Thực Trạng Các Loài Lsng Khai Thác Lá Làm Dược Liệu


hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thực trạng các loài LSNG khai thác lá làm dược liệu


STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác


Hình thức thu hái


Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số

lượng cây có trong tự nhiên

1

Đại bi

Quanh năm, chủ

yếu là mùa hè

2

+++

2

Bạc thau

Quanh năm

Lá, cành

2

+++

3

Lá khôi

Quanh năm

20

++

4

Cam thảo đất

Quanh năm

Ngọn, lá

9

++

5

Cỏ lào

Quanh năm

5

+++

6

Cỏ nến

Quanh năm

3

+++

7

Ké hoa vàng

Quanh năm

18

+++

8

Lá bỏng

Quanh năm

5

+++

9

Xương sông

Quanh năm

18

+++

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 7

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)

- Những loài khai thác rễ, củ:

Nghiên cứu thống kê được có 14 loài sử dụng củ, rễ làm dược liệu như: Hà thủ ô, Hoàng tinh trắng, Sắn dây, Gối hạc, Xuyên tiêu... Các thầy lang thường thuê người dân khai thác các loại củ, rễ già (một số loài có màu sắc đặc trưng: vàng, đỏ, đen,...) thường thì người dân không khai thác những cây còn non mà họ chỉ khai thác những cây già, bởi theo các thầy lang cho biết họ chỉ thu mua những cây, củ, rễ đã vào thời kỳ già hoặc bánh tẻ để làm thuốc vì như vậy vị thuốc mới có tác dụng tốt và cũng là để cây non phát triển được. Hình thức thu hái của họ chủ yếu là dùng dao, thuổng, cuốc để đào và lấy hết toàn bộ củ, rễ trừ một số loài cây lớn có nhiều rễ to họ để lại một phần. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.


Bảng 3.5 Thực trạng các loài LSNG khai thác rễ, củ làm dược liệu



STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác

Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng cây có trong tự

nhiên

1

Sắn dây

Mùa đông, xuân

Rễ, củ

22

+++

2

Gối hạc

Mùa thu, đông

Rễ

2

++

3

Xuyên tiêu

Quanh năm

Rễ

3

++

4

Trọng lâu nhiều lá

Quanh năm

Rễ

5

++

5

Hà thủ ô

Khi củ trưởng

thành

Rễ, củ

35

+

6

Hoàng tinh trắng

Mùa thu

Rễ

11

+

7

Bách bộ

Mùa xuân, thu

Rễ, củ

7

++

8

Đảng sâm

Mùa thu

Rễ

9

+

9

Ô dược chun

Quanh năm

Rễ

3

+

10

Hồng quân

Quanh năm

Rễ

2

+

11

Ba gạc

Quanh năm, chủ

yếu mùa thu

Rễ

17

++

12

Cỏ tranh

Quanh năm

Rễ

13

+++

13

Cốt toái bổ

Quanh năm

Củ

3

+++

14

Bình vôi

Quanh năm

Củ

15

+

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)

- Những loài khai thác vỏ:

Nghiên cứu thống kê có 2 loài là: Chân chim và Ngũ gia bì người dân lấy vỏ cây làm thuốc. Họ dùng dao để đẽo vỏ, cả vỏ non, vỏ già đều làm thuốc được nhưng vỏ già sẽ tốt hơn. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6.


Bảng 3.6 Thực trạng các loài LSNG khai thác vỏ làm dược liệu



STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác


Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng cây có trong tự

nhiên

1

Chân chim

Quanh năm

Vỏ thân, vỏ rễ

11

++

2

Ngũ gia bì

Quanh năm

Vỏ cây

18

++

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)

Nghiên cứu thống kê có 04 loài là: Sa nhân, Dứa rừng, Thảo đậu khấu, Mã tiền lông. Đối với các loài dược liệu nói trên khi các bộ phận thu hái khác nhau, hoặc cách thức pha chế, chế biến khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau vì vậy cần hết sức chú ý, có những vị thuốc dùng riêng cũng phát huy tác dụng nhưng có những loại phải dùng phối hợp nhiều loài với nhau để chữa bệnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7 Thực trạng các loài LSNG khai thác quả, hạt làm dược liệu



STT


Tên loài

Mùa vụ khai thác

Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham

gia thu hái

Số lượng cây có trong tự

nhiên

1

Sa nhân

Mùa hè, thu

Quả, hạt

39

+

2

Dứa rừng

Tháng 6-8

Quả

11

+

3

Thảo đậu khấu

Tháng 8-9

Hạt

3

+

4

Mã tiền lông

Mùa thu

Hạt

3

++

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)

* Nhóm thực phẩm

- Những loài khai thác cả cây, thân, lá:

Nghiên cứu thống kê được 35 loài: Các loài được lấy lá làm rau ăn như: rau Dớn, rau Sắng, rau Bò khai, Ngải cứu, Rau má núi, Đinh lăng... Người dân thường chọn những lá còn non, bánh tẻ... ở bất kỳ vị trí nào trên cây. Tùy từng loài nhưng thường là những lá có màu xanh nhạt. Thời điểm khai thác có thể ở các tháng khác nhau trong năm tùy thuộc từng loài cụ thể. Ngoài ra người dân còn sử dụng các bộ phận thân, lá để chăn nuôi,... Kết quả được thống kê ở bảng 3.8.


Bảng 3.8 Thực trạng các loài LSNG khai thác thân, lá làm thực phẩm



STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác


Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng cây có trong tự nhiên

1

Báng

Mùa đông

Lòi thân

5

++

2

Bò khai

Mùa xuân, hè

Ngọn, lá

35

++

3

Cây xương cá

Quanh năm

Ngọn

17

+

4

Chuối rừng

Quanh năm

Củ, thân, quả

32

+++

5

Cúc leo

Quanh năm

Ngọn

10

+++

6

Cúc tần

Quanh năm

Cả cây

12

+

7

Đao

Quanh năm

Thân

8

++

8

Dền toòng

Quanh năm

Lá, cành

6

++

9

Diếp cá

Quanh năm

12

++

10

Đinh lăng

Quanh năm

Rễ, lá

3

+++

11

Kinh giới

Quanh năm

Lá, ngọn

5

+++

12

Lá diễn

Mùa xuân

Cả cây

5

+++

13

Lu lu đực

Mùa hè

Lá, ngọn

12

+++

14

Nấm ngọc cẩu

Quanh năm

Cả cây

15

++

15

Ngải cứu

Quanh năm

8

+++

16

Nhội

Quanh năm, chủ yếu mùa xuân

Ngọn, lá non

3

+++

17

Rau âu

Quanh năm, chủ yếu từ tháng 9-12

Cả cây

10

+++

18

Rau bợ

Quanh năm

Cả cây

8

+++

19

Rau cần dại

Quanh năm

Cả cây

12

+

20

Rau cần trôi

Quanh năm

Cả cây

9

++

21

Rau đắng

Quanh năm

Cả cây

7

++

22

Rau dớn

Tháng 9-10

Lá, ngọn non

42

+++

23

Rau khúc

Mùa xuân

Cả cây

5

+++

24

Rau má núi

Quanh năm

Lá, dây

16

+++

25

Rau pơ la

Quanh năm

Ngọn non

10

+++

26

Rau răm

Quanh năm

3

+++

27

Rau rền gai

Mùa xuân

Ngọn, lá

15

+++

28

Rau sắng

Quanh năm

Ngọn

32

+++

29

Rau tàu bay

Quanh năm

Ngọn

3

+++

30

Sắn dây

Quanh năm

Rễ

15

++

31

Sặt

Tháng 2-3

Măng

60

++

32

Sau sau

Quanh năm, chủ yếu mùa xuân

Ngọn lá non

8

++

33

Tía tô

Quanh năm

Lá, ngọn

9

++

34

Trường chua

Quanh năm

Thân

12

++

35

Vầu

Tháng 2-5

Măng

55

+++

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)


- Những loài khai thác củ:

Kết quả đã thống kê được 02 loài như: Củ nghệ nếp, Củ mài. Người dân địa phương khai thác chủ yếu theo kinh nghiệm quan sát lá ở gốc cây rụng hoặc chuyển sang màu vàng, ở ngọn có ít hoặc không có chồi non sinh trưởng vì ở giai đoạn đó củ mới tích luỹ được nhiều tinh bột, dinh dưỡng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9 Thực trạng các loài LSNG khai thác củ làm thực phẩm



STT


Tên loài


Mùa vụ khai thác

Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham gia thu hái

Số lượng cây có trong tự nhiên

1

Củ mài

Mùa hè, thu

Củ

30

++

2

Nghệ nếp

Củ trưởng thành

Củ

20

++

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)

- Những loài khai thác quả:

Nghiên cứu thống kê được 11 loài người dân thường khai thác quả già hoặc quả chín. Họ căn cứ vào màu sắc, hình dạng, kích thước của quả. Có một số loại khác người dân thu hái khi chúng còn xanh như quả Trám trắng, Trám đen, quả Sấu, xoài rừng... Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10 Thực trạng các loài LSNG khai thác quả làm thực phẩm



`STT


Tên loài

Mùa vụ khai thác

Hình thức thu hái

Số lượng hộ điều tra tham

gia thu hái

Số lượng cây có trong tự

nhiên

1

Dâu da đất

Tháng 9-10

Quả

11

++

2

Dẻ gai

Tháng 8-10

Quả

8

+

3

Đũm hương

Quanh năm

Quả

2

+++

4

Nho rừng

Tháng 5-7

Quả

6

++

5

Sấu

Tháng 7-9

Quả

11

++

6

Sim

Tháng 5-7

Quả

26

++

7

Sồi gai

Tháng 8-10

Quả

6

+

8

Thảo quả

Tháng 8-12

Quả

6

+++

9

Trám đen

Tháng 9-12

Quả

25

+++

10

Trám trắng

Tháng 8-9

Quả

25

+++

11

Xoài rừng

Tháng 5-7

Quả

6

++

(Chú thích: + + + - số lượng nhiều ; + + - trung bình ; + - ít)


Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tôi tổng hợp một số đặc điểm về hình thái và kết hợp với hình ảnh minh họa đi kèm của một số loài cây LSNG được người dân hay khai thác làm dược liệu và thực phẩm. Kết quả được trình bày cụ thể ở Phụ lục 03.

3.2.3. Tình hình sử dụng và tiêu thụ nguồn tài nguyên cây dược liệu, thực phẩm

Đa số các loài làm dược liệu, thực phẩm đều được chế biến tươi ngay sau khi khai thác về hoặc được phơi khô sau đó mới chế biến hay sắc uống. Dùng tươi hay khô điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng, món ăn, bài thuốc. Người dân nơi đây sử dụng các loài LSNG một cách rất đơn giản để phục vụ mục đích hàng ngày.

* Với nhóm cây thuốc:

Đây là nhóm có vai trò quan trọng đối với người dân và là nhóm có số loài chiếm ưu thế. Nó không chỉ góp phần vào đa dạng hệ sinh thái mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đem lại nguồn thu cho người dân đặc biệt đối với các hộ làm nghề thuốc. Hầu hết các hộ trong xã đều biết sử dụng cây thuốc nhưng tùy theo mức độ ít hay nhiều. Qua phỏng vấn, cho thấy các hộ đi rừng, ngay cả các gia đình không có truyền thống làm thuốc, nhưng họ cũng biết một số loại cây chữa bệnh cảm cúm, rắn cắn, cây thuốc ngâm để xoa bóp,... trong quá trình khai thác họ thường khai thác triệt để ít chú ý đến việc tái sinh nhất là các cây có giá trị cao và bán được giá như: Tam thất, Hà thủ ô, Hoằng đằng...

Qua điều tra phỏng vấn cũng cho thấy việc chế biến các loài cây thuốc ở đây còn rất thủ công. Thường là băm nhỏ phơi khô, nếu gặp mưa thì đem sao khô, một số loài phải hạ thổ trước khi dùng và hầu hết các loài cây được trộn với nhau để ngâm rượu, hoặc sắc lấy nước để chữa bệnh, một số người có kinh nghiệm nấu thành cao. Chẳng hạn như rễ Sa nhân được băm thành từng đoạn nhỏ sau đó phơi khô…

*Với nhóm cây làm thực phẩm:

Đây là nhóm cây có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương, nó không những góp phân cải thiện bữa ăn đồng thời còn tăng thu nhập của người dân vào các kỳ giáp vụ. Các loài được chú ý nhất là các loài măng: Măng vầu, măng sặt, các loại quả như: Trám, Sấu,... và một số loại rau có giá trị như: Rau Sắng, Bò khai, Nấm ngọc cẩu...

Kết quả điều tra phân tích cách sử dụng, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm LSNG của khu vực nghiên cứu cho thấy có 3 hình thức tiêu thụ LSNG từ thực vật chủ yếu là:


- Hình thức 1: Một phần thực vật LSNG được dùng cho sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình.

- Hình thức 2: Một số các sản phẩm được mang đi bán ở các chợ xã và chợ huyện như: chợ Phia Đén, chợ huyện Nguyên Bình, chợ Tĩnh Túc,... như Măng, dâu da đất,quả trám trắng, trám đen, sấu, ngải cứu…

- Hình thức 3: Một số sản phẩm có giá trị như: Thảo quả, Nho rừng, sim, nấm ngọc cẩu... được bán cho các đầu mối thu mua.

Nhìn chung, thị trường tiêu thụ các LSNG của khu vực nghiên cứu là rất bấp bênh. Thông thường các sản phẩm thu hái đều được bán qua đầu mối thu mua tại địa phương thị trường do tư nhân chi phối nên nặng tính tự phát.

- Do sự khai thác không theo quy trình quy phạm dẫn đến sản lượng LSNG không ổn định làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ.

Việc khai thác LSNG hiện nay bị cấm đoán, hạn chế khối lượng khai thác, muốn khai thác phải có giấy phép khai thác, nhất là các LSNG mà cách khai thác gây hại cho tài nguyên rừng như đào rễ gây chết cây, không được khai thác các cây Trám có kích thước nhỏ, không được vào sâu trong rừng tự nhiên... mà theo quy định hiện hành thì mọi lâm sản nếu không có giấy phép thì không được vận chuyển - mua bán.

Thêm vào đó, người dân lại chưa được nhận GĐGR để có thể phát triển sản xuất, gây trồng trên phần đất được giao. Vì vậy, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

* Nhận xét chung về thực trạng trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm thuốc, thực phẩm của người dân trên địa bàn

Qua điều tra cho thấy với mức độ khai thác rất thường xuyên, lượng khai thác lớn nhằm để phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh, lương thực, thực phẩm hàng ngày đồng thời cách khai thác tuỳ tiện vì vậy đã dẫn đến việc không đảm bảo khả năng tồn tại của các loài LSNG này. Hiện nay, lượng khai thác, khả năng tìm thấy chúng ít hơn rất nhiều so với trước kia và có xu hướng ngày càng giảm đi. Do đó nhiều loài đang đứng trước nguy cơ biến mất tại địa phương, ví dụ như:

+ Các loài làm thuốc: Lông cu li, Cốt toái bổ, Hoàng đằng, hà thủ ô, tam thất, sa nhân, …


+ Các loài làm thực phẩm: Bò khai, nấm ngọc cẩu, thảo quả,…

Ở đây, nếu người dân địa phương khai thác để bán thì sẽ khai thác toàn bộ. Nếu họ khai thác để ăn, chữa bệnh cho người thân thì họ thường để lại một phần bộ phận cần sử dụng như: lá, thân, rễ, hoa, quả,... khi thu hái để đảm bảo tái sinh.

3.3. Các nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây dược liệu, thực phẩm tại khu vực nghiên cứu

Bảng 3.11 Các tiêu chí ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm tại khu vực nghiên cứu



STT


Tên loài

Độ hữu ích của loài

Mức độ thường gặp

Mức độ phân bố

Mức độ tác động đến sự sống của

loài


Tổng điểm


Công dụng

1

Lông cu li

2

1

0

1

4

Dược liệu

2

Cây kim tuyến

2

1

0

1

4

Dược liệu

3

Lá khôi

2

0

2

1

5

Dược liệu

4

Sa nhân

2

1

1

1

5

Dược liệu

5

Hoằng đằng

2

1

2

1

6

Dược liệu

6

Hà thủ ô

2

0

2

1

5

Dược liệu

7

Tam thất

2

1

2

1

6

Dược liệu

8

Hoàng tinh trắng

2

1

1

1

5

Dược liệu

9

Sấu

2

1

1

0

4

Thực phẩm

10

Bò khai

2

1

1

1

5

Thực phẩm

11

Rau sắng

2

1

1

0

4

Thực phẩm

12

Rau dớn

2

1

0

0

3

Thực phẩm

13

Trám trắng

2

1

0

0

3

Thực phẩm

14

Sặt

2

1

2

1

6

Thực phẩm

15

Trám đen

2

1

0

0

3

Thực phẩm

16

Củ mài

2

1

1

0

4

Thực phẩm

17

Nấm ngọc cẩu

2

1

1

1

5

Thực phẩm

18

Thảo quả

2

1

1

1

5

Thực phẩm

Qua bảng trên cho thấy các loài LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm ở khu vực nghiên cứu đóng vai trò quan trọng đối với đời sống người dân và đều được đánh giá có tầm quan trọng (mức 2). Độ hữu ích của các loài đều có tầm quan trọng

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí