Điều Kiện Dân Sinh, Kinh Tế - Xã Hội


Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs (2006) đã nghiên cứu 6 loài tre quả thịt (tre Quả thịt Lộc Bắc, Trường Sơn, Pà Cồ, Cúc Phương, Dẹ Yên Bái, Kon Hà Nừng). Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu đặc điểm sinh thái, cấu tạo, giải phẫu hoa, quả. Kết quả của nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho giám định loài và ghép chi để tạo ra các giống tre cho măng có năng suất, chất lượng cao.

Kiến thức bản địa của người dân trong việc khai thác sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm, gia vị tại xã Thần Sa -Vò Nhai, Nguyễn Thị Thoa và cs (2006). Tác giả đã xác định được 16 loài lâm sản ngoài gỗ thường xuyên được sử dụng làm rau ăn, gia vị, tìm hiểu kinh nghiệm của người dân xã trong việc sử dụng các loài làm thực phẩm, gia vị và đề xuất giải pháp bảo vệ, phát triển các loài này (Nguyễn Thị Thoa, 2006).

Năm 2006 nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Dược liệu đã tổ chức điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh và đã ghi nhận được 288 loài thuộc 233 chi, 107 họ và 6 ngành thực vật. Tất cả đều là những cây thuốc mọc hoang dại trong các quần xã rừng thứ sinh và đồi cây bụi. Trong đó có 8 loài được coi là mới (chưa có tên trong danh lục cây thuốc Việt Nam) (Nguyễn Văn Tập, 2006).

Lê Thị Diên và cs (2006) đã thử nghiệm gây trồng một số loài cây thuốc nam dưới tán rừng tự nhiên tại thôn Hà An. Các cây thuốc nam được gây trồng có tỷ lệ sống cao, sức sinh trưởng tốt, hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhập cho các hộ gia đình tham gia gây trồng (Lê Thị Diên, 2006).

Trần Ngọc Hải và cs (2002), đã đánh giá vai trò kinh tế của LSNG ở 2 thôn người Dao tại xã Ba Vì. Tác giả cho rằng LSNG, đặc biệt là nhóm tre bương và cây dược liệu đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình.

Thực trạng khai thác sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm, 2008, Đỗ Hoàng Sơn và cs. Qua điều tra họ thống kê được tại Vườn quốc Gia Tam Đảo và vùng đệm có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật là: Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là người Dao và Sán Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài


được sử dụng thu hái trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ Vườn quốc gia Tam đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên và đưa vào bảo tồn (Đỗ Hoàng Sơn, 2008).

Từ nhiều năm qua, Viện Dược liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc đem về trồng, nhân giống ở các vườn cây thuốc. 65 loài có nguy cơ cao đã được trồng ở Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa (Lào Cai), Vườn trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vườn Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến thuốc Hà Nội (Thanh Trì), Vườn trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa) và vườn bảo tồn cây thuốc vùng cao Phó Bảng (Đồng Văn - Hà Giang). Các vườn thuốc này có đủ điều kiện giống như điều kiện sống tự nhiên của chúng và lý lịch thu thập, ngày trồng, tình hình sinh trưởng phát triển, ra hoa - quả... được ghi lại để đánh giá khả năng bảo tồn (Lê Văn Giỏi, 2006).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Vừa qua Viện Dược liệu và Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng một số nhóm chất trong cây Chè đắng mọc tại Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong lá Chè đắng có 5 nhóm chất: Saponin tổng, flavonoid tổng, polysaccharid tổng, carotenoid và các a-xít hữu cơ. Đây là những nhóm chất có nhiều tác dụng sinh học quan trọng và từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu ( Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2006).

Dược thảo trong rừng mưa nhiệt đới, Phạm Minh Toại và cs, 2005, tác giả chỉ ra: với mức độ mất rừng như hiện nay thì hệ thực vật và động vật giàu có ở vùng nhiệt đới, bao gồm cả các loài dược thảo đã biết hoặc đang ở dạng tiềm năng sẽ bị huỷ diệt và các kiến thức bản địa liên quan cũng ít có cơ hội tồn tại. Việc mất rừng nhiệt đới rò ràng đang đe doạ sự an toàn của loài người thông qua các tác động cùng tăng lẫn nhau như: trượt lở đất, lũ lụt và hoang mạc hoá, xói mòn đất và sự lây nhiễm một số bệnh tật. Tuy nhiên, sự tuyệt chủng của những loài dược thảo và sự mất đi của những thầy thuốc nam giỏi ở địa phương (thầy lang) còn là một nguy cơ lớn hơn nhiều đối với sức khoẻ con người ở cả các nước đang phát triển và các nước phát triển (Phạm Minh Toại, 2005).

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 4


Một số vấn đề bảo tồn cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng, Nguyễn Văn Tập, 2005. Trong nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, cây thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đến năm 2004 đã phát hiện được ở nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó, trên 90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự nhiên, chủ yếu trong các quần hệ rừng. Rừng cũng là nơi tập hợp hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế cao (Nguyễn Văn Tập, 2005).

Nhận xét: Các kết quả nghiên cứu đã phác thảo một bức tranh về lâm sản ngoài gỗ với số lượng khổng lồ các giống loài. Chúng có dạng sống, đặc điểm sinh thái và giá trị sử dụng vô cùng đa dạng. Tính phong phú của lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Nó không phải là sản phẩm “phụ” mà là một trong những sản phẩm chính của rừng, có ý nghĩa đến quá trình phát triển kinh tế xã hội miền núi và góp phần bảo tồn và phát triển rừng. Gần đây, những phát hiện mới về tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ như khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm với năng suất kinh tế cao và ổn định, có khả năng kinh doanh liên tục, phù hợp với quy mô hộ gia đình và đặc biệt là việc khai thác chúng gần như không tổn hại đến rừng đã thúc đẩy nhiều nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu phát triển lâm sản ngoài gỗ.

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

- VQG Phia Oắc - Phia Đén, có toạ độ địa lý:

+ Từ 220 31' 44” đến 220 39' 41” vĩ độ Bắc;

+ Từ 105049' 53” đến 1050 56' 24” kinh độ Đông.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành chính của 5 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

1.3.1.2. Địa hình

- Địa hình VQG Phia Oắc - Phia Đén có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.


- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao >700m, chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, cao nhất là đỉnh núi Phia Oắc 1.931 m;

- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 7% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam, độ dốc trung bình từ 25 - 300, độ cao trung bình 600m;

- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 3% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.

Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, trên địa bàn có những loại đất chính sau:

- Đất Feralit mầu đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700m - 1700m so với mặt nước biển.

- Đất Feralít mầu vàng nhạt núi cao: Loại đất này có quá trình Feralít yếu, quá trình mùn hoá tương đối mạnh, thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài cây đặc sản, cây thuốc, cây ăn quả khác.

- Đất Feralít mầu đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ mácma a xít, trung tính kiềm, đá sạn kết, đá vôi. Đất chứa ít khoáng nguyên sinh, phản ứng chua, loại đất này thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo vàng, Cáng lò, Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một số loài cây thuốc, cây ăn quả khác.

- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

1.3.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu:

Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Nguyên Bình; khí hậu có đặc điểm đặc trưng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rò rệt, đó là:

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8. Lượng mưa bình quân năm 1.592 mm; năm cao nhất 1.736 mm; năm thấp nhất 1466 mm.


- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.

- Nhiệt độ trung bình cả năm 180C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới 340 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới - 20C - 50C.

- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.

- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều tối và đêm của tất cả các tháng trong năm; điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Kolia. Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp đã xuất hiện hiện tượng mưa tuyết ở khu vực đỉnh Phia Oắc và đèo Kolia.

* Thuỷ văn:

VQG Phia Oắc - Phia Đén là nơi đầu nguồn của các con sông như: Sông Hiến, sông Năng, sông Thể Dục. Ngoài ra còn có hệ thống các suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2 có 2 km suối; các suối này có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, điển hình như xóm Phia Đén và trong các thung lũng Karts, tại các khu vực núi đá vôi.

