và nông thôn. Phương thức sản xuất được chuyển dịch từ sản xuất tự cấp - tự túc sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở thế mạnh tiềm năng đất đai, một số chương trình, dự án được đưa vào thực hiện. Sản xuất nông nghiệp được chú trọng tăng vụ và đa dạng hóa sản phẩm; chăn nuôi, phát triển mạnh với quy mô lớn, tập trung. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp từng bước được chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm 2019 tăng 11,8% so với năm 2017; tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2019 giảm 18,4% so với năm 2017. Kết quả trên đã phản ánh cơ cấu ngành trồng trọt hàng năm đều tăng; cơ cấu ngành chăn nuôi giảm. Ngành chăn nuôi bị giảm mạnh là do những năm qua có nhiều dịch bệnh xuất hiện, giá thức ăn tăng cao, thị trường thiếu ổn định, nên những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bỏ không chăn nuôi, những hộ chăn nuôi lớn đã giảm quy mô.
Sản xuất lâm nghiệp
Việc quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện đến cấp cơ sở và cộng đồng người dân nên bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, diện tích rừng tự nhiên đạt 8.222,66 ha (năm 2019), tăng 104,70 ha so với năm 2015; diện tích rừng trồng đạt 730,61 ha (năm 2019), tăng 108,24 ha ha so với năm 2015. Từ kết quả trên cho thấy công tác phát triển rừng còn rất chậm, trong khi diện tích đất chưa có rừng trong vùng còn lớn. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ phản ánh được phần diện tích thực hiện thông qua các chương trình dự án, còn diện tích rừng tự phục hồi, diện tích do người dân tự trồng chưa phản ánh hết trong biểu số liệu trên.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động vật hoang dã được thực hiện tốt. Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm lâm luật và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ngành công nghiệp - xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế trên địa bàn các xã VQG có chiều hướng tăng nhanh từ 646 triệu đồng năm 2011 lên 1.694,7 triệu đồng năm 2015; tốc độ tăng bình quân 5 năm (2011 - 2015) là 7,6 %/năm.
* Công nghiệp chế biến khoáng sản
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Lsng Trên Thế Giới
- Điều Kiện Dân Sinh, Kinh Tế - Xã Hội
- Những Loài Lâm Sản Ngoài Gỗ Được Người Dân Trong Vùng Sử Dụng Làm Dược Liệu Và Thực Phẩm.
- Thực Trạng Các Loài Lsng Khai Thác Lá Làm Dược Liệu
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 8
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Quá trình hình thành và kiến tạo lịch sử lâu dài, sự biến động về địa chất nên khu vực VQG Phia Oắc - Phia Đén có nhiều khoáng sản quý hiếm như kim loại màu (chì, kẽm...) ở xã Phan Thanh và Thành Công; kim loại quý hiếm (Atimon, Thiếc, Vonfram, Uran, Vàng...) ở thị trấn Tĩnh Túc và xã Thành Công; Nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác tập trung chủ yếu ở mỏ Thiếc Tĩnh Túc, ngoài ra còn có các nguyên liệu, vật liệu xây dựng như: nguyên liệu sét, đá, cát, sỏi,... Đất đá trên khai trường bị đào xới làm giảm độ liên kết, rất dễ bị rửa trôi, sạt lở đất xảy ra.
* Công nghiệp khai thác và cấp nước sạch
Do địa hình núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên nhiều khu vực thừa nước, nhưng lại có rất nhiều khu vực thiếu nước đặc biệt là các khu vực có núi đá vôi, mực nước phụ thuộc theo mùa. Ngay cạnh những nguồn nước dồi dào ở các thung lũng, vùng thấp, người dân trong các thung lũng karts vẫn thiếu nước sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân chưa được đầu tư, người dân tự bỏ kinh phí làm hệ thống ống dẫn nước về để sử dụng, bước đầu đã giải quyết được một phần khó khăn về nhu cầu nước sinh hoạt cho các hộ dân tại những nơi thiếu nước.
* Công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tính đến năm 2019 ở khu vực Phia Oắc - Phia Đén có 2 cơ sở chế biến nông, lâm sản và một số nghề thủ công truyền thống như: chế biến miến dong, sản xuất giấy bản, sợi lanh tự nhiên và nấu rượu... Nhìn chung các ngành nghề phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát và thiếu ổn định.
Các chủ hộ tham gia sản xuất chủ yếu theo mùa vụ và sử dụng nguyên liệu tại chỗ, một phần nhỏ nguyên liệu làm sợi lanh, giấy bản được thu mua tại các vùng lân cận. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ, hiệu quả kinh tế thấp nhưng việc phát triển các làng nghề đã giúp cộng đồng dân cư Phia Oắc - Phia Đén có thêm việc làm và thu nhập, đồng thời tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới.
Xây dựng
Các công trình cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi và các công trình phục vụ đời sống cộng đồng dân cư chủ yếu được quản lý và triển khai bởi cấp huyện, cấp tỉnh, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước và từ các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ.
Các công trình như thủy lợi, trường học, y tế, khu thương mại, khu sản xuất tiều thủ công nghiệp... cũng được tiếp tục đầu tư xây mới và nâng cấp. Tuy nhiên, về tổng thể, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Phia Oắc - Phia Đén còn thấp hơn so với yêu cầu. Tình trạng phát triển kết cấu hạ tầng còn chênh lệch giữa các thôn bản. Các tuyến giao thông nông thôn chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và đời sống của nhân dân trong vùng.
Y tế
Trong khu vực có 1 bệnh viện đa khoa với 50 giường bệnh tại thị trấn Tĩnh Túc, 1 phòng khám đa khoa khu vực với 6 giường bệnh tại xóm Pù Vài xã Thành Công và các trạm y tế tại các xã. Nhìn chung, công tác y tế đã có những chuyển biến tích cực, đã được đầu tư trang thiết bị và đội ngũ cán bộ; mỗi trạm được bố trí 2 y sỹ, 2 y tá và nữ hộ sinh với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân.
Giáo dục
Giáo dục trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên đã được chú trọng, một số xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh đi học ngày càng tăng. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Số học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường đạt 100%. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông đi học khoảng 70% do đa số học sinh là dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác phân tán nên đã hạn chế và là thách thức lớn đến công tác giáo dục đào tạo ở địa phương.
1.3.3. Đánh giá nhận xét chung
1.3.3.1. Thuận lợi:
- VQG Phia Oắc - Phia Đén có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương.
- VQG có hệ thống ban quản lý với số lượng lớn và chất lượng cao do vậy việc bảo tồn được duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho VQG.
- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt động làm suy giảm giá trị sinh học ít.
- Khí hậu là điều kiện thuận lợi để VQG lưu giữ và bảo tồn một số loài động thục vật đặc hữu.
- Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống lao động cần cù, chịu khó.
- Có tiềm năng phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái
1.3.3.2. Khó khăn:
- Một số hộ dân còn sinh sống và làm nương bãi vùng lòi trong VQG.
- VQG có hệ động thực vật tương đối phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên.
- VQG rộng nhưng số kiểm lâm viên địa bàn thì quá ít không đáp ứng được nhu cầu về bảo vệ.
- Người dân sống một phần chủ yếu dựa vào rừng nên cần có thời gian thay đổi lối sống này.
- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí chưa cao, chủ yếu là trồng trọt và khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng làm cho diện tích rừng bị giảm đi nhanh chóng.
- Kinh tế kém phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu các loài cây LSNG hiện có ở Khu Bảo tồn dùng làm dược liệu và thực phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thành phần loài lâm sản ngoài gỗ dùng làm dược liệu và thực phẩm, hiện trạng khai thác và sử dụng, đặc điểm phân bố, mức độ gây trồng các loài này tại địa phương.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: tại các xã thuộc Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2019 đến tháng 6/2020
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, thống kê những loài lâm sản ngoài gỗ được người dân trong vùng sử dụng làm dược liệu và thực phẩm (danh lục các loài LSNG).
- Điều tra hiện trạng khai thác và sử dụng những cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm của người dân.
- Phân tích nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên LSNG dùng làm dược liệu và thực phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững những loài cây này.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp
- Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp (bao gồm: Luận chứng kỹ thuật thành lập khu bảo tồn; các nghiên cứu đã được thực hiện trong khu vực, các điều tra cơ bản của khu bảo tồn về thành phần loài động thực vật, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, các nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam, các văn bản luật và chính sách có liên quan…). Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu, là nguồn thông tin định hướng cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp điều tra thông qua các bảng hỏi, phỏng vấn linh hoạt với các câu hỏi mở, phỏng vấn bán cấu trúc… Phỏng vấn sâu những người có kinh nghiệm như:
- Phỏng vấn cán bộ địa phương: Được thực hiện đầu tiên nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và LSNG.
- Phỏng vấn những người dân có tham gia thu hái, sử dụng các loài thực vật rừng làm thuốc, thực phẩm. Địa điểm phỏng vấn tại các gia đình hoặc trên đường họ đi rừng hái thực vật rừng làm dược liệu và thực phẩm, hoặc ở chợ. Phỏng vấn được thực hiện tại 5 xã thuộc Vườn quốc gia, mỗi xã phỏng vấn 20 hộ. Các hộ phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên.
