Tình Hình Nghiên Cứu Lsng Trên Thế Giới


Ở Việt Nam, khung phân loại lâm sản ngoài gỗ đầu tiên được chính thức thừa nhận bằng văn bản đó là: “Danh mục các loài đặc sản rừng được quản lý thống nhất theo ngành”. Đây là văn bản kèm theo Nghị định 160 - HĐBT ngày 10/12/1984 của Hội đồng bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các đặc sản rừng (nay gọi là lâm sản ngoài gỗ).

Theo danh mục này đặc sản rừng được chia làm 2 nhóm lớn: Hệ cây rừng và Hệ động vật rừng. Mỗi nhóm lớn lại chia nhiều nhóm phụ sau:

* Hệ cây rừng:

+ Nhóm cây rừng cho nhựa, ta-nanh, dầu và tinh dầu như: thông, quế, hồi, tràm, đước, vẹt, trám, bạch đàn, bồ đề…

+ Nhóm cây rừng cho dược liệu như: ba kích, sa nhân, thiên niên kiện, thảo quả, hà thủ ô, đẳng sâm, kỳ nam, hoằng đằng…

+ Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và mỹ nghệ như: song, mây, tre, trúc, lá buông…

+ Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc từ các loài cây rừng như: cách kiến Shellac, dầu thông, tùng hương, dầu trong, chai cục…

* Hệ động vật rừng:

Bao gồm các nhóm động vật rừng cho da, lông, sừng, xương, ngà, thịt, xạ, mật; cho dược liệu như: voi, hổ, báo, trâu rừng, bò rừng, hươu, nai, rắn, trăn, kỳ đà, tắc kè, khỉ, nhím, vượn, ong rừng, các loài chim quý, các nhóm động vật rừng có đặc dụng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Mặc dù còn vài điểm chưa hợp lý, tuy nhiên có hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗ trên là một mốc quan trọng, đánh giá sự tiến bộ về nhận thức, sự hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam.

1.2 Tình hình nghiên cứu LSNG

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 3

1.2.1 Tình hình nghiên cứu LSNG trên thế giới

Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.l. Ermakov, V.V. Arasimovich,... đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hoá sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và


chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammermen, M.D. Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N. G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khoẻ của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005).

Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học”. Cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, sinh hoá của chúng, công dụng, cách phối hợp các loài cây thuốc treo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh thực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ khảo”, “Quảng Tây trung dược trí”... (Trần Hồng Hạnh, 1996).

Mendelsohn, 1989 đã căn cứ vào giá trị sử dụng của lâm sản ngoài gỗ để phân thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán và nhựa, thuốc nhuộm và ta nanh, cây cho sợi, cây làm thuốc. Ông cũng căn cứ vào thị trường tiêu thụ để phân lâm sản ngoài gỗ thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch. Nhóm thứ ba thường chiếm tỷ trọng rất cao nhưng lại chưa tính được giá trị. Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngoài gỗ trước đây bị lu mờ và ít được chú ý đến (Phan Văn Thắng, 2002).

Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002).


Theo Falconer, 1993, hầu hết mọi người đều thừa nhận lâm sản ngoài gỗ như một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi. Ở Ghana, lâm sản ngoài gỗ có vai trò cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng,... đồng thời cũng chiếm gần 90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình (Phan Văn Thắng, 2002).

Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại Viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc ở Trung Quốc, một trong số đó là thảo quả. Nội dung đề cập là: Tên khoa học, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, công dụng và thành phần hoá học của thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002).

Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S. de Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J. Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có thảo quả. Ở đây tác giả đề cập đến đặc điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán thảo quả trên thế giới (Phan Văn Thắng, 2002).

- Nhiều nước trên thế giới như Brazil, Colombia, Equado, Bolivia, Thái Lan, Inđonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, trong đó có các loại rau, quả rừng mang lại nhiều dinh dưỡng, nhằm nâng cao đời sống của người dân bản địa và bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng địa phương (Everlyn Mathias, 2001).

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu C. Chandrasekhanran (1995) - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của FAO, đã chia lâm sản ngoài gỗ thành 4 nhóm chính như sau:

A. Cây sống và các bộ phận của cây.

B. Động vật và các sản phẩm của động vật.

C. Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu, nhựa thực vật...).

D. Các dịch vụ từ rừng..


Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loại thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ. Khi nghiên cứu đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek, Khammouan, Lào người ta đã thống kê được 306 loài lâm sản ngoài gỗ trong đó có 223 loài làm thức ăn ( Phan Văn Thắng, 2002).

Theo ước tính của Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000-

70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khoẻ, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hoá. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết xuất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006).

1.2.2. Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam

Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta đề cập đến thảo quả. Do thảo quả là cây “truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn ( Phan Văn Thắng, 2002).

Sau năm 1975, Vàng đắng (Coscinium fenestrum) nguồn nguyên liệu cho berberin coi là có vùng phân bố rộng, có trữ lượng lớn. Song chỉ sau hơn chục năm khai thác loài Vàng Đắng đã trở nên rất hiếm và ở tình trạng sẽ nguy cấp (V) trong sách đỏ Việt Nam. Ba Kích (Morinda offcinalis) là một cây thốc có tác dụng tăng cường khả năng sinh dục ở nam giới, chữa thấp khớp và một số bệnh khác đã bị khai thác mỗi năm vài chục tấn liên tục nên đã cạn kiệt (Viện Dược Liệu, 2002).

Nghiên cứu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi (1975) đã cho rằng: thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng năm 1990. Trong thảo quả có khoảng 1-1,5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Đây là một công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của thảo


quả ở nước ta. Tuy nội dung nghiên cứu về thảo quả của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong y học ở nước ta.

Năm 1982, Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về “Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng. (Phan Văn Thắng, 2002).

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu Bộ Y tế năm 1985, nước ta có 1863 loài cây thuốc thuộc 236 họ thực vật. Theo giáo sư Vò Văn Chi trong cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3000 loài. Trên 3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở rừng. Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ cây làm thuốc thường chiếm tỷ lệ rất cao (Viện Dược Liệu, 2002).

Nguyễn Tiến Bân và cs (1994). Các nhà nghiên cứu đã thống kê được 113 loài thực vật rừng làm thực phẩm, gia vị có ở Việt Nam và tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, phân biệt rau ăn được và rau độc, đặc điểm nơi sống, cách thu hái, chế biến, thành phần dinh dưỡng... Đây là một đề tài khoa học của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu đã điều tra, khảo sát, tìm hiểu, trong một thời gian dài đầy công phu và tỉ mỉ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.(Nguyễn Tiến Bân, 1994).

Theo Lê Trần Đức, 1997, Sa nhân là cây thuốc quý trong y học cổ truyền phương đông, thuộc chi Sa Nhân (Amomum Roxb), họ Gừng (Zingiberaceae). Trên thế giới chi Amomum roxb có khoảng 250 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới núi cao ở Ấn Độ có 48 loài, Malaysia có 18 loài, Trung Quốc có 24 loài. Ở nước ta, Sa nhân phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung Bộ có khoảng 30 loài trong đó có gần 30 loài mang tên Sa nhân, trong đó 23 loài đã được xác định chắc chắn. Ở Viện dược liệu và trường Đại Học Dược hiện có 12 mẫu vật chưa đủ tài liệu định tên loài đều mang tên Sa Nhân (theo Nguyễn Tập). Ở Việt Nam, Sa nhân đã được biết đến từ rất lâu đời là vị thuốc cổ truyền trong y học dân tộc. Bước đầu đã thống kê được trên 60 đơn thuốc có vị Sa Nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiết


lỵ, đau dạ dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, phù thũng,…Ngoài ra Sa nhân còn dùng trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. Các tác giả đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, vòng đời tái sinh, cấu tạo, nơi phân bố, kỹ thuật, thời gian gây trồng, thu hoạch của sa nhân (Lê Trần Đức, 1997).

Năm 1999, khi nghiên cứu ở Vườn quốc gia Ba Vì, Nguyễn Văn Sản và cs, đưa ra kết luận: LSNG là nguồn thu nhập quan trọng đối với cuộc sống của người dân nông thôn. Tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân mất rừng, làm suy thoái đa dạng sinh học có nguồn gốc từ đời sống khó khăn của người dân, lâm sản ngoài gỗ bị sử dụng không hợp lý, cạn kiệt. Một trong những giải pháp có hiệu quả để giải quyết vấn đề đời sống khó khăn của người dân mà vẫn bảo tồn và phát triển rừng bền vững ở nước ta là phát triển tài nguyên LSNG (Phan Văn Thắng, 2002).

Nguyễn Ngọc Bình và cs (2000), với cuốn sách “Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng”. Tác giả đã giới thiệu giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, sa nhân, thảo quả, trám trắng, mây nếp,…( Nguyễn Ngọc Bình, 2001).

Trước yêu cầu bảo tồn và trồng thêm Ba kích để làm thuốc, từ năm 1994 đến 2002, Viện Dược liệu đã phối hợp với một số hộ nông dân ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng thành công một số mô hình trồng cây Ba kích. Trong đó có mô hình Ba kích trồng xen ở vườn gia đình và vườn trang trại, mô hình trồng Ba kích ở đồi và đất nương rấy cũ. Bước đầu các mô hình này đã đem lại những hiệu quả đáng kể (Nguyễn Chiều, Nguyễn Tập, 2006).

Năm 2001, Vũ Văn Dũng và cs đã đề xuất cách phân loại mới, theo các tác giả, lâm sản ngoài gỗ được chia ra làm 6 nhóm chính bao gồm: Sản phẩm có sợi, sản phẩm dùng làm thực phẩm, các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm, các sản phẩm chiết xuất, động vật và các sản phẩm động vật khác làm thực phẩm, làm thuốc, các sản phẩm khác gồm cây cảnh, lá để gói thức ăn và hàng hoá, nhìn chung, mỗi cách phân loại đều có những tồn tại nhất định, nhưng chúng đều có ý nghĩa trong nghiên cứu về sự đa dạng, phong phú của LSNG, về tiềm năng phát triển ngành LSNG ở Việt Nam (Phan Văn Thắng, 2002).

Năm 2001, trong quá trình thực hiện dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ” tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể các nhà nghiên cứu kết luận rằng: phát triển lâm sản ngoài gỗ là một trong


những hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho người dân, từ đó xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trong khu vực (Phan Văn Thắng, 2002)

Trong công trình nghiên cứu “Giá trị và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn” của Phan Văn Thắng và cs (2001) cho thấy giá trị sử dụng của lâm sản ngoài gỗ đối với người dân rất lớn, 90% số hộ dân sống dựa vào rừng. Sản phẩm khai thác chủ yếu hiện nay là gỗ và lâm sản ngoài gỗ như măng, tre, trúc, hồi, giẻ,... và cây dược liệu. Thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ trong mỗi hộ gia đình đứng thứ 2 trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và chiếm trung bình khoảng 22% tổng thu nhập kinh tế (Phan Văn Thắng, 2002).

Tìm hiểu việc sử dụng thực vật rừng làm thuốc, rau của nhân dân các xóm Bản Cám, Nà Nặm thuộc Vườn quốc gia Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn, La Quang Độ (2001). Tác giả đã xác định được tên, giá trị sử dụng, đặc điểm sinh thái, nơi phân bố của 15 loài thực vật rừng làm rau ăn và kinh nghiệm của người dân tộc trong khai thác, sử dụng, chế biến các loài này. Đề tài là một sự đóng góp quan trọng cho tỉnh Bắc Kạn trong việc đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ( La Quang Độ).

Trồng và chế biến Thạch đen - một nghề cổ truyền của dân tộc Tày Nùng, Phùng Tửu Bôi (2005). Cây Thạch đen có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được nhập vào ta từ rất lâu đời. Ở Việt Nam cây đã được trồng ở một số nơi, hiện đang trồng nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng, nhiều nhất là ở ba xã Chi Lăng, Kim Đồng và Tân Tiến thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Theo tác giả Thạch đen là một loài lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị và triển vọng, cần có chính sách và kỹ thuật hỗ trợ để người dân có thể phát triển lâu dài loại hàng hoá này (Phùng Tửu Bôi, 2005).

Kiến thức bản địa về kinh doanh tre lấy măng ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Nguyễn Danh Minh và cs (2005). Để khai thác tiềm năng sẵn có về tre, kết hợp kinh nghiệm địa phương về kinh doanh tre lấy măng với khoa học hiện địa, góp phần thúc đẩy kinh doanh măng tre ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu kiến thức bản địa kinh doanh tre lấy măng ở vùng Đông Bắc Việt Nam được thực hiện từ năm 2004. Mục tiêu của đề tài nhằm xác định những loài tre có thể kinh doanh lấy măng; tổng kết kinh nghiệm địa phương và đề xuất mô hình kỹ thuật để kinh doanh tre lấy măng hiệu quả và bền vững. (Nguyễn Thị Thoa).


Khi nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật phi gỗ tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, Ninh Khắc Bản (2003) đã thống kê được 29 loài cây dùng làm thuốc và cây cho tinh dầu. Trong đó tác giả đã lựa chọn được một số loài cây triển vọng để đưa vào phát triển: Thảo quả, Thiên niên kiện, Xuyên khung,... (Ninh Khắc Bản, 2003).

Theo Ninh Khắc Bản (2003), khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại Hương Sơn - Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được khoảng 300 loài cây có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thấy có khoảng 25 loài cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, Ngũ gia bì, Sa nhân... (Ninh Khắc Bản, 2003).

Nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số tại buôn Đrăng Phốk - Vùng lòi VQG Yok Đôn - Huyện Buôn Đôn –Tỉnh Dak Lak, Nguyễn Văn Thành và cs, 2004. Nghiên cứu đã chỉ ra từ cộng đồng các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống từ đó lựa chọn các bài thuốc, cây thuốc hay, quan trọng để bảo tồn và phát triển nhân rộng dựa trên cơ sở sự lựa chọn có sự tham gia của người dân. Đề tài đã ghi nhận được 46 bài thuốc với tổng cộng 69 loài cây làm thuốc mà người dân tại cộng đồng đã sử dụng để điều trị từ các bệnh thông thường đến các bệnh có thể gọi là nan y và đã sắp xếp thành 9 nhóm các bài thuốc theo nhóm bệnh (Nguyễn Văn Thành, 2004).

Đề xuất về bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Ngô Quý Công và cs trong 2 năm 2004-2005 nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại (Ngô Quý Công, 2005).

Cũng trong thời gian này tác giả Nguyễn Tập và cs (2005) đã điều tra đánh giá hiện trạng và tiềm năng về y học cổ truyền trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, kết quả đã thu thập được nhiều cây thuốc, bài thuốc các thầy lang trong cộng đồng thường sử dụng, nhằm kế thừa và quảng bá rộng rãi những trí thức bản địa này của địa phương. Những vấn đề đặt ra là làm thế nào để duy trì, bảo tồn và khai thác được vốn kinh nghiệm quý báu này (Nguyễn Tập, 2005).

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí