ở mức độ quan trọng. Mức độ thường gặp hầu hết các loài đều mọc ở nơi rất dễ xâm nhập. Mức độ phân bố chủ yếu các loài xuất hiện ở một số ở ít nơi sống, một số xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau và nơi sống của loài ổn định và ở nơi sống hẹp. Mức độ tác động đến sự sống của loài đều ở mức độ phần nào không ổn định hay bị đe dọa, một số loài ổn định. Như vậy qua các tiêu chí đánh giá cho thấy các mức độ đều ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên LSNG làm dược liệu và thực phẩm và đều dẫn tới việc nguồn tài nguyên này sẽ bị suy giảm nhanh trong thời gian tới. Đây cũng là những chỉ số để tìm giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên LSNG làm thuốc và dược liệu tại khu vực nghiên cứu được tốt hơn.
Tiếp tục phỏng vấn 100 hộ ở 5 xã thuộc khu vực VQG về nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy giảm các loài LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm. Cụ thể được trình bày ở bảng 3.12
Bảng 3.11 Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy giảm các loài LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm tại khu vực nghiên cứu
Nguyên nhân chủ quan | Số người lựa chọn nguyên nhân | ||
Số lượng | Tỷ lệ % | ||
1 | Người dân không có kiến thức khai thác | 92 | 92% |
2 | Thiếu đất canh tác | 75 | 75% |
3 | Tăng thu nhập | 100 | 10% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập Và Phân Tích Số Liệu Thứ Cấp
- Những Loài Lâm Sản Ngoài Gỗ Được Người Dân Trong Vùng Sử Dụng Làm Dược Liệu Và Thực Phẩm.
- Thực Trạng Các Loài Lsng Khai Thác Lá Làm Dược Liệu
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Qua bảng trên cho thấy nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy giảm các loài
LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm ở khu vực nghiên cứu trong đó nguyên nhân tăng thu nhập là nhiều nhất, sau đó đến nguyên nhân người dân không có kiến thức khai thác, thiếu đất canh tác là nguyên nhân chiếm ít nhất trong số 3 nguyên nhân chủ yếu trên
Qua tổng hợp điều tra chúng tôi nhận thấy rằng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở VQG Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình là rất phong phú, có nhiều loài cây hiếm, song hiện nay số lượng và trữ lượng bị suy giảm, môi trường sống bị thu hẹp dần, điều đó do một số nguyên nhân sau:
- Do việc phá rừng của người dân địa phương để khai thác lâm sản, lấy đất để
trồng trọt,... nên tài nguyên rừng bị suy thoái, nguồn lâm sản ngoài gỗ bị đe dọa.
- Nơi đây cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp không lớn. Trồng trọt, chăn nuôi với quy mô nhỏ cho nên cuộc sống của người dân gắn bó với rừng. Người dân vào rừng thu hái, khai thác nguồn LSNG để phục vụ cuộc sống và đem bán nhưng thường bị lái buôn ép giá nên họ phải khai thác với số lượng nhiều thì mới có đủ tiền để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày.
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế, họ chưa thực sự biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, vai trò của rừng với con người, với môi trường sống,...
- Hiện nay trong thôn, xã có rất ít người lấy thuốc, biết cây thuốc và người dân địa phương đã dần quen với việc dùng thuốc, khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, ít sử dụng các bài thuốc truyền thống như ngày xưa nữa do đó khi đi rừng, phát nương, rẫy, khai thác củi,... đã vô tình chặt phá chúng.
- Do thói quen khai thác của người dân cứ thấy loài mình cần là lấy hết không đảm bảo sự tái sinh cho cây.
- Do nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều về mặt hàng thuốc chữa bệnh đặc biệt là việc thu mua với giá cao của các thương gia Trung Quốc đã làm giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên cây thuốc.
- Do địa hình hiểm trở, phức tạp chủ yếu là núi cao gây trở ngại cho việc bảo vệ bảo vệ rừng.
- Lực lượng kiểm lâm còn quá ít so với diện tích rừng cần quản lý, chưa thực sự có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, chưa có những nhận thức đúng đắn về vai trò của các loài lâm sản ngoài gỗ.
- Do người dân vẫn chưa có thói quen gây trồng các loài lâm sản ngoài gỗ trong vườn nhà, vườn rừng chỉ trồng một vài loài điển hình, dễ sống, diện tích đất vườn hầu như bỏ hoang. Họ cũng cho biết mỗi loài cây thuốc thích nghi với từng loại đất, từng môi trường sinh sống khác nhau nên rất khó trồng trên đất vườn. Chỉ có một số hộ gia đình là trồng vài loài làm thuốc, gia vị thường dùng trong vườn.
3.4. Giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững những loài LSNG làm dược liệu, thực phẩm
3.4.1. Lựa chọn loài LSNG ưu tiên trong bảo tồn và phát triển
Việc lựa chọn loài LSNG ưu tiên phát triển được xây dựng dựa vào tầm quan trọng và mức độ sử dụng các loại LSNG đó.
Qua thảo luận với người dân địa phương trong tổng số các loài lâm sản ngoài gỗ được dùng làm thuốc và thực phẩm có 10 loài có giá trị đó là:
- Nhóm cây thuốc: Tam thất, Hà thủ ô, Hoằng đằng, Hoàng tinh trắng
- Nhóm thực phẩm: Trám đen, Trám trắng, bò khai, sặt, nấm ngọc cẩu, thảo quả.
Các loài này đã được người dân đánh giá thông qua việc cho điểm theo tiêu chí chủ yếu, kết quả được thể hiện qua bảng 3.13 sau đây:
Bảng 3.13 Đánh giá nhóm LSNG chủ yếu để phát triển dược liệu, thực phẩm
Tiêu chí | Loài thực vật | ||||||||||
Tam thất | Hà thủ ô | Hoằng đằng | Hoàng tinh trắng | Trám đen | Trám trắng | Bò khai | Sặt | Nấm ngọc cẩu | Thảo quả | ||
1 | Phù hợp với điều kiện tự nhiên | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
2 | Dễ bảo vệ | 6 | 6 | 7 | 6 | 8 | 8 | 7 | 8 | 6 | 6 |
3 | Dễ thu hái | 10 | 10 | 10 | 10 | 9 | 9 | 10 | 10 | 10 | 10 |
4 | Dễ tiêu thụ | 10 | 10 | 8 | 9 | 10 | 10 | 9 | 10 | 10 | 10 |
5 | Giá trị cao | 10 | 10 | 8 | 7 | 9 | 9 | 7 | 8 | 10 | 10 |
Tổng điểm | 46 | 46 | 43 | 42 | 46 | 46 | 43 | 46 | 46 | 46 |
Đây là các loại LSNG được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, mang lại thu nhập chính cho các hộ gia đình. Qua bảng trên cho thấy có 7 loài có tổng điểm đạt trên 46 điểm, đó là các loài: tam thất, hà thủ ô, sặt, nấm ngọc cẩu, thảo quả, trám đen, trám trắng. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là khả năng
phổ cập kỹ thuật gây trồng và chế biến để phát triển ở địa phương cung cấp dược liệu, thực phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm LSNG sau thu hoạch.
Kết quả cho điểm ở bảng trên cho thấy, nhóm này sẽ là nhóm cây chủ yếu để phát triển ở địa phương, cung cấp nguyên liệu chủ yếu là thực phẩm và dược liệu. Vì vậy cần có các giải pháp để bảo tồn và phát triển các sản phẩm này.
3.4.2. Giải pháp để bảo tồn và phát triển các sản phẩm này
Việc quản lý bảo vệ nói chung và quản lý sử dụng LSNG nói riêng, sẽ được thực hiện tốt khi cuộc sống của người dân ở gần rừng phải được cải thiện về mọi mặt, đặc biệt là thu nhập kinh tế gia đình. Những ham muốn vật chất, cách ứng xử, các hành vi của con người với tài nguyên rừng và môi trường cần phải được thay đổi. Tất cả mọi người phải hướng tới nguyên tắc sử dụng tài nguyên rừng bền vững, tạo thói quen sử dụng các nguyên vật liệu thay thế thì công tác bảo vệ rừng mới thật sự có hiệu quả. Trên cơ sở phân tích vấn đề và nghiên cứu các nguyên nhân, xuất phát từ thực tế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
* Giải pháp Khoa học - Công nghệ
-Tổ chức thực hiện các nghiên cứu về LSNG cho các vấn đề như: Quy hoạch phát triển LSNG; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chế biến LSNG thành hàng hóa đạt giá trị cao;
- Xây dựng và ban hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật cấp tỉnh, cấp cơ sở về phát triển LSNG: Các qui phạm, quy trình về gây trồng, khai thác, thu hái và chế biến, bảo quản LSNG.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ LSNG
- Biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi rừng: Bảo vệ và phát triển các loài LSNG theo phương pháp khoanh nuôi; gây trồng và khai thác một cách hợp lý đảm bảo nguyên tắc chung, đạt yêu cầu kỹ thuật.
* Giải pháp kinh tế xã hội
- Hỗ trợ cho hình thành và phát triển thị trường LSNG
- Cần có quy hoạch và tổ chức kinh doanh bền vững tài nguyên LSNG
- Cần xem xét thực hiện đồng bộ chính sách giao đất giao rừng với việc cấp phép trồng rừng sản xuất kết hợp kinh doanh LSNG cho các cộng đồng, hộ gia đình khi nhận rừng.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức của người
- Khuyến khích thế hệ người già ở địa phương truyền đạt lại những kinh nghiệm về khai thác, sử dụng, lấy giống, bảo quản, chế biến các loài các loài cây này cho con cháu.
- Giúp người dân ghi lại và tư liệu hóa những bài thuốc, những kinh nghiệm của họ về khai thác, sử dụng, bảo quản các loài lâm sản ngoài gỗ này.
- Cần có các dự án phát triển kinh tế dựa trên việc khai thác rau rừng từ mô hình trồng nông lâm kết hợp.
- Cần có những công trình nghiên cứu khoa học về kỹ thuật gây trồng các loại đặc sản của địa phương
- Giúp đỡ người dân xây dựng những khu vườn trồng các loài cây làm thuốc, thực phẩm. Hỗ trợ cho họ vốn, kỹ thuật, giống để gây trồng
- Khuyến khích người dân, chính quyền địa phương quy hoạch những vùng trồng rau rừng với quy mô lớn.
- Chính quyền địa phương phải phối hợp với người dân trong việc kiểm tra, bảo vệ rừng.
- Tăng cường lực lượng kiểm lâm tại địa bàn xã và tại các trạm kiểm soát.
- Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã cần tìm, tạo được các đầu ra cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khi người dân tiến hành trồng đại trà để họ yên tâm sản xuất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả đã thống kê được 128 loài trong đó, nhóm thực vật cho LSNG làm dược liệu chiếm tới 80 loài (62,5%) và nhóm thực vật cho thực phẩm 48 loài chiếm 37,5%. Mặc dù con số trên chưa chắc chắn đã đầy đủ song nó cũng phản ánh thành phần loài thực vật dùng làm dược liệu, thực phẩm ở đây hết sức phong phú. Điều này cho thấy tiềm năng để phát triển thực vật cho LSNG tại địa bàn là rất lớn.
Người dân địa phương chưa có những phương thức, kỹ thuật khai thác các loài LSNG một cách hợp lý mà khai thác một cách rất tuỳ tiện do đó làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và khả năng tái sinh của các loài thực vật rừng do đó nhiều loài đang đứng trước nguy cơ biến mất tại địa phương:
- Các loài làm thuốc: Hoàng đằng, Sa nhân, Tam thất, Hà thủ ô, Hoàng tinh trắng,…
- Các loài làm thực phẩm: rau Bò khai, rau sắng, nấm ngọc cẩu, trám đen,…
- Với những loài sử dụng lá người dân không khai thác hết số lá trên cây, cành mà vẫn để lại một số lá, khi thu hái không bẻ sát chỗ nảy chồi, lộc.
- Những loài lấy quả người dân không thu hái hết số quả trên cây mà đề lại một số để cho chúng tái sinh.
- Thị trường tiêu thụ các LSNG của khu vực nghiên cứu là rất bấp bênh.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay cộng đồng đang khai thác và sử dụng một số loại chủ yếu. Trong đó có tới 10 loài LSNG được sử dụng phổ biến và mang lại thu nhập cho hộ gia đình, đó là:
+ Nhóm cây thuốc: Tam thất, Hà thủ ô, Hoằng đằng, Hoàng tinh trắng
+ Nhóm thực phẩm: Trám trắng, Trám đen, Bò khai, Sặt, Nấm ngọc cẩu, Thảo quả chua.
* Tình hình sử dụng
Đa số các loài làm thuốc, thực phẩm đều được chế biến tươi ngay sau khi khai thác về hoặc được phơi khô sau đó mới chế biến hay sắc uống. Dùng tươi hay khô điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng, món ăn, bài thuốc. Người dân nơi đây sử dụng các loài LSNG một cách rất đơn giản để phục vụ mục đích hàng ngày.
- Với nhóm cây thuốc: Hầu hết các hộ trong xã đều biết sử dụng cây thuốc nhưng tùy theo mức độ ít hay nhiều. Qua phỏng vấn, cho thấy các hộ đi rừng, ngay cả các gia đình không có truyền thống làm thuốc, nhưng họ cũng biết một số loại cây chữa bệnh cảm cúm, rắn cắn, cây thuốc ngâm để xoa bóp... trong quá trình khai thác họ thường khai thác triệt để ít chú ý đến việc tái sinh nhất là các cây có giá trị cao và bán được giá như: Tam thất, Hà thủ ô, Kim ngân,...
Qua điều tra phỏng vấn cũng cho thấy việc chế biến các loài cây thuốc ở đây còn rất thủ công. Thường là băm nhỏ phơi khô, nếu gặp mưa thì đem sao khô, một số loài phải hạ thổ trước khi dùng và hầu hết các loài cây được trộn với nhau để ngâm rượu, hoặc sắc lấy nước để chữa bệnh, một số người có kinh nghiệm nấu thành cao.
- Với nhóm cây làm thực phẩm: Đây là nhóm cây có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương, nó không những góp phân cải thiện bữa ăn đồng thời còn tăng thu nhập của người dân vào các kỳ giáp vụ. Các loài được chú ý nhất là các loài măng:măng vầu, măng sặt, các loại quả như: Trám, Sấu,... và một số loại rau có giá trị như: rau Sắng, Bò khai,…
* Các Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm các loài LSNG làm thuốc, thực phẩm
- Do việc đốt nương làm rẫy phá rừng của người dân.
- Do cách khai thác không khoa học.
- Do nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế.
- Lực lượng kiểm lâm còn quá ít so với diện tích rừng cần quản lý.
- Người dân vẫn chưa gây trồng phổ biến các loài LSNG đó trong vườn nhà, vườn rừng.
* Các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững những loài LSNG làm thuốc, thực phẩm
- Thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng cho người dân.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức của người dân đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ các loài thực vật rừng làm thuốc, thực phẩm.
- Giúp đỡ người dân vốn, kỹ thuật, giống để xây dựng những khu vườn trồng các loài cây làm thuốc, thực phẩm.
- Chính quyền địa phương phải phối hợp với người dân trong việc kiểm tra, bảo vệ rừng.
- Giúp người dân ghi lại và tư liệu hóa những bài thuốc, những kinh nghiệm của họ về khai thác, sử dụng, bảo quản các loài LSNG này.
- Tăng cường lực lượng kiểm lâm tại địa bàn xã và tại các trạm kiểm soát.
2. Kiến nghị
* Đối với các câp chính quyền
- Tỉnh Cao Bằng, huyện Nguyên Bình, VQG Phia Oắc – Phia Đén nguyên bình và các xã đóng trên địa bàn cần có những quan tâm và tạo mọi điều kiện để bảo tồn, phát triển những kinh nghiệm của người dân trong việc khai thác, sử dụng thực vật rừng làm thuốc, thực phẩm, có những chính sách khuyến khích thúc đẩy việc bảo vệ, gây trồng các loại cây này như trồng Trám ghép, Bò khai Nho rừng,... là những loài cây có giá trị mang lại lợi ích cho các hộ gia đình.
- Chính quyền địa phương cần có những chương trình, sự hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật để người dân xây dựng các vườn cây thuốc trồng các loài: Tam thất, Hà thủ ô, Lá khôi, Sắn dây,…
* Đối với các hộ gia đình
- Cần có sự liên kết theo một tổ chức nhất định trong việc mua bán, trao đổi để tránh khỏi tình trạng bị tư thương ép giá.
- Cần tích cực truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu.
- Ngoài ra cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ở nhiều hộ gia đình, làng bản khác và tiếp tục có những đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn về kiến thức bản địa của các dân tộc miền núi.