Thực Tiễn Định Tội Danh Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Cấu Thành Tội Phạm Tăng Nặng


Thứ ba, khi nào xác định người phạm tội không có khả năng trả lại tài sản cho bị hại vì đã sử dụng tài sản chiếm đoạt vào mục đích bất hợp pháp

Chủ thể có thẩm quyền định tội danh bằng tư duy lý luận về định tội danh cần kết hợp hài hòa các yếu tố và mặt khách quan và chủ quan để đưa ra kết luận định tội danh chuẩn xác trên cơ sở thực hiện đúng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với tội LDTNCĐTS. Vấn đề đặt ra là hiểu sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp? Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp của tội LDTNCĐTS. Những hành vi sử dụng tài sản do mình đang quản lý tương ứng hành vi được quy định là tội phạm theo Bộ luật hình sự thì gọi là mục đích bất hợp pháp. Cụ thể: hành vi tổ chức đánh bạc, cho vay với lãi suất vượt mức quy định theo mức lãi suất quy định của Ngân hàng nhà nước…Đây là quan điểm được các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Dương áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động định tội danh tội LDTNCĐTS. Quan điểm này đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập trong hoạt động thực tiễn giải quyết loại tội phạm này trong việc không thu thập được chứng cứ để chứng minh việc đánh bạc có thực tế xảy ra hay không khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội khai đã sử dụng số tiền vay để đi đánh bạc và đã bị thua hết. Để kết luận hành vi của người chiếm đoạt tài sản của bị hại là bất hợp pháp là vấn đề nang giải trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ trực tiếp xác định việc đối tượng đã tham gia đánh bạc thì mới có đủ cơ sở kết luận đã tham gia đánh bạc, đã sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp. Hoặc có quan điểm cho rằng khi chỉ có lời khai của người thực hiện tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ gián tiếp xác định việc đối tượng đánh bạc (nghe đối tượng hoặc người khác nói lại) là đã có cơ sở kết luận vì theo điều luật quy định thì vấn đề cần chứng minh là việc sử dụng tài sản một cách bất hợp pháp chứ


không phải chứng minh hành vi sử dụng tài sản bất hợp pháp. Với quan điềm này không mang ý thức chủ quan của chủ thể có thẩm quyền định tội danh, rất dễ dẫn đến oan, sai định tội danh sai, ảnh hưởng đến quyền con người được quy định trong Hiến pháp.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 78/2019/HSST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân thành phố Thủ Dầu Một, bị cáo T đã ký hợp đồng vay tài sản từ Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam với số tiền 3.000.000.000 đồng và thế chấp cho Ngân hàng 02 chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Vogue LWB (giá trị tại thời điểm mua là 8,715 tỷ đồng). Ngân hàng đã giao cho T 01 chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Sport 2.0P 300PS SE để quản lý, sử dụng và trong hợp đồng thế chấp ghi rò nội dung nghiêm cấm mọi hành vi chuyển nhượng, cầm cố, cho thuê khi không được sự đồng ý của Ngân hàng. Quá trình vay, T đã mang 01 chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Sport 2.0P 300PS SE bán cho người khác, tổng trị giá 5,1 tỷ đồng. T sử dùng số tiền bán xe có đước để trả một phần tiền nợ gốc và lãi cho Ngân hàng, một phần tiền trả nợ vay của người khác, số tiền còn lại sinh hoạt gia đình. T soạn hợp đồng giả về việc cho thuê chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Sport 2.0P 300PS SE giá 5.000.000 đồng/tháng. Sau khi phát hiện T có hành vi làm hợp đồng giả và đã bỏ trốn khỏi địa phương đến hạn thanh toán Hợp đồng tín dụng cho Ngân hàng. Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát xử phạt T 7 năm tù về tội LDTNCĐTS. Vẫn có quan điểm cá nhân xác định hành vi lừa ngân hàng để chiếm đoạt tài sản T đã thế chấp của T đủ yếu tố cấu thành tội LĐCĐTS. Hoặc có một số ý kiến khác cho rằng T không phạm tội, do thiếu nợ quá nhiều của các con nợ khác và bị đe dọa tính mạng nên phải bán xe đang thế chấp rồi lánh mặt chứ không có ý định bỏ trốn và xe đó cũng là tài sản của T, T cũng dùng tiền bán xe để trả nợ cho Ngân hàng khắc phục một phần hậu quả. Theo quan điểm của tác giả,


hành vi của T đã đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về hành vi sử dụng tài sản đã vay, mượn nhằm mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương xuất hiện nhiều hành vi LDTNCĐTS như hành vi của các công ty Đầu tư Bất động sản ký kết rất nhiều hợp đồng sang nhượng đất trả góp các dự án khu dân cư tại Bến Cát, Thủ Dầu Một. Các bị hại trước khi ký hợp đồng không hề biết các công ty trên không thực hiện đăng ký kinh doanh bất động sản theo Luật kinh doanh Bất động sản và các Luật liên quan nên khi ký kết hợp đồng hoàn thành mới được thông tin không thể sang tên trước bạ do không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất của dự án. Lúc này các bị hại tiến hành khởi kiện tranh chấp dân sự đối với các công ty trên để đòi tiền vì không được các công ty chi trả lại tiền. Đối với những trường hợp này, bị đơn không hợp chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án sau khi nhận các văn bản tố tụng dẫn đến vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại. Đối với những trường hợp này cơ quan điều tra nhận định nếu thụ lý các vụ việc này sẽ là “hình sự hóa” quan hệ dân sự và đã khuyến khích các bị hại khởi kiện tranh chấp dân sự làm mất niềm tin trong người dân, vô hình chung cơ quan điều tra đã bỏ qua tư duy lý luận về định tội danh đúng theo Bộ luật hình sự đối với những trường hợp này.

2.2.2. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm tăng nặng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

2.2.2.1. Kết quả đạt được

Nhà nước sẽ không tồn tại nếu không có pháp luật, pháp luật chính là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội và duy trì chế độ chính trị. Nếu không có sự can thiệt của pháp luật thì xã hội sẽ không ổn định. Trong

Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 7


tình hình hiện nay, tội phạm đang ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính đa dạng và phức tạp, điều này đã gây nên sự hoang mang lo ngại cho toàn xã hội. Vì vậy, công tác xác định một hành vi nào đó có phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự hay không là vấn đề được các nhà áp dụng pháp luật nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung đặc biệt quan tâm.

Phân tích kết quả định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng có thể thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2020, số bị cáo phạm tội LDTNCĐTS đã được TAND hai cấp tỉnh Bình Dương xét xử chủ yếu là theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 140 BLHS năm 1999 và Khoản 2 và Khoản 3 Điều 175 BLHS năm 2015. Theo số liệu thống kê phân tích trên đây, TAND hai cấp tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét xử 193 vụ/220 bị cáo phạm tội LDTNCĐTS, trong đó dưới 03 năm tù là 110 bị cáo; từ 03 đến 07 năm tù là 75 bị cáo; từ 07 đến 15 năm tù là: 30 bị cáo; trên 15 năm tù là: 05 bị cáo; tù chung thân: 0. Không có bị cáo nào bị áp dụng hình phạt tù chung thân đối với vụ án phạm tội LDTNCĐTS. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương thấ rằng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội LDTNCĐTS đặc biệt nghiêm trọng không cao so với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội các tội xâm phạm quyền sở hữu khác. Hành vi, Quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Điều tra viên, Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo; bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, Quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp. Hội đồng xét xử quyết định hình phạt đối với bị cáo tương xứng với tính chất,


mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Khi quyết định hình phạt Hội đồng xét xử xem xét toàn diện tình tiết định khung hình phạt, nhân thân, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo phù hợp với ý kiến đề nghị của Kiểm sát viên về tội danh, điều khoản, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt và các vấn đề khác đối với bị cáo.

2.2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong việc định tội danh theo cấu thành tăng nặng và nguyên nhân

So với Điều 140 BLHS năm 1999 thì quy định về “Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại Điều 175 BLHS năm 2015 (sửa đổi 2017) không những rò ràng, cụ thể hơn, mà còn có thay đổi về cấu thành tăng nặng trong việc định tội danh. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt. Tuy nhiên, khi áp dụng tình tiết tăng nặng phụ thuộc nhiều vào nhận định, đánh giá và áp dụng của Tòa án khi xét xử. Do đó, Tòa án cần “lượng hóa” hành vi chiếm đoạt thực hiện trong những trường hợp có đồng thời các tình tiết định tội, định khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đan xen. Cần hiểu, người phạm tội chỉ cần “khai thác” hoàn cảnh khó khăn để tạo ra điều kiện có lợi cho mình khi thực hiện hành vi phạm tội mà không nhất thiết họ phải đang trong hoàn cảnh khó khăn đó.

Tuỳ từng hậu quả do từng loại tội phạm gây ra mà xác định trường hợp nào gây hậu quả nghiêm trọng, trường hợp nào gây hậu quả rất nghiêm trọng và trường hợp nào gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Do đó vấn đề về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng không còn là cấu thành tăng nặng trong BLHS. Với tư duy lý luận tiến bộ nêu trên các nhà làm luật đã hiểu đúng, đủ nội dung của các tình tiết tăng nặng về vấn đề về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng phải là hậu quả


trực tiếp do chính hành vi chiếm đoạt tài sản gây ra trên thực tế. Yêu cầu này tưởng đơn giản nhưng thực tiễn có nhiều trường hợp người tiến hành tố tụng hoặc người bào chữa đã hiểu không đúng nội dung của các tình tiết tăng nặng nên khi bào chữa cho người phạm tội không được Hội đồng xét xử chấp nhận hoặc khi quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội thực hiện, không có tác dụng đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, tại điểm b khoản 3 Điều 175 BLHS năm 2015 quy định cấu thành tăng nặng “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội”. Đây là quy định mới, phù hợp với tình hình hiện nay khi mà các hiện tượng như quỵt nợ, vỡ tín dụng hay đòi nợ thuê… đang phát triển gây bức xúc trong xã hội do các hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người khác để chiếm đoạt tài sản của các chủ thể phạm tội gây ra. Tuy nhiên tình tiết này bộc lộ những khó khăn cho chủ thể có thẩm quyền định tội danh trong việc xác định được mức độ nguy hiểm của hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra. Do đó, khi đánh giá những trường hợp thiệt hại như vậy chủ yếu phải dựa vào ý thức chủ quan của chủ thể có thẩm quyền định tội danh nhằm thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm.Vụ án dưới đây cho thấy rò điều đó:

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 16/2019/HSST ngày 25/01/2019 của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, được phân công tìm kiếm khách hàng và thu tiền lãi và nợ gốc theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng, bị cáo N đến các cổng khu công nghiệp khuyến khích công nhân vay tiêu dùng thủ tục đơn giản không thế chấp tài sản đảm bảo. Mỗi hợp đồng vay N nhận tiền hoa hồng của người vay. Một số hợp đồng vay của công nhân (04 hợp đồng tín dụng) bị N không giao tiền vay dù đã ký hợp đồng vay với N. Số tiền chiếm đoạt lên đến 479.563.500 đồng. Hành vi của N đã bị truy tố và áp dụng điểm b Khoản 3 Điều 175 BLHS năm 2015 xử phạt N với mức án là 9 năm tù về tội LDTNCĐTS. Trong vụ án này, tính chất mức độ của


hành vi nguy hiểm của bị cáo rất nghiêm trọng, phạm tội nhiều lần. Hội đồng xét xử đối chiếu với những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt tù có thời hạn, cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian không chỉ nhằm trừng trị bị cáo mà còn giáo dục bị cáo ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa bị cáo phạm tội mới; đồng thời có tác dụng giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

2.2.3. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp đặc biệt

2.2.3.1. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp đồng phạm

- Kết quả đạt được.

Luật hình sự Việt Nam coi đồng phạm là một hình thức đặc biệt của việc thực hiện tội phạm do tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội của một người riêng lẻ, do đồng phạm là sự liên kết hành động phạm tội của một số người làm cho tội phạm có tính chất mới. Điều 17 BLHS năm 2015 xác định đồng phạm là có hai người trở lên cùng thực hiện tội phạm. Đồng phạm là một thể thống nhất không tách rời của những yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có những yếu tố quan trọng nhất như: Có từ hai người trở lên tham gia; cùng chung hành động với nhau, cùng cố ý. Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đề là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.


Từ năm 2014 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Bình Dương đã xét xử 193 vụ/220 bị cáo (trong đó có 32 vụ án có đồng phạm). Số lượng vụ án về tội LDTNCĐTS có tính chất đồng phạm có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên với bản lĩnh tư duy lý luận về định tội danh, chủ thể có thẩm quyền định tội danh đã cá thể hóa từng hành vi tương xứng hậu quả do hành vi cá nhân đã gây ra bằng bản án hình sự có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội.

Thực tiễn xét xử các vụ án, cụ thể: Tại Bản án số 254/2019/HSST ngày 30/11/2019 của TAND thị xã Bến Cát có nội dung như sau: Nguyễn Thành L là chủ xe ô tô chuyên vận chuyển hàng hóa cho công ty Gỗ Wanet. Các bên thỏa thuận hợp đồng vận chuyển thành phẩm gỗ bằng văn bản. Sau khi ký hợp đồng vận chuyển thì L cùng với Lưu Văn C, Nguyễn Ngọc T bàn bạc để lấy thành phẩm gỗ của công ty đem ra ngoài bán để chia nhau hưởng lợi và bán được số tiền 59.629.800 đồng. Hành vi của Nguyễn Thành L, Lưu Văn C, Nguyễn Ngọc T đã đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS tại Điểm c Khoản 2 Điều 175 của BLHS năm 2015.

Trong vụ án này, Nguyễn Thành L là tài xế, nghe lời rủ rê của Lưu Văn C, thì bàn bạc với các bị cáo Lưu Văn C, Nguyễn Ngọc T để thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo L là người chủ động để xuất bàn bạc để thực hiện. Bị cáo T khi được L đề xuất thì đồng tình. Bị cáo L là nhận hàng, kiểm hàng, Bị cáo C va bị cáo T là người khuân vác thành phẩm gỗ đi tiêu thụ cùng với bị cáo L để được chia tiền.

Trên cơ sở xét hành vi, tính chất, mức độ hành vi của từng bị cáo , TAND thị xã Bến Cát đã tuyên bố các bị cáo phạm tội LDTNCĐTS, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành L 03 năm tù; Lưu Văn C 02 năm, 06 tháng tù; Nguyễn Ngọc T 02 năm tù.

Do quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, bị hại xin giảm nhẹ hình

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí