Các Dấu Hiệu Pháp Lý Đặc Trưng Của Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình Và Đường Lối Xử Lý Hình Sự


bang Nga, Vương quốc Thụy Điển cho thấy các nước quy định rất khác nhau về các tội phạm này.

BLHS Nhật Bản quy định ba tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhưng tại hai chương khác nhau. Đó là tội lấy hai vợ hoặc hai chồng tại Điều 184, chương XXII - Các tội khiêu dâm, hiếp dâm và lấy hai vợ hoặc hai chồng: "Người nào đã có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến hai năm. Tương tự như vậy áp dụng đối với người kết hôn với người đã có vợ hoặc có chồng" [7, tr. 48]; tội bỏ mặc người khác trong trường hợp tăng nặng tại Điều 218 chương - Các tội bỏ mặc người khác:

1. Người nào bỏ mặc người già, trẻ em hoặc người tàn tật hoặc người ốm mà mình có trách nhiệm bảo vệ hoặc không có sự bảo vệ cần thiết đối với sự sống còn của người đó thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.

2. Khi tội phạm được thực hiện đối với ông bà của người phạm tội hoặc vợ (chồng) của người đó, thì hình phạt tù lao động bắt buộc từ 6 tháng đến 7 năm được áp dụng [7, tr. 59].

Tội bỏ mặc người khác gây chết người được quy định tại Điều 219: "Người nào thực hiện một tội phạm quy định tại Điều 218 trên đây mà gây chết người hoặc gây thương tích cho người đó, thì có thể bị xử phạt như đối với tội gây thương tích (Các tội xâm phạm thân thể) nếu hình phạt đối với các tội đó nặng hơn" [7, tr. 59].

Nghiên cứu các quy định trên cho thấy, so với quy định tương ứng trong BLHS 1999 của nước ta, BLHS Nhật Bản không có chương riêng về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, mà quy định các tội này vào các chương khác nhau; quy định về tội lấy hai vợ hai chồng tương tự như tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS 1999); những quy định về tội bỏ mặc người khác trong trường hợp tăng nặng và tội bỏ mặc người khác gây chết


người có một số điểm tương tự như tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS 1999), nhưng phạm vi điều chỉnh hẹp hơn và chế tài được áp dụng cũng khác so với BLHS của nước ta.

BLHS của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và phong tục tập quán tại chương VI Phần các tội phạm, trong đó các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình gồm ba tội: tội quan hệ tình dục của những người có vợ hoặc có chồng với người khác (Điều 117), tội không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái, cha, mẹ hoặc vợ, chồng (Điều 118); tội loạn luân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Điều 117 quy định: Người nào đã có vợ hoặc chồng nhưng lại quan hệ tình dục với người khác thì bị phạt tước quyền tự do từ 3 tháng đến 1 năm hoặc cải tạo không tước quyền tự do.

Người thông dâm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều này [5, tr. 36].

Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 5

So sánh quy định trên với quy định tương ứng trong BLHS 1999 của nước ta, cho thấy trong pháp luật hình sự của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thì hành vi quan hệ tình dục của người đã có vợ hoặc chồng với người khác (có vợ, chồng hoặc chưa có vợ, chồng) đã cấu thành tội quan hệ tình dục của những người đã có vợ hoặc có chồng với người khác, mà không cần phải kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác như quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong BLHS 1999 của nước ta. Tương tự như vậy, tội loạn luân trong BLHS của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được quy định với phạm vi điều chỉnh rộng hơn (kể cả cha nuôi hoặc mẹ nuôi, con nuôi, cháu) và người đồng tình thông dâm cũng phải chịu TNHS về tội này nhưng với mức hình phạt nhẹ hơn. Điều 124 Bộ luật này quy định:


Người nào giao cấu với cha hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi, ông ngoại hoặc bà ngoại, ông nội hoặc bà nội, con đẻ, con nuôi, cháu, anh chị em ruột thì bị phạt tước quyền tự do từ 6 tháng đến 5 năm.

Người đồng tình thông dâm thì bị phạt tước quyền tự do từ 3 tháng đến 1 năm [5, tr. 38].

Điều 118 BLHS Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về tội không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái, cha, mẹ hoặc vợ, chồng quy định: "Người nào không nuôi dưỡng con cái của mình khi chưa đến tuổi trưởng thành, không săn sóc bố mẹ khi thiếu thốn, không nuôi vợ hoặc chồng bị tàn tật hoặc ốm đau theo quyết định của Tòa án thì bị phạt cảnh cáo" [5, tr. 37].

So sánh quy định trên với quy định tương ứng trong BLHS 1999 của nước ta cho thấy, pháp luật hình sự quy định rất cụ thể, dễ áp dụng, chỉ cần có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với những đối tượng mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án là đã CTTP rồi mà không cần các điều kiện khác như trong BLHS 1999 của nước ta.

Trong BLHS Liên bang Nga, các tội xâm phạm gia đình và người chưa thành niên được quy định trong cùng một chương - chương 20. Điều 157 quy định tội cố ý trốn tránh đóng góp tiền nuôi dưỡng con và cha mẹ không có khả năng lao động:

1. Cha mẹ cố ý trốn tránh đóng góp tiền nuôi dưỡng con chưa thành niên, hoặc con đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có khả năng lao động theo quyết định của Tòa án.

Thì bị phạt lao động bắt buộc từ 120 giờ đến 180 giờ hoặc bị phạt lao động cải tạo đến 1 năm hoặc bị phạt giam đến 3 tháng.

2. Con đã thành niên có khả năng lao động mà cố ý trốn tránh đóng góp tiền nuôi dưỡng cha mẹ không có khả năng lao động theo quyết định của Tòa án.


Thì bị phạt lao động bắt buộc từ 120 giờ đến 180 giờ hoặc bị phạt lao động cải tạo từ 6 tháng đến 1 năm hoặc bị phạt giam đến 3 tháng hoặc bị phạt tù đến 2 năm [2, tr. 90].

Khác với các nước trên, BLHS Vương quốc Thụy Điển dành một chương riêng - chương 7 về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân - gia đình, gồm 5 điều. Điều 1 quy định: "Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người nào chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đã có vợ, có chồng thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến hai năm về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng" [10, tr. 18].

So sánh quy định trên với quy định tương ứng trong BLHS 1999 của nước ta cho thấy, quy định trên nghiêm khắc hơn, hành vi kết hôn của người đang có vợ, có chồng với người khác hoặc hành vi kết hôn của người chưa có vợ, có chồng với người đã có vợ, có chồng, đã CTTP, mà không cần tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm như trong BLHS 1999 của nước ta.

Đáng chú ý, BLHS Vương quốc Thụy Điển còn quy định một số tội xâm phạm chế độ HN&GĐ mới mà trong BLHS 1999 của nước ta không có, đó là các tội xuyên tạc tình trạng gia đình (Điều 3), xuyên tạc tình trạng gia đình chưa đạt (Điều 5), tội cách ly trẻ em trái phép (Điều 4). Điều 3 quy định:

Người nào giấu giếm, đánh tráo trẻ em hoặc bằng thủ đoạn không thông báo hoặc thông báo sai cho nhà chức trách làm cho mình hoặc người khác có được tình trạng gia đình sai sự thật hoặc tước đoạt tình trạng gia đình hợp pháp của người khác thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 2 năm về tội xuyên tạc tình trạng gia đình [10, tr. 19].

Từ sự phân tích ở trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:


Thứ nhất, những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong pháp luật hình sự của các nước Nhật Bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga, Vương quốc Thụy Điển, rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng nước.

Thứ hai, hầu hết các nước (trừ Liên bang Nga) đều có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, điều đó thể hiện các nhà lập pháp các nước đó đều có quan điểm chống chế độ đa thê, đa phu như các nhà lập pháp nước ta. Tuy nhiên, do quan niệm về quan hệ tình dục của các nước khác nhau, chỉ có BLHS Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định về tội loạn luân, còn các nước khác không đề cập tội phạm này.

Thứ ba, tương tự như pháp luật hình sự của Việt Nam, pháp luật hình sự các nước này đều quy định các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ thuộc nhóm tội phạm ít nguy hiểm cho xã hội, cho nên hình phạt được áp dụng chủ yếu thuộc các loại hình phạt không tước tự do.


Chương 2

QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm chế độ gia đình và đường lối xử lý hình sự

Khi nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của bất kỳ tội phạm nào chúng ta cũng phải nghiên cứu bốn yếu tố cấu thành tội phạm của tội đó. Bốn yếu tố cấu thành tội phạm mà khoa học luật hình sự đã nghiên cứu bao gồm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Không nằm ngoài phạm vi trên, nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm chế độ gia đình chính là việc chỉ rõ bốn yếu tố cấu thành tội phạm của các tội này.

2.1.1. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS 1999)

* Về các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Cơ sở để đảm bảo gia đình hạnh phúc là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính được thể hiện bằng hôn nhân một vợ một chồng. Theo Ăng-ghen "Xuất phát từ bản chất của tình yêu là không chia sẻ được... nên hôn nhân dựa trên tình yêu nam nữ do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng" [1, tr. 131]. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại Điều 147 BLHS cụ thể như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.


2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. [BLHS năm 1999].

So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 đã có những thay đổi khi quy định của tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng khi Điều 147 đã bổ sung một số trường hợp được coi là tình tiết định tội, nhưng thực chất chỉ quy định rõ và cụ thể hơn so với điều văn của Điều 144 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, chứ nó không phải là tình tiết định tội mới. Các tình tiết đó là: “hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng”. Ngoài ra, Điều 147 còn được bổ sung tình tiết là yếu tố định tội và cũng là tình tiết để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm chỉ bị xâm phạm hành chính, đó là: “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”

Như vậy có thể hiểu Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có các dấu hiệu pháp lý chủ yếu như sau:

Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm này là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật HN&GĐ - nguyên tắc một vợ, một chồng. Nguyên tắc này chính là nguyên tắc cơ bản của luật HN&GĐ trong chế độ mới, chế độ XHCN. Nguyên tắc này cũng góp phần xóa bỏ những tàn dư hủ


tục, lạc hậu của hôn nhân và gia đình trong các chế độ cũ khi cho phép một người đàn ông được quyền lấy nhiều phụ nữ làm vợ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của nữ giới trong quan hệ gia đình đặc biệt là ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình sau này. Nguyên tắc một vợ một chồng được ghi nhận trong Điều 2 Luật HN&GĐ 2014 và Điều 5 Luật này còn quy định: "Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng". [Luật HNGĐ 2014]

Chủ thể của tội phạm: Cũng như chủ thể của các tội phạm khác chủ thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Đối với tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này cả khoản 1 và khoản 2 đều là tội phạm ít nghiêm trọng.

Chủ thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tuy phải là chủ thể đặc biệt nhưng có một đặc điểm khác với chủ thể của các tội phạm khác ở chỗ: người phạm tội phải là người đang có vợ hoặc có chồng hoặc một trong hai người phải là người đang có vợ hoặc đang có chồng.

Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội phải có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ hoặc đang có chồng, hoặc tuy chưa có vợ, có chồng nhưng biết rõ người khác đang có vợ, có chồng.

Trường hợp thứ nhất là đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Theo khoản 2 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000, kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí