử dụng làm dược liệu và thực phẩm.

Qua kết quả phỏng vấn đối với nhiều thành phần, đối tượng bao gồm: (hộ gia đình, cán bộ Ban quản lý rừng Đặc dụng, chính quyền xã, thôn (bản)...), kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra sơ bộ trên các tuyến và ÔTC ngoài hiện trường tại 5 xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Hưng Đạo, Tĩnh Túc cho thấy hầu hết các loài LSNG tại Khu bảo tồn chủ yếu khai thác từ rừng tự nhiên, thuộc vùng đệm hoặc khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn. Kết quả điều tra cho thấy có tới 128 loài được người dân trong vùng sử dụng làm thuốc và thực phẩm (phụ lục 1 và 2), trong đó nhóm thực vật cho LSNG làm thuốc được khai thác chủ yếu trong rừng tự nhiên chiếm tới 80 loài chiếm 62,5% và nhóm thực vật cho lương thực thực phẩm 48 loài chiếm 37,5%. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3. 1 Phân nhóm giá trị sử dụng của thực vật LSNG tại VQG Phia Oắc Phia Đén

TT

Công dụng

Số loài

Tỷ lệ (%)

Loài đại diện


1


Dược liệu


80


62,5

Tam thất, Hà thủ ô, Sa nhân, Hoàng đằng, Kim tuyến, Hoàng tinh trắng, Lông culi,

Lá khôi,..


2


Thực phẩm


48


37,5

Trám trắng, Nấm ngọc cẩu, Bò khai, Rau dớn, Rau má núi, Sặt, Rau sắng, Thảo

quả,...

Tổng cộng

128

100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.


Hình 3 1 Biểu đồ tỷ lệ phân nhóm LSNG theo giá trị sử dụng tại khu vực 1

Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ phân nhóm LSNG theo giá trị sử dụng tại khu vực nghiên cứu‌

Trong nhóm loài cây sử dụng làm dược liệu có 51 loài khai thác cả cây, thân, dây; 9 loài khai thác lá; 14 loài khai thác rễ, củ; 2 loài khai thác vỏ; 4 loài khai thác quả, hạt.


Hình 3 2 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm dược 2

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm dược liệu

Trong nhóm loài cây sử dụng làm thực phẩm có 35 loài khai thác cả cây, thân, lá; 02 loài khai thác củ; 11 loài khai thác quả.


Hình 3 3 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm thực 3

Hình 3. 3 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm thực phẩm


Kết quả trên cho thấy hiện người dân địa phương đã và đang sử dụng các loài thực vật rừng để làm thuốc, thực phẩm với số lượng tương đối lớn. Mặc dù con số trên chưa chắc chắn đã đầy đủ song nó cũng phản ánh thành phần loài thực vật dùng làm thuốc, thực phẩm ở đây hết sức phong phú. Điều này cho thấy tiềm năng để phát triển thực vật cho LSNG tại địa bàn là rất lớn

3.2. Thực trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm dược liệu và thực phẩm của người dân.

3.2.1. Nguồn gốc của những loài LSNG được khai thác làm dược liệu, thực phẩm tại khu vực nghiên cứu

Các loại thực vật rừng làm dược liệu, thực phẩm, ở địa phương phần lớn được người dân thu hái từ rừng tự nhiên, đồi thấp, khe nước, bờ suối, bờ ruộng, nơi đất ẩm và một ít ở quanh vườn nhà.

Theo phản ánh của người dân trước đây khi rừng nguyên sinh chưa bị khai thác nhiều, họ thu hái chủ yếu các sản phẩm LSNG trong rừng tự nhiên mà không cần quan tâm đến sự tái sinh cũng như việc bảo vệ và phát triển chúng. Hiện nay khi diện tích rừng tự nhiên đang dần bị thu hẹp thì số lượng, chủng loại các sản phẩm LSNG từ rừng tự nhiên ngày càng ít đi. Do vậy người dân trong khu vực đã bước đầu tìm kiếm chúng trong những khu rừng thứ sinh phục hồi, rừng trồng nhưng số lượng khai thác không được nhiều.


Kết quả phỏng vấn 100 hộ gia đình tại 5 xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Hưng Đạo, Tĩnh Túc cho thấy nguồn gốc của những loài LSNG được khai thác sử dụng làm dược liệu, làm phẩm tại khu vực nghiên cứu là rất lớn. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay cộng đồng đang khai thác và sử dụng một số loài là chủ yếu. Việc khai thác này dựa trên nhu cầu hiện tại của hộ gia đình, cộng đồng và thị trường. Do đó cần phải phát hiện ra các loài chính để phát triển, quản lý và tổ chức kinh doanh. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Nguồn gốc các loài LSNG được khai thác tại VQG


STT

Nhóm

LSNG

Số hộ lấy

Số hộ bán

Nguồn gốc

Rừng tự nhiên

Nơi khác

1

Dược liệu

49

42

49

3

2

Thực phẩm

51

41

51

10

Tổng cộng

100

83

100

13


Bên cạnh đó, qua điều tra cũng cho thấy để tiết kiệm thời gian và dễ dàng cho việc thu hái người dân đã trồng trong vườn nhà một số loài cây làm thuốc, rau ăn, gia vị như: Dẻ quạt, nhọ nồi, rau âu, cúc tần, kinh giới,... kỹ thuật trồng đơn giản chủ yếu là đem cây con từ trên rừng về trồng hoặc giâm cành, gieo hạt. Các loài này dễ sinh trưởng, phát triển trong vườn nhà, chất lượng không có gì khác so với cây ở trong rừng. Những loài cây rừng đã được trồng trong vườn nhà không nhiều, chỉ là những loài điển hình hay được người dân sử dụng phổ biến nhất.

3.2.2. Thực trạng khai thác thực vật rừng làm dược liệu, thực phẩm tại khu vực nghiên cứu

Gần như cuộc sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số khác sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng, LSNG đóng vai trò quan trọng trong sinh kế cho đồng bào nghèo ở vùng núi như người dân ở VQG Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Đó là nguồn lương thực - thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng và mang lại thu nhập cho họ. Thu nhập từ các sản phẩm từ rừng được dùng để mua hạt giống, thuê lao động canh tác hoặc tạo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của một số hộ gia đình. Đối với những hộ nghèo hơn, LSNG đóng vai trò quan trọng trong cả việc cung cấp lương thực và là sinh kế chủ yếu.


Hầu hết các khu vực trong VQG Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đều đã và đang bị người dân khai thác. Theo luật pháp, khai thác Tài nguyên thiên nhiên trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái bị nghiêm cấm, nhưng trên thực tế hoạt động khai thác một số loại tài nguyên vẫn thường diễn ra do thiếu lương thực, thực phẩm. Những tác động chính đối với VQG là: Khai thác gỗ, củi, săn bắt động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc,... Trong đó, khai thác LSNG như là một hoạt động tất yếu đối với cộng đồng dân cư ở trong VQG. Do vậy các ban ngành, chức năng không thể cấm hoàn toàn người dân trong việc thu hái các lâm sản phụ để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Từ kết quả điều tra cho thấy số lượng loài LSNG theo công dụng, được khai thác sử dụng là rất lớn hơn 128 loài, trong đó nhóm thực vật sử dụng làm thuốc có 80 loài, nhóm thực vật sử dụng làm thực phẩm có 48 loài.

* Nhóm dược liệu

- Những loài khai thác cả cây, thân và dây:

Nghiên cứu thống kê được có 51 loài khai thác được cả cây (thân) như: Lòi tiền, ngấy tía, lông cu li, hoàng đằng, hoàng mộc,… chúng được thu hái chủ yếu quanh năm, một số theo mùa. Người dân địa phương cũng khai thác những thân cây, dây leo đã già không lấy phần ngọn. Nếu hiếm gặp thì lấy thân, dây ở dạng bánh tẻ. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3 Thực trạng các loài LSNG khai thác cả cây, thân và dây làm dược liệu



STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác


Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng cây có trong tự

nhiên

1

Lòi tiền

Quanh năm

Cả cây

2

+++

2

Ngấy tía

Mùa hè, thu

Cả cây

5

+++

3

Mua

Tháng 1-6

Cả cây

3

+++

4

Cao dạ cẩm

Quanh năm

Cả cây

2

+++

5

Cỏ cứt lợn

Quanh năm

Cả cây

5

+++

6

Gắm

Quanh năm

Cả cây

6

++


STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác

Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng

cây có trong tự







nhiên

7

Lông cu li

Quanh năm

Cả cây

30

+++

8

Đùm đũm

Quanh năm

Cả cây

12

+++

9

Bọt ếch

Quanh năm

Cả cây

15

++

10

Thài lài tía

Quanh năm

Cả cây

8

+++


11


Màng tang

Quả thu hái mùa hè.

Lá và rễ thu hái quanh năm


Cả cây


9


+++

12

Mò mâm xôi

Quanh năm

Cả cây

3

+++


13


Sim

Hoa quả tháng 4-7.

Lá, rễ thu hái quanh năm


Cả cây


6


+++

14

Lược vàng

Quanh năm

Cả cây

3

++

15

Chó đẻ

Quanh năm

Cả cây

5

+++

16

Rau mương thon

Mùa hè

Cả cây

9

+++

17

Cỏ xước

Quanh năm, chủ

yếu là mùa hè

Cả cây

4

+++


18


Thanh thiên quỳ

Củ thu hái mùa thu, lá thu hái quanh

năm


Cả cây


12


+

19

Thồm lồm

Quanh năm

cả cây

4

+++

20

Quyển bá

Quanh năm

cả cây

4

++

21

Thủy xương bồ

Tháng 9-10

Cả cây

5

+++

22

Hoàng mộc

Quanh năm

Cả cây

2

+

23

Hoa tiên

Quanh năm

Cả cây

2

++


24


Qua lâu

Quả thu từ tháng 9-

10. rễ, củ vào mùa đông


Cả cây


8


++


STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác


Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng cây có trong tự

nhiên

25

Phá lửa

Quanh năm

Cả cây

2

+++

26

Gió đất hoa thưa

Tháng 9-10

Cả cây

2

++

27

Hoằng đằng

Tháng 8-9

Cả cây

6

+

28

Bưởi bung

Quanh năm

Cả cây

6

++


29

Tử châu

Quanh năm, chủ yếu là mùa hè, thu

Cả cây

2

+++

30

Hương nhu núi cao

Quanh năm

Cả cây

7

++

31

Bát giác liên

Mùa xuân

Cả cây

2

+

32

Thông đất

Mùa hè, thu

Cả cây

15

++

33

Thanh hao

Tháng 7-10

Cả cây

3

+++

34

Xưn xe tạp

Quanh năm

Cả cây

5

++

35

Mã đề

Tháng 7-8

Cả cây

3

+++

36

Đại hoàng

Tháng 8-10

Cả cây

5

+

37

Cà dại hoa vàng

Tháng 2-9

Cả cây

22

+

38

Bòn bọt

Quanh năm

Cả cây

5

+++

39

Dâm bụt

Quanh năm

Cả cây

2

+++

40

Đơn nem

Quanh năm

Cả cây

6

++

41

Xương gà

Quanh năm

Cả cây

2

+++

42

Kim tuyến

Quanh năm

Cả cây

24

+

43

Dẻ quạt

Quanh năm

Cả cây

3

++

44

Tầm gửi

Quanh năm

Cả cây

10

+++

45

Nhân trần

Quanh năm

Cả thân

35

+++

46

Nhọ nồi

Quanh năm

Cả cây

24

+++

47

Sài đất

Quanh năm

Cả thân

3

+++

48

Trinh nữ

Quanh năm

Cả cây

21

+++

49

Tam thất

Quanh năm

Cả cây

12

+


STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác


Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng cây có trong tự

nhiên

50

Ráy đứng

Quanh năm

Cả cây

9

+++


51


Kim ngân

Hoa mùa hè. Cành

lá thu hái quanh năm


Cả thân


5


++

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)

- Những loài khai thác lá:

Có 9 loài sử dụng lá để chữa bệnh như: Đại bi, bạc thau, lá khôi, cam thảo đất, cỏ lào,... các loài này người dân thường lấy lá ở bất kỳ vị trí nào trên cây, cành. Theo các thầy lang thì có thể dùng cả lá già và lá non. Trên một cây lấy hết được các lá chỉ có những lá bị khô, lá vàng, lá bệnh là bỏ. Nếu khai thác với số lượng nhỏ vừa đủ cho một thang thuốc thì sẽ chọn lá to, tốt đẹp nhất của cây, cành. Kết quả được thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022