Thông qua bảng 3.40 cho thấy độ tin cậy của mục tiêu nội dung môn học đã được khẳng định.
Nội dung môn học đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính khả thi đáp ứng định hướng tính đổi mới xu thế “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”. Thời lượng của nội dung môn học 150 tiết có đảm bảo được mục tiêu đã đưa ra, nội dung học có đảm bảo cho sinh viên tiếp thu kiến thức và kỹ năng, thứ tự nội dung cho từng môn học trong một giờ lên lớp đã đảm bảo thực hiện đúng kế khoạch, cơ sở vật chất có đáp ứng yêu cầu về đào tạo, kiểm tra đánh giá có phù hợp với năng lực của sinh viên, năng lực tự học của sinh viên được phát triển qua từng kỳ, đã bộc lộ tính tích cực và chủ động trong hoạt động tự học, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.
Kết quả đánh giá cho thấy tỉ lệ lựa chọn rất phủ hợp, phù hợp tương đối cao, thấp nhất 91.7% cao nhất là 100% đặc biệt không phù hợp, không có giảng viên nào lựa chọn chứng tỏ ý kiến của tập thể giảng viên khoa TDTT thuộc trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thống nhất cao về nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới phù hợp với các yếu tố cơ bản của sinh viên.
Đó chính là cơ sở để tiếp tục tiến hành hoạt động, nghiên cứu về hiệu quả của nội dung môn học trong điều kiện thực nghiệm. Cấu trúc nội dung môn học phù hợp với xu thế đào tạo hiện nay, phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo trong các trường Văn hóa nghệ thuật nói chung và phù hợp với điều kiện tiếp thu của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nói riêng.
Định hướng về năng lực được đào tạo của sinh viên sau khi học tập nội dung môn học được chấp thuận và khẳng định tính cấp thiết trong xu thế xây dựng mới đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của người học.
3.2.4.8. Đánh giá về nội dung môn Giáo dục thể chất và kết quả đào tạo, của các nhà quản lý, các chuyên gia Thể dục thể thao và hội đồng nghiệm thu thuộc cơ sở được lựa chọn tiến hành thực nghiệm
Đánh giá về nội dung môn học Giáo dục thể chất và của hội đồng nghiệm thu thuộc cơ sở được lựa chọn sau thực nghiệm
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là cơ sở được lựa chọn tiến hành thực nghiệm. Ý kiến đánh giá của Hội đồng nghiệm thu là điều kiện mang tính pháp lý trước khi tiến hành ban hành nội dung môn học
Giáo dục thể chất trong thực tiễn đào tạo sinh viên. Hội đồng nghiệm thu của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tiến hành đánh giá nội dung trên cơ sở có ý kiến của Hội đồng khoa học, khoa TDTT, ý kiến đánh giá của các phản biện (do Hội đồng nghiệm thu mời). Kết luận của Hội đồng: nội dung môn GDTC đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường; đảm bảo tính cân đối và khả thi. Cho phép triển khai thực hiện nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới cho những khóa sau, trong hoạt động đào tạo sinh viên của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Biên bản của Hội đồng nghiệm thu được trình bày tại (phụ lục 4)
Đánh giá về nội dung môn Giáo dục thể chất và kết quả đào tạo, của các nhà quản lý, các chuyên gia Thể dục thể thao sau thực nghiệm.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả nội dung môn GDTC thông qua thực nghiệm, bằng phiếu đánh giá của 20 cán bộ quản lý, các chuyên gia về TDTT, kết quả thu được trình bày tại bảng 3.41.
Bảng 3.41. Tổng hợp đánh giá nội dung môn học và kết quả đào tạo, của các nhà quản lý, các chuyên gia Thể dục thể thao về nội dung môn Giáo dục thể chất đã xây dựng (n = 20)
Nội dung về cấu trúc chương trình đã xây dựng | Ý kiến | ||||||||
Rất phù hợp (3 điểm) | Phù hợp (2 điểm) | Không phù hợp (1 điểm) | Tổng | ||||||
1 | Mục tiêu chương trình (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể) | n | Điểm | n | Điểm | n | Điểm | Điểm | % |
1.1 | Đảm bảo tính khoa học | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
1.2 | Đảm bảo tính thực tiễn | 18 | 54 | 2 | 4 | 0 | 00 | 58 | 96.7 |
1.3 | Đảm bảo tính hiệu quả | 17 | 51 | 3 | 6 | 0 | 00 | 57 | 95.0 |
1.4 | Đảm bảo tính khả thi | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
1.5 | Đáp ứng định hướng tính đổi mới | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
1.6 | Đáp ứng xu thế “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
1.7 | Về nội dung của mục tiêu chung có đáp ứng yêu cầu | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
1.8 | Về nội dung của mục tiêu cụ thể có đáp ứng yêu cầu | 15 | 45 | 5 | 10 | 0 | 00 | 55 | 91.7 |
2 | Về nội dung chương trình | ||||||||
2.1 | Nội dung môn học phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên đặc thù nghệ thuật? | 16 | 48 | 4 | 8 | 0 | 00 | 56 | 93.3 |
2.2 | Nội dung môn học phù hợp với định hướng góp phần nâng cao năng lực hoạt động cho sinh viên đặc thù nghệ thuật? | 18 | 54 | 2 | 4 | 0 | 00 | 58 | 96.7 |
2.3 | Khối lượng kiến thức của mỗi nội dung môn học phù hợp với định hướng đào tạo? | 17 | 51 | 3 | 6 | 0 | 00 | 57 | 95.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Kết Quả Học Tập Lý Thuyết Của Sinh Viên Nhóm Thực Nghiệm Và Nhóm Đối Chứng Sau Thực Nghiệm Phần Bắt Buộc Môn
- Nhịp Tăng Trưởng Của Nam Và Nữ Sau Thực Nghiệm Môn Bóng Rổ
- Đánh Giá Về Kết Quả Học Tập Và Thể Lực Của Của Sinh Viên Sau Một Năm Thực Nghiệm
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 25
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 26
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 27
Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.
Về phân bố thời lượng | |||||||||
3.1 | Đảm bảo cho sinh viên có thời gian để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng? | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
3.2 | Đảm bảo tính cân đối giữa các nội dung đã được thiết kế? | 15 | 45 | 5 | 10 | 0 | 00 | 55 | 91.7 |
3.3 | Tuân thủ tính pháp lý về thời lượng được quy định tại chương trình khung của Bộ GD và ĐT? | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
4 | Về cấu trúc chương trình | ||||||||
1 | Đảm bảo tính cân đối và hợp lý về nội dung giữa các học kỳ, giữa các năm học? | 15 | 45 | 5 | 10 | 0 | 00 | 55 | 91.7 |
2 | Đảm bảo tính tuần tự, tính phát triển và khoa học giữa các nội dung được lựa chọn trong mỗi học kỳ và từ kỳ 1 đến học kỳ 5 | 16 | 48 | 4 | 8 | 0 | 00 | 56 | 93.3 |
3 | Cấu trúc nội dung từng môn học phản ánh nhu cầu và định hướng đào tạo sinh viên đặc thù nghệ thuật? | 18 | 54 | 2 | 4 | 0 | 00 | 58 | 96.7 |
4 | Cấu trúc nội dung môn học đảm bảo tính tuần tự của quá trình sư phạm? | 17 | 51 | 3 | 6 | 0 | 00 | 57 | 95.0 |
5 | Cấu trúc nội dung môn học phản ánh đổi mới đào tạo theo xu hướng tích cực hóa người học? | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
6 | Cấu trúc nội dung môn học cho phép phát huy có hiệu quả khẳ năng tự học, tự rèn luyện của sinh viên | 19 | 57 | 1 | 2 | 0 | 00 | 59 | 98.3 |
Tổng hợp kết quả thống kê tại bảng 3.41 cho thấy: Nội dung môn học đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính khả thi đáp ứng định hướng tính đổi mới xu thế đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Khối lượng kiến thức của mỗi nội dung môn học phù hợp với định hướng đào tạo, đảm bảo cho sinh viên có thời gian để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tuân thủ tính pháp lý về thời lượng được quy định tại chương trình khung của Bộ GD và ĐT. Đảm bảo tính cân đối và hợp lý về nội dung giữa các học kỳ, giữa các năm học, tính tuần tự, tính phát triển và khoa học giữa các nội dung được lựa chọn trong mỗi học kỳ thứ tự từ kỳ 1 kỳ 5, cấu trúc nội dung từng môn học phản ánh nhu cầu và định hướng đào tạo sinh viên đặc thù nghệ thuật trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, cho phép phát huy có hiệu quả khả năng tự học, tự rèn luyện của sinh viên.
Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của các nhà quản lý, giảng viên trực tiếp dạy nội dung môn GDTC mới lựa chọn cụ thể như sau tỉ lệ phần trăm lựa chọn rất phù hợp, phù hợp tương đối cao thấp nhất nhất là 91.7% cao nhất là 98.3% không phù hợp không có ai lựa chọn, chứng tỏ nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới phù hợp với sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Về chương trình
Mục tiêu chương trình (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể) đã thể hiện được tính đặc thù nghệ thuật của sinh viên trong trường. Cấu trúc chung của toàn bộ chương trình bao gồm số môn học, nội dung của từng môn học phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên; đủ điều kiện hình thành ở sinh viên kiến thức và kỹ năng sử dụng hoạt động TDTT trong công tác giáo dục ngoài giờ học ở trường cũng như ngoài trường.
Về kế hoạch đào tạo
Thời lượng chương trình (150 tiết) đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra; thời lượng dành cho từng nội dung đảm bảo để sinh viên tiếp thu kiến thức và kỹ năng; công tác tổ chức và triển khai thực hiện chương trình đúng tiến độ, phù hợp với hoạt động đào tạo chung của toàn trường.
Về cấu trúc chương trình
Cấu trúc về nội dung trong từng học kỳ, giữa các học kỳ tạo ra một thể thống nhất, đảm bảo cho quá trình tiếp thu của sinh viên theo một trình tự đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
Về kiểm tra đánh giá
Nội dung, hình thức và yêu cầu kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên và có tác dụng nâng cao mức độ nhận thức của sinh viên về mục tiêu chương trình, nhiệm vụ học tập.
Về tính tích cực của sinh viên trong học tập
Định hướng về mục tiêu, tính đặc thù nghệ thuật trong đào tạo đã kích thích được ý thức trách nhiệm, tính tự chủ của sinh viên trong quá trình học tập.
3.2.4.9. Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo môn Giáo dục thể chất theo tiêu chuẩn AUN.
Căn cứ vào mô hình AUN đánh giá chương trình đào tạo môn Giáo dục thể chất, thông qua quá trình mô tả chi tiết các tiêu chí, tiêu chuẩn, phân tích các minh chứng trong quá trình tổ chức đào tạo. Luận án đã đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo môn Giáo dục thể chất theo mô hình đạo tạo niên chế được trình bày tại bảng 3.42.
Bảng 3.42. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo
Điểm yếu của nội dung đào tạo | |
Tiêu chuẩn 1. Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên | |
- Tất cả giảng viên trong khoa TDTT của trường đã qua các khoá đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy đại hoc, được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn. - Đội ngũ giảng viên khoa TDTT đều được đào tạo tại các trường TDTT uy tín trong nước và quốc tế, nhiều chuyên ngành khác nhau vì vậy có thể bố trí dạy được nhiều môn. Độ tuổi từ 25 đến dưới 40 đây là một lợi thế trong việc dạy học, đặc biệt là dạy các môn thực hành TDTT. | - Nhà trường cũng chưa thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của người học về chất lượng cán bộ giảng dạy và cán bộ hỗ trợ công tác đào tạo. - Đội ngũ giảng viên khoa TDTT trẻ tuổi đây là một lợi thế mạnh nhưng về yếu tố kinh nghiệm vẫn còn hạn chế trong quá trình dạy học, đặc biệt là dạy phần lý thuyết cho sinh viên. |
Tiêu chuẩn 2. Nội dung chương trình đào tạo chi tiết | |
- Nội dung chương trình đào tạo chi tiết giúp sinh viên hiểu rõ về môn học, các kỹ năng đạt được sau khi kết thúc môn học. Từ đó sinh viên có hướng đầu tư về kiến thức thời gian tập luyện ngoại khóa cho môn thể thao yêu thích. - Nội dung chương trình đào tạo chi tiết, giúp cán bộ giảng viên, chuẩn bị về giáo trình, đề cương học phần phục vụ | - Nội dung chương trình đào tạo chi tiết môn GDTC chưa làm rõ về học phần tự chọn, vì vậy sinh viên không chủ động đăng ký môn học, không đăng ký đúng với môn mà mình yêu thích do vậy khối lượng kiến thức phải học không phù hợp, ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên. |
- Mối tương quan giữa các học phần thuộc chương trình đào tạo chưa mô tả chặt chẽ - Nội dung chương trình đào tạo chưa được xây dựng chuẩn theo chât lượng AUN (trong tương lai khoa TDTT sẽ áp dụng và đáp ứng các tiêu chuẩn này) | |
Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc môn học | |
- Nội dung chương trình môn học cung cấp cấp đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cho người học, phần lý thuyết, thực hành đủ để sinh viên có thể nắm vững kiến thức và kỹ năng môn học. - Nội dung chương trình môn học được thiết kế hợp lý giữa kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết. Các môn học có liên quan được tích hợp với nhau, cũng cố làm cơ sở nền tảng chuyển kỹ năng vận động học các môn học khác. Cấu trúc linh hoạt và có các hướng đào tạo tăng tính nghề cho sinh viên sau khi ra trường. - Nội dung các môn học phần lý thuyết, thực hành đáp ứng được yêu cầu về | - Chưa thực hiện rộng rãi việc lấy ý kiên đánh giá về nội dung môn học từ sinh viên, cựu sinh viên và nhà sử dụng lao động - Chưa thực hiện đánh giá toàn diện chuẩn đầu ra của từng học phần với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chưa đánh giá logic nội dung của từng học phần - Nội dung chương trình môn học thiết kế với các học phần có liên quan chưa đực tích hợp với nhau và cũng cố các môn học khác trong nội dung chương trình đào tạo, không sử dụng học phần tự chọn do vậy việc điều chỉnh hay cập nhật bị hạn chế |