Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ phân nhóm LSNG theo giá trị sử dụng

tại khu vực nghiên cứu 34

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm dược liệu 34

Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm thực phẩm 35


MỞ ĐẦU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

1. Tính cấp thiết

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một đơn vị của tự nhiên, một thể thống nhất, biện chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi thảm tươi, thực vật ký sinh, phụ sinh, dây leo, các động vật, vi sinh vật, các chất hữu cơ, vô cơ… Tập hợp các cây cho LSNG là một bộ phận hợp thành của đơn vị tự nhiên đó, rất phong phú cả về số loài, tuổi, dạng sống, ứng dụng và giá trị của nó.Lâm sản ngoài gỗ hình thành bởi hai nguồn: nguồn phát triển tự nhiên và nguồn do con người nuôi trồng.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 2

Lâm sản ngoài gỗ phần lớn có giá trị kinh tế cao, cung cấp những sản phẩm có tác dụng nhiều mặt đối với đời sống con người, như: nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất đồ gia dụng, thuốc chữa bệnh... Đặc biệt, phát triển lâm sản ngoài gỗ sẽ góp phần tăng cường đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen, đảm bảo khả năng phòng hộ của rừng, giải quyết việc làm cho nông dân.

Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế của LSNG chưa được phát huy, chưa đóng góp xứng đáng cho nền kinh tế quốc dân, mặt khác trong một thời gian dài, việc sử dụng rừng chủ yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển LSNG nên nguồn tài nguyên này có xu hướng bị suy giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.

Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén nơi lưu giữ đa dạng sinh học cao và là nơi phục hồi, lưu giữ các nguồn gen động thực vật phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất đai chống xói mòn, rửa trôi, xạt lở đất, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững trong khu vực. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài chưa được quy hoạch nên chưa điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, các chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển bền vững chưa được thực hiện, những tác động bất lợi tới rừng, chặt phá rừng diễn ra ngày một mạnh hơn, đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm đáng kể cả về số và chất lượng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Rừng trở nên nghèo về trữ lượng và tổ thành thực vật,


khu hệ động vật đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng trong thời gian dài từ năm 1986 đến nay. Các loài thú lớn, các loài động vật đặc hữu không còn thấy xuất hiện.

Trước thực trạng đó, nhằm góp phần sử dụng hợp lý lâm sản ngoài gỗ và nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm ở Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng làm cơ sở đề xuất những giải pháp giúp chính quyền địa phương, người dân xác định được hướng bảo tồn, phát triển những loài LSNG quý giá.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng tình hình khai thác, sử dụng các loại LSNG làm dược liệu, thực phẩm ở địa phương.

- Xác định được nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên LSNG dùng làm dược liệu, thực phẩm.

- Đề xuất được một số giải pháp phù hợp cho địa phương nhằm bảo tồn và phát triển các loài LSNG làm dược liệu, thực phẩm.

3. Ý nghĩa cuả đề tài

3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Nhằm giúp cho học viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, học hỏi kiến thức và tích lũy những kinh nghiệm ngoài thực tiễn, giúp cho học viên có một phương pháp làm việc khoa học gắn liền với thực tiễn.

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chương trình phát triển kinh tế xã hội.


Đánh giá được hiện trạng khai thác, sử dụng các loài thực vật rừng làm dược liệu, làm thực phẩm, nắm bắt được các loài dược liệu quý, những bài thuốc từ người dân và những giải pháp đề xuất là cơ sở giúp chính quyền địa phương, người dân xác định được hướng bảo tồn, phát triển nhân rộng các loài dược liệu quý, các bài thuốc mà cộng đồng các dân tộc đã và đang lưu truyền phát triển.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Một số định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ.

Tử xưa đến nay đã có nhiều tên gọi khác nhau về lâm sản ngoài gỗ được sử dụng rộng rãi như: lâm sản phụ, lâm sản phi gỗ, sản phẩm không phải là gỗ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt nam lâm sản được phân chia thành hai loại:

- Lâm sản chính (principale richesse forestière) là những sản phẩm gỗ;

- Sản phẩm phụ của rừng hay lâm sản phụ (produit secondaire de la forêt), bao gồm động vật và thực vật cho những sản phẩm ngoài gỗ. Từ 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được mang tên đặc sản rừng. “Đặc sản rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên giầu có của đất nước. Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu…” (Bộ Lâm nghiệp - Kế hoạch phát triển Đặc sản rừng, 1981-1990).

Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một bộ phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng hoặc giá trị đặc biệt và ngoài các loài thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các loài cây cho gỗ đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, Hoàng đàn, Kim giao… , như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh tế, vì không tính đến những sản phẩm không có hoặc chưa biết giá trị. Vì thế, danh mục những đặc sản rừng trong từng thời điểm cũng tập trung sự chú ý vào một số sản phẩm nhất định.

Ngày nay, trong Lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/ secondary forest product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ”. Do đó, không được coi là LSNG những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lịch sinh thái.


- Lâm sản ngoài gỗ bao gồm “tất cả các sản phảm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội”. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm… thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng” (Wichens, 1991).

- Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua định nghĩa về LSNG như sau: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ”

- Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm quý khác như nhựa Thông, quả Hồi, vỏ Quế hoặc sợi Song mây là thực vật đặc sản rừng” (Lê Mộng Chân, Vũ Dũng, 1992).

- LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩa này như là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến những sản phẩm này (FAO, 1995).

- LSNG bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm , thuốc, gai vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (còn sống hay sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, song, mây, gỗ nhỏ và sợi (J.H.De Beer, 1996).

- LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở đất rừng và các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).

- Theo Trần Ngọc Hải (2000): Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa mủ, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi…


- Theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2003): Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ lớn ở tất cả các hình thái của nó.

Theo các định nghĩa như đã nêu ở trên, LSNG là một phần tài nguyên rừng. Như vậy, đi tìm chỉ một định nghĩa cho LSNG là không thể. Định nghĩa này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, vào quan điểm sử dụng, phát triển tài nguyên và nhu cầu khác. Các loại sản phẩm ngoài gỗ sẽ ngày càng được tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị của chúng để phục vụ cuộc sống cho con người, chúng gồm các sản phẩm qua chế biến hoặc không cần qua chế biến.

1.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ

- Phân loại LSNG theo hệ thống sinh giới: Theo phân loại kinh điển, sinh giới được chia là hai giới chính: Động vật và thực vật. Giới động vật và giới thực vật, tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có thể sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: GiớiNgànhLớpBộHọChiLoài. Ưu điểm của cách phân loại này là thấy được mối quan hệ thân thuộc giữa các loài và nhóm loài cùng sự tiến hóa của chúng. Phương pháp phân loại này chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của loài. Nhược điểm là đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết nhất định về phân loại động, thực vật (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000).

- Phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng: Là cách phân loại mà các LSNG khác nhau không kể nguồn gốc trong hệ thống sinh giới, nơi phân bố… có cùng giá trị sử dụng thì được xếp trong cùng một nhóm. Ví dụ: Một hệ thống phân loại LSNG thực vật theo nhóm công dụng như sau:

- Nhóm cây cho lương thực, thực phẩm;

- Nhóm cây cho sợi

- Nhóm cây cho ta-nanh

- Nhóm cây cho màu nhuộm

- Nhóm cây làm dược liệu

- Nhóm cây cho nhựa, sáp, sơn

- Nhóm cây dùng làm vật liệu nhẹ và thủ công mỹ nghệ

- Nhóm cây làm cảnh, cho bóng mát.


Ưu điểm của phương pháp phân loại này là đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân, nên người dân dễ nhớ, đồng thời khuyến khích được họ tham gia trong quá trình quản lý tài nguyên. Ngoài ra phương pháp này cũng được các nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu LSNG quan tâm.

Nhược điểm của phương pháp phân loại này là chỉ mới nhấn mạnh tới giá trị sử dụng, mà chưa đề cập đến đặc điểm sinh vật học (đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố…) của các loài, nên khả năng nhận biết các loài gặp nhiều khó khăn hơn nữa một số loài có nhiều công dụng khi phân loại dễ bị trùng vào nhiều nhóm khác nhau.

Hệ thống phân loại khác lại dựa vào các sản phẩm LSNG, như hệ thống phân loại đã thông qua trong Hội nghị LSNG Thái Lan, tháng 11/1991 (Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, 2002. Dự án LSNG, Hà Nội). Trong hệ thống này lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm:

- Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi: tre nứa, song mây, lá và thân có sợi và các loại cỏ.

- Nhóm 2: Sản phẩn làm thực phẩm: các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và có nấm. Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng.

- Nhóm 3: Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật

- Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa dầu, nhựa mủ, ta-nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu.

- Nhóm 5:: Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ.

- Nhóm 6: Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ).

Bốn năm sau, chuyên gia về lâm sản ngoài gỗ của FAO, C.Chandrasekharan (FAO, 1995) đã đề xuất hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗ gồm 4 nhóm chính như sau:

- Cây sống và các bộ phận của cây

- Động vật và các sản phẩm của động vật

- Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu thực vật…)

- Các dịch vụ rừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022