- Sử dụng bảng câu hỏi: đề nghị người cung cấp tin (NCCT) liệt kê đầy đủ tên những loài lâm sản ngoài gỗ được người dân trong vùng sử dụng làm thực phẩm bằng tiếng dân tộc của họ để tránh được sự nhầm lẫn tên cây giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.
- Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của Khu bảo tồn, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng LSNG, tài nguyên rừng của các cộng đồng địa phương trong vùng đệm. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn điểm và thu thập bổ sung tài liệu.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến
- Điều tra theo tuyến với người cung cấp thông tin quan trọng: Dựa trên cơ sở kết quả tổng hợp thông qua bảng hỏi, lựa chọn người cung cấp thông tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các LSNG.
- Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố loài LSNG trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau như: nơi ẩm, ven suối, bờ ruộng, chân đồi, chân núi,…để
xác định sự phân bố, sinh trưởng, tái sinh, mật độ,… của các loài lâm sản ngoài gỗ cần tìm hiểu để kiểm chứng những thông tin thu được qua bảng hỏi. Mỗi tuyến cứ 100m chênh cao thì lập 1 ô tiêu chuẩn. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra được chọn cụ thể là các tuyến sau:
+ Thị trấn Tĩnh Túc:
Tuyến 1: Bắt đầu từ độ cao 742m – 923m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từ độ cao 923 – 1012m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.
Tuyến 3: Bắt đầu từ độ cao 1012m – 1241m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từ độ cao 1241m – 1419m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từ độ cao 1419m – 1610m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từ độ cao 1610m – 1824m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 7: Bắt đầu từ độ cao 1824m – 1931m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.
+ Xã Hưng Đạo:
Tuyến 1: Bắt đầu từ độ cao 1200m – 1350m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từ độ cao 700 – 950m. Lập 3 ô tiêu chuẩn.
Tuyến 3: Bắt đầu từ độ cao 1150m – 1220m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từ độ cao 950m – 1250m. Lập 3 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từ độ cao 1120m – 1270m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từ độ cao 1100m – 1380m. Lập 3 ô tiêu chuẩn.
+ Xã Quanh Thành:
Tuyến 1: Bắt đầu từ độ cao 810m – 921m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từ độ cao 921m – 1012m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.
Tuyến 3: Bắt đầu từ độ cao 1012m – 1095m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từ độ cao 1095m – 1180m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từ độ cao 1180m – 1280m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từ độ cao 1280m – 1345m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.
+ Xã Phan Thanh:
Tuyến 1: Bắt đầu từ độ cao 753m – 912m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từ độ cao 912m – 1023m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.
Tuyến 3: Bắt đầu từ độ cao 1023m – 1233m. Lập 2 ô tiêu chuẩn.
Tuyến 4: Bắt đầu từ độ cao 1233m – 1427m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từ độ cao 1427m – 1635m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từ độ cao 1635m – 1810m. Lập 2 ô tiêu chuẩn.
+ Xã Thành Công:
Tuyến 1: Bắt đầu từ độ cao 753m – 912m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từ độ cao 912m – 1023m. Lập 2 ô tiêu chuẩn.
Tuyến 3: Bắt đầu từ độ cao 1023m – 1233m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từ độ cao 1233m – 1427m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từ độ cao 1427m – 1635m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từ độ cao 1635m – 1810m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 7: Bắt đầu từ độ cao 1810m – 1931m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.
Trên tuyến điều tra, tại mỗi vị trí có sự thay đổi về thảm thực vật, tiến hành lập ô tiêu chuẩn với kích thước 100m2 (10 x 10 m). Trên ô tiêu chuẩn điều tra một số chỉ tiêu: Thành phần loài, xác định mật độ loài, tần số xuất hiện.
2.4.2.3. Phương pháp đánh giá cho điểm
* Xác định các loài cây LSNG (Cho điểm theo viện sinh thái tài nguyên sinh
vật)
+ Mức độ sử dụng của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 điểm
- Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm
- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm
- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm
+ Mức độ thường gặp (vị trí mọc của loài dễ bị tìm thấy để khai thác): sử dụng
thang 2 điểm
- Loài mọc ở nơi rất khó tìm thấy: 0 điểm
- Loài mọc ở nơi rất dễ dễ tìm thấy: 1 điểm
+ Mức độ phân bố (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 điểm
- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm
- Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm
- Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm