- Đánh giá liền gân trên CHT dựa theo phân loại của Sugaya113,114:
+ Độ I: Chiều dày gân phù hợp, gân đồng nhất.
+ Độ II: Chiều dày gân phù hợp, tín hiệu cao tại một phần bên trong gân.
+ Độ III: Gân mỏng hơn bình thường nhưng chưa mất liên tục.
+ Độ IV: Mất liên tục của gân nhiều hơn một lát cắt, dấu hiệu vết rách nhỏ.
+ Độ V: Mất liên tục gân nhiều lát cắt chứng tỏ rách trung bình hoặc rách lớn.
- Đánh giá liền gân trên Siêu Âm dựa theo phân loại của Sugaya113,114:
+ Type I: Gân CX sau khâu đủ độ dày (> 2mm) với cấu trúc âm bình thường như gân tăng âm và cấu trúc sợi trên các lát cắt
+ Type II: Gân CX sau khâu đủ độ dày (> 2mm) có giảm âm một phần.
+ Type III: Gân CX sau khâu có độ dày không đủ (< 2mm), không có sự mất liên tục
+ Type IV: Có sự mất liên tục kích thước nhỏ, toàn bộ bề dày, bờ gân còn tốt, gợi tý tổn thương rách gân nhỏ.
+ Type V: Có sự mất liên tục kích thước lớn, bờ trong không quan sát thấy ở dưới cung MCV, gợi ý tổn thương rách vừa hoặc lớn.
2.4.5. Phân tích và xử lý số liệu
Làm sạch toàn bộ số liệu trước khi nhập liệu. Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 15.0
Các thuật toán thống kê Y học được sử dụng:
- Thống kê mô tả: biến định tính (số lượng; tỷ lệ %); biến định lượng (trung bình, SD, min-max), nếu số liệu phân bố không chuẩn (trung bình, SD, median, min-max).
- Thống kê phân tích: so sánh sự khác biệt giữa
Biến định lượng:
- So sánh 2 nhóm: Nếu số liệu phân bố chuẩn, dùng test kiểm định tham số T- test (t-test độc lập; t-test ghép cặp). Dùng test phi tham số khi số liệu phân bố
không chuẩn (so sánh độc lập: Mann-whitney test; so sánh ghép cặp: Signtes Wilcoxon ghép cặp).
- So sánh >2 nhóm: Nếu số liệu phân bố chuẩn và phương sai đồng nhất sử dụng test thống kê ANOVA. Trong trường hợp số liệu phân bố chuẩn nhưng phương sai không đồng nhất hoặc số liệu phân bố không chuẩn, sử dụng test phi tham số cho >2 nhóm Krusal-wallis tets.
Biến định tính: Dùng test thống kê Chi bình phương, hiệu chỉnh Fisher- exact test khi nếu có trên 25% số ô có giá trị mong đợi < 5.
Số liệu được trình bày bằng bảng và biểu đồ minh hoạ.
2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC
- Các tiêu bản phẫu tích phải được phép của bộ phận bảo quản, trên cơ sở pháp lý được công nhận.
- Người bệnh được giải thích kỹ, cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh của mình, phương pháp phẫu thuật và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Được tôn trọng và bảo mật các thông tin cá nhân.
- Nghiên cứu tuân thủ theo quy định của đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
- Đề tài đã được Hội đồng Y Đức của ĐHY Hà Nội thông qua và chấp thuận cho tiến hành.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU
Qua quá trình phẫu tích nghiên cứu 20 mẫu khớp vai của 10 xác tươi, gồm 4 nữ và 6 nam với tuổi trung bình là 63,2 chúng tôi thu được các số liệu như sau
3.1.1. Đặc điểm diện bám gân chóp xoay vào củ lớn
- Đi dọc theo hướng ranh giới bờ của các cơ trên gai, dưới gai, tròn bé về phía điểm bám tận thì chúng tôi nhận thấy chúng có xu hướng hội tụ tại một điểm nằm trên vùng nhô lên phía bờ ngoài của củ lớn xương cánh tay, chúng tôi tạm gọi đây là “điểm hội tụ CX” (điểm T) và vùng nhô lên này gọi là “vùng hội tụ CX”.
Hình 3.1. Minh hoạ điểm hội tụ CX trên ảnh chụp và trên 3D
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
- Phần gân của cơ trên gai, dưới gai và tròn bé đan xen với nhau tại gần vị trí bám tận vào củ lớn.
- Theo cách phẫu tích đi dọc theo ranh giới bờ của các cơ CX đã nêu ở trên chúng tôi thấy diện bám gân trên gai dưới gai có dạng hình thang, diện
bám gân tròn bé có dạng hình tam giác. Gân trên gai, dưới gai, tròn bé lần lượt bám vào phần cao, phần giữa và phần thấp của củ lớn xương cánh tay.
Hình 3.2. Hình ảnh diện bám gân trên gai, dưới gai, tròn bé
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
- Theo các khâu của kỹ thuật khâu sử dụng trong nghiên cứu thì bờ ngoài diện bám gân là vị trí lý tưởng nhất đóng neo khâu gân CX giúp khôi phục lại gân rách theo đúng giải phẫu. Tiến hành vẽ các mốc trên file 3D quét mẫu vật và đo đạc các chỉ số thuộc về bờ ngoài diện bám gân CX để ứng dụng trong quá trình phẫu thuật.
Hình 3.3. Minh hoạ cách đo các mốc cần xác định phía bờ ngoài của diện bám gân CX (B, G, K, Z)
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
Điểm bờ trước ngoài của gân trên gai, đây là điểm quan trọng như là cột mốc để xác định các vị trí tiếp theo. Điểm này được xác định dựa theo các
mốc cố định có thể quan sát trên xác đã phẫu tích và có thể áp dụng trong quá trình phẫu thuật là bờ ngoài rãnh gian củ, bờ sụn khớp, điểm hội tụ:
Bảng 3.1. Điểm bờ trước ngoài của gân trên gai
TB±SD | Max | Min | |
KC đến bờ ngoài rãnh gian củ (BA) | 7,54±0,615 | 9,42 | 6,96 |
KC đến bờ sụn khớp (D1) | 10,01± 1,61 | 14,46 | 8,03 |
KC đến điểm hội tụ (TB) | 7,80±2,02 | 5,21 | 12,38 |
Có thể bạn quan tâm!
- (A) Cắt Bỏ Thân Gân Tại Vị Trí Diện Bám. (B) Đánh Dấu Diện Bám Của Từng Gân Cx Và Các Mốc Dùng Để Tham Chiếu
- Các Loại Chỉ Neo Dùng Trong Nghiên Cứu. Từ Trái Qua Phải Chỉ Neo Corkscrew, Twinfix Ultra Ha Và Cuối Cùng Là Neo Toàn Chỉ Y-Knot Rc.
- Trình Tự Khâu Gân Theo Phương Pháp Mason-Allencải Biên
- Đặc Điểm Nhóm Tuổi Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Biểu Đồ Biểu Thị Mối Liên Quan Giữa Kích Thước Rách Và Số Vi Tổn Thương Sử Dụng
- So Sánh Kết Quả Ucla Giữa Nguyên Nhân Chấn Thương Và Không Do Chấn Thương
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Điểm bờ trước ngoài của gân dưới gai: Chúng tôi xác định vị trí tương đối này dựa theo các mốc điểm bờ trước ngoài gân trên gai, bờ sụn khớp, điểm hội tụ.
Bảng 3.2. Điểm bờ trước ngoài của gân dưới gai
TB±SD | Max | Min | |
KC đến điểm bờ trước ngoài của gân trên gai (GB) | 8,05± 1,24 | 10,75 | 5,78 |
KC đến bờ sụn khớp (D2) | 10,25±0,93 | 12,20 | 8,48 |
KC đến điểm hội tụ (TG) | 5,82±1,94 | 3,08 | 9,25 |
Điểm bờ trước ngoài của gân tròn bé: Xác định dựa theo các mốc là bờ trước ngoài gân dưới gai, bờ sụn khớp, điểm hội tụ.
Bảng 3.3. Điểm bờ trước ngoài của gân tròn bé
TB±SD | Max | Min | |
KC đến điểm bờ trước ngoài của gân dưới gai (KG) | 9,53±2,04 | 13,87 | 5,72 |
KC đến bờ sụn khớp (D3) | 12,8±1,96 | 16,42 | 8,60 |
KC đến điểm hội tụ (TK) | 11,08±3,40 | 16,21 | 5,66 |
Hình 3.4. Minh hoạ cách đo KC từ điểm hội tụ đến các điểm trước ngoài của gân
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
Điểm bờ sau ngoài của gân tròn bé: Được xác định dựa theo các mốc là điểm bờ trước ngoài gân tròn bé, bờ sụn khớp.
Bảng 3.4. Điểm bờ sau ngoài của gân tròn bé
TB±SD | Max | Min | |
KC đến bờ trước ngoài gân tròn bé (ZK) | 23,91±3,09 | 31,64 | 19,31 |
KC đến bờ sụn khớp (D4) | 20,93 ± 2,83 | 26,83 | 15,50 |
3.1.2. Đặc điểm diện bám gân chóp xoay vào củ bé
- Diện bám gân dưới vai không thật đồng nhất về hình thể chung như diện bám gân CX vào củ lớn xương cánh, nó có thể có dạng hình tam giác với một đầu thuôn nhọn hơn ở dưới hoặc hình dấu phẩy, hoặc dạng hình bầu dục.
Hình 3.5. Minh hoạ diện bám gân dưới vai hình dấu phẩy, hình bầu dục và hình tam giác
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
- Diện bám gân dưới vai nổi bật với đặc điểm mở rộng và bám chủ yếu vào ở 2/3 phía trên và thu nhỏ dần xuống phía dưới.
- Nếu tính củ bé trong không gian 3 chiều theo quy ước của giải phẫu ở trên thì ở phía trên bờ ngoài của diện bám gân dưới vai đi sát theo vùng ranh giới giữa bờ ngoài của diện trên củ bé và rãnh gian củ vùng này dễ nhận biết hơn. phía dưới diện bám gân vẫn đi theo bờ ngoài của diện trước củ bé và tiến dần vào phía trong.
Hình 3.6. Minh hoạ bờ ngoài diện bám gân dưới vai ở phía trên và phía dưới
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
- Điểm trên cùng phía trong (X) của diện bám dưới vai nằm trên bờ trước rãnh gian củ và không nằm sát bờ sụn khớp. Điểm ngoài cùng (Y) của diện bám gân dưới vai cũng nằm trên bờ trước của rãnh gian củ nhưng ở vị trí thấp hơn chỗ bắt đầu vùng chuyển tiếp giữa diện trên và diện trước và bờ trước của rãnh gian củ. Điểm dưới cùng (Z) nằm men theo bờ ngoài của diện trước củ bé.
Hình 3.7. Minh hoạ diện bám gân dưới vai hình dấu phẩy. Điểm X là điểm trên cùng, điểm Y là điểm ngoài cùng, điểm Z là điểm dưới cùng
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
- Tính KC giữa các điểm trên cùng phía trong, ngoài cùng và dưới cùng của diện bám với rìa sụn khớp:
Hình 3.8. Minh hoạ cách đo các KC từ các điểm mốc của diện bám gân dưới vai
* Nguồn: Ảnh phẫu tích xác của nghiên cứu
Bảng 3.5. KC giữa các điểm trên cùng phía trong, ngoài cùng và dưới cùng của diện bám với rìa sụn khớp
TB±SD | Max | Min | |
KC (a) từ điểm trên cùng phía trong (X) đến bờ sụn khớp | 4,66±1,02 | 6,72 | 2,30 |
KC (b) từ điểm trên cùng phía ngoài (Y) đến bờ sụn khớp | 18,53±2,74 | 23,70 | 13,61 |
KC (c) từ điểm dưới cùng (Z) đến bờ sụn khớp | 16,74±2,97 | 23,77 | 12,92 |
- Đo đạc tính toán độ dài giữa các điểm mốc trên cùng, ngoài cùng và dưới cùng của diện bám với nhau:
Bảng 3.6. Độ dài điểm mốc trên cùng phía ngoài đến điểm trên cùng phía trong và dưới cùng của diện bám
TB±SD | Max | Min | |
Điểm trên cùng phía ngoài đến điểm trên cùng phía trong (YX) | 14,92±2,81 | 18,94 | 11,17 |
Điểm trên cùng phía ngoài đến điểm dưới cùng (YZ) | 24,71±2,47 | 29,41 | 21,37 |