Tóm lại, khí hậu khu vực VQG Phia Oắc - Phia Đén mang đặc trưng khí hậu lục địa miền núi cao, mát vào mùa hè, lạnh về mùa Đông; đặc biệt, mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, có sương mù, sương muối xuất hiện nên đã gây cản trở tới các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Hệ thống thuỷ văn tuy không lớn nhưng lại là đầu nguồn của các con sông (sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục) có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh và công tác bảo tồn, phát triển bền vững của Khu bảo tồn.

1.3.1.4. Tài nguyên rừng

- Thảm thực vật và sử dụng đất

Thảm thực vật


Theo hệ thống phân loại Thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng, rừng ở đây thuộc kiểu “Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới” với các kiểu chính sau:

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ cao dưới 700 m. Kiểu này, diện tích còn lại ít, tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam VQG, với nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ.

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và cao,

thường phân bố ở độ cao > 700 m bao phủ phần phía trên của dãy núi Phia Oắc với nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cư) từ Hymalaya-Vân Nam-Quý Châu, Ân Độ-Miến Điện đi xuống định cư ở Việt Nam. Hiện trạng rừng và sử dụng đất

* Diện tích các loại đất, loại rừng

Theo kết quả tổng hợp hiện trạng rừng và đất rừng năm 2019 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng, tổng diện tích vùng Phia Oắc - Phia Đén là 29.290,3 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.846,2 ha; đất lâm nghiệp 25.760,4 ha; đất phi nông nghiệp 441,3 ha; đất chưa sử dụng 1.242,4 ha

- Đất có rừng đặc dụng có 10.593,4 ha, trong đó:

+ Rừng tự nhiên có 8.222,66 ha

+ Rừng trồng có 730,61 ha, loài cây trồng chủ yếu là Thông.

+ Đất chưa có rừng có 1.640,13 ha phân bố rải rác trong Khu bảo tồn. Loại đất này có tỷ lệ độ che phủ cao của lớp thảm cỏ, dây leo, bụi rậm và cây gỗ tái sinh, đất còn hoàn cảnh của đất rừng, nếu được khoanh nuôi bảo vệ tốt, hệ thực vật rừng sẽ phục hồi và phát triển mạnh.

- Đa dạng sinh học

Hệ sinh thái:

Sau khi điều tra, khảo sát các hệ sinh thái chính được ghi nhận trong VQG Phia Oắc - Phia Đén như sau:

a) Hệ sinh thái rừng:

Hệ sinh thái rừng bị suy giảm cả về diện tích, số và chất lượng cây rừng; các trạng thái đất trống, rừng phục hồi, rừng nghèo khá phổ biến, trạng thái rừng giàu không còn, chỉ còn trạng thái rừng trung bình phân bố từng đám ở sườn và đỉnh núi


hiểm trở. Rừng chủ yếu là các loài thực vật ưa sáng như Khảo cài, Hoắc quang, Thẩu tấu, Màng tang, Chè đuôi lươn, Dẻ, Re, Kháo, Xoan nhừ, Thôi chanh, Chẹo, Muồng, Phân mã... đa phần cây còn lại là các loài tre nứa và thực vật thân thảo như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ Lào, Cỏ lá, Cỏ lông, Đơn buốt... tăng lên về số lượng cá thể trong loài.

Cấu trúc rừng bị phá vỡ: Tầng cây gỗ chỉ còn 2 tầng, độ tàn che thấp, độ che phủ vẫn cao vì nhiều loài dây leo, bụi rậm, cỏ quyết phát triển đã làm giảm khả năng tái sinh của các loài cây gỗ.

Việc khai thác khoáng sản trong nhiều năm qua đã tàn phá rừng, làm suy giảm chất lượng rừng; công dụng của hệ sinh thái rừng bị giảm, đặc biệt là giá trị về gỗ và giá trị đa dạng sinh học của rừng, khả năng giữ đất, nước của rừng bị giảm.

b) Hệ sinh thái Hồ, Ao, Suối

Phân bố tập trung ở các vùng lân cận suối đổ về sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục và những suối nhỏ toả rộng trong vùng. Những loài thực vật rừng ven suối, có nhiều loài cây gỗ như Rành rành, Kháo suối, Rù rì nước, Ang nước, Vối, Trâm suối, Nhội, Vàng anh, Lộc vừng, Mai hương... Hệ sinh thái hồ, ao, suối hiện tại đang bị ô nhiễm do phân gia súc, rác thải và khai thác khoáng sản; các sinh vật thủy sinh vắng bóng ở nhiều đoạn sông suối vì bị săn bắt quá mức và có nguy cơ bị cạn kiệt.

c) Hệ sinh thái làng xóm

Nằm rải rác trong khu Khu bảo tồn, ở dọc các khe suối, chân các dải núi đất hoặc gần với các thung lũng rộng có dòng nước, có đất để canh tác. Trong hệ sinh thái làng xóm, người dân thường chăn nuôi Trâu, Bò, Dê, Lợn... nhưng phần lớn còn thả dong và đây cũng là tác nhân gây ra dịch bệnh, phá hoại nhiều cây tái sinh của các dải rừng quanh làng xóm. Trong hệ sinh thái này, người dân trồng một cách tự phát nhiều loài cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc, cây cảnh, cây rau ăn,.. Quanh các miếu thờ của các gia đình, dòng họ, làng xóm còn giữ được một số cây rừng như Trường sâng, Trường kẹn, Chò chỉ, Đa, Sanh, Đề, Giổi, Chò đãi, Dẻ, Xoan nhừ; Một số gia đình cư dân lấn chiếm rừng để mở rộng nơi ở và làm nương rẫy, đây là trở ngại lớn cho công tác bảo tồn và phát triển VQG Phia Oắc - Phia Đén sau này.

d) Hệ sinh thái đồng ruộng - nương rẫy

Phân bố tập trung quanh làng bản và dọc theo các con suối có nước. Ruộng bậc thang, ở dọc các dòng nước, dọc các suối gần dân cư nhưng thường chỉ đủ nước


cấy một vụ; nương Lúa, nương Sắn, nương Ngô ở xa và thường bám vào chân núi đất nơi có rừng. Sự phát triển ruộng đồng kéo theo sự mất mát của nhiều loài cây thân gỗ trong VQG. Cây trồng chủ yếu ở đây là cây lương thực ngắn ngày như: Lúa nước, Lúa nương, Sắn, Ngô, Lạc... và cây công nghiệp thân gỗ như Chè xanh, Sở...số lượng ít.

e) Hệ sinh thái đồng cỏ

Phân bố trên một số dông núi, đỉnh núi, những nơi trước đây đã đốt nương làm rẫy để lại hoặc ở sát khu dân cư. Các loài cỏ phổ biến trong hệ sinh thái đồng cỏ là: Cỏ tranh, Cỏ rác, Cỏ lá tre, Cỏ lông lợn, Cỏ lau, Cỏ chít. Trong hệ sinh thái này có nhiều cây bụi thân gỗ như Sim, Mua, Găng, Lấu, Bồ cu vẽ...

Khu hệ thực vật đã được xác định có 1.108 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 861 chi của 199 họ, trong 6 ngành thực vật

1.3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội

1.3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Nằm trong VQG và khu vực vùng đệm có 39 thôn/xóm (28 xóm và 11 tổ) thuộc địa giới hành chính của các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc.

- Dân số: Theo kết quả điều tra thống kê tại các xã năm 2019, nằm trong VQG Phia Oắc - Phia Đén và khu vực vùng đệm có 8.289 người với 1.850 hộ; trong đó nằm trong VQG có 1.910 người với 382 hộ.

- Dân tộc: Trong VQG Phia Oắc - Phia Đén và khu vực vùng đệm có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Dân tộc Dao có 3.912 người, chiếm 47,2%; dân tộc Nùng có 1.682 người, chiếm 20,3%; dân tộc Kinh có 1.475 người, chiếm 17,8%; dân tộc Tày có

1.143 người, chiếm 13,8%; còn lại là dân tộc H’Mông có 77 người, chiếm 0,9%.

- Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 52 người/km2 nhưng lại phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ dân số thấp nhất xã Hưng Đạo 26 người/km2, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc 134 người/km2.

1.3.2.2. Kinh tế - xã hội

Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh tế của địa phương đã được phát triển theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí