Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 25


mầm non, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhóm/ lớp, khả năng của cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương”. Có thể nói chương trình khung hiện nay rất chú trọng đến sự phụ hợp của các hoạt động GD tại địa phương. [11]

+ Có sự phân tầng theo từng cấp độ, thể hiện tính cá biệt: Ở mục 4 và 5 tại Phần bốn trong Chương trình GDMN 2009 có nêu “Theo dòi, đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và xem xét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ và của nhóm/lớp” và “ Giáo viên phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ” [11].

+ Hình thức tập luyện cá nhân: đây là hình thức phù hợp với giai đoạn ban đầu hình thành kĩ năng VĐ ở trẻ. Trẻ sẽ tập lần lượt một BTVĐ, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng BT và các trẻ còn lại quan sát, nhân xét.

+ Hình thức tập luyện lần lượt: đây là hình thức thường được áp dụng khi trẻ đã hoàn thiện biểu tượng động tác ban đầu. Các trẻ sẽ cùng thực hiện 1 BTVĐ liên tiếp trẻ nọ tiếp nối trẻ kia.

+ Hình thức tập luyện theo nhóm không chuyển đổi đây là hình thức thường được sử dụng để củng cố VĐ đã được học, tăng lượng vận động và rèn luyện các kĩ năng vận động ở trẻ. Trẻ sẽ được chia thành 2 – 4 nhóm để thực hiện các bài tập giống nhau dưới sự quan sát của GV.

Những tiêu chí trên cũng được tác giả Nguyễn Bá Minh và các cộng sự đề cập tới trong tác phẩm “Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường MN – tài liệu dành cho cán bộ quản lí và GVMN” vào năm 2015. Đây là tài liệu đã được các chuyên gia biên soạn công phu và đã được Bộ GD & ĐT thẩm định. [49]

Căn cứ vào các tiêu chí về đã được xác định ở trên, cũng như tham khảo các tài liệu của các tác giả như: Nguyễn Sinh Thảo [68] , Đặng Hồng Phương [54], [55], [56], Lê Thị Liên Hoan – Nguyễn Thị Lan [39], Nguyễn Thị Mỹ Trinh [76], Nguyện Bá Minh [49], Hoàng Thị Dinh [27] … luận án đã xây dựng được 24 BTVĐ cho từng độ tuổi và tiến hành khảo sát 121 khách thể là cán bộ quản lí và GVMN đang công tác tại TP.HCM. Kết quả sau khảo xát đã xác định được các 21 BTVĐ phù hợp với trẻ MG tại TP.HCM trong đó có: 17 BTVĐ cho MG bé, 17


BTVĐ cho MG nhỡ và 19 BTVĐ cho MG lớn. Các bài tập cụ thể được trình bày tại bảng 3.24 và phụ lục 4 của luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Từ những phân tích trên cho thấy việc ứng dụng đa dạng các BTvào hoạt động giáo dục VĐ cho trẻ tại các trường MN là cần thiết và sẽ mang lại hiểu quả cao, phát huy tối đa tiềm lực VĐ của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diễn về thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mĩ, ngôn ngữ, tư duy. Việc đổi mới công tác tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ đòi hỏi GV phải nắm thật vững quan điểm dạy học tích hợp theo chủ đề, cần linh hoạt và sáng tạo trong quá trình lựa chọn các nội dung và hình thức tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động. GV cũng không nên quá chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức khác mà làm mất đi bản chất đặc thú của hoạt động GDTC. GV cần hướng tới mục tiêu chung của chủ điểm dạy học, đặt ra mục tiêu chung và yêu cầu cần đạt cho từng chủ đề, luận án để từ đó lựa chọn các nội dung VĐ phù hợp, kết hợp các hoạt động VĐ trong các tiết học khác nhau, đảm bảo được lượng vận động phù hợp với trẻ theo độ tuổi, giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động cần thiết theo độ tuổi. Có thể nói việc thiết kế, xác định nội dung cho từng hoạt động giáo dục PTVĐ cho từng tuần, từng tháng trong chương trình chi tiết có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu, hình thành, hoàn thiện các KNVĐCB ở trẻ. Do vậy, khi thiết kế chương trình cần phải tuân thủ nguyên tác GDTC, đồng thời dựa vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có, xác định được đặc điểm khả năng VĐ của trẻ tại lớp.

Trong nghiên cứu này, luận án chỉ giới hạn khách thể thực nghiệm là trẻ em độ tuổi MG (3 – 6 tuổi) đang theo học tại các trường MN trên địa bàn TP.HCM. Căn cứ vào Công văn số 3166/GDĐT-VP ban hành ngày 13/10/2015 của Sở GD&ĐT TP.HCM về việc Cụm thi đua năm học 2015 – 2016 để chia nhóm khách thể nghiên cứu thành 2 khu vực là:

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 25

+ Nhóm nội thành: bao gồm các trường MN thuộc cụm 1 (trong khu vực quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 11, quận Tân Bình) và cụm 2 (khu vực quận 4, quận 6, quận 8, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Phú.

+ Nhóm ngoại thành: bao gồm các trường MN thuộc cụm 3 (khu vực quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Thủ Đức) và cụm 4 (khu vực quận Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ)


Kết quả nghiên cứu được trình bày tại phần 3.3 cho thấy: sau 6 tháng tiến hành thực nghiệm, với việc áp dụng các bài tập được luận án xây dựng và tích hợp vào các hoạt động giáo dục khác tại trường MN, khả năng vận động của trẻ nhóm TN có sự tăng trưởng cao hơn nhóm ĐC ở phần lớn các chỉ tiêu đánh giá. Kết quả đo được sau TN ở nhóm TN cả 2 khu vực nội và ngoại thành đều có sự khác biệt ở phần lớn các chỉ tiêu đánh giá KNVĐCB so với nhóm ĐC và sự khác biệt này đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất P <0.05 đến P < 0.001. Khi so sánh kết quả đánh giá thành tích của nhóm TN và ĐC truớc và sau TN ở 2 nhóm khách thể tham gia nghiên cứu cho thấy:

+ Thành tích tất cả các KNVĐCB sau TN ở nhóm TN ở cả 3 độ tuổi tại 2 khu vực đều có sự phát triển tốt sau 6 tháng TN (sự khác biệt trước và sau TN có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0.001). Trong khi đó ở nhóm ĐC chỉ có một số VĐCB có sự tăng trưởng ở từng khu vực: ở khu vực nội thành là 13/20 VĐ được đánh giá có sự tăng trưởng sau TN ở từng độ tuổi (2 VĐ ở MG bé, 6 VĐ ở MG nhỡ và 5 VĐ ở MG lớn), ở khu vực ngoại thành là 14/20 VĐ được đánh giá có sự tăng trưởng sau TN ở từng độ tuổi (4 VĐ ở MG bé, 5 VĐ ở MG nhỡ và 5 VĐ ở MG lớn). Qua đó có thể nhận định khi áp dụng các BTVĐ do luận án xây dựng trẻ nhóm TN có sự phát triển tốt nhóm ĐC ở một số KNVĐCB theo từng độ tuổi.

+ Nhịp tăng trưởng của nhóm TN ở các KNVĐCB đều cao hơn nhóm ĐC ở cả 2 khu vực. Đặc biệt là độ tuổi MG lớn ở nhóm TN có nhịp tăng trưởng khá đồng đều ở tất cả các VĐCB (khu vực nội thành từ 14.09% đến 24.15% còn khu vực ngoại thành từ 13.89% đến 22.83%). Nhịp tăng trưởng của các độ tuổi khác ở nhóm TN cao nhất là VĐ bật (19.01% ở MG bé và 34.66% ở MG nhỡ tại nội thành và 17.46% ở MG bé và 35.39% ở MG nhỡ tạingoại thành), ở MG lớn lại là VĐ đi thăng bằng (24.15% ở nội thành và 22.83% ở ngoại thành). Riêng nhóm ĐC nhịp tăng trưởng cao nhất ở các độ tuổi đều rơi vào VĐ bật (16.46% ở MG bé, 19.35% ở MG nhỡ, 15.06% ở MG lớn tại nội thành và 17.46% ở MG bé, 16.59% ở MG nhỡ, 15.76% ở MG lớn tại ngoại thành). Đặc biệt đáng chú ý là ở độ tuổi MG bé nhóm ĐC có 3/7 VĐ tại nội thành (VĐ trườn, VĐ bò, VĐ leo trèo) và 1/7 VĐ tại ngoại thành (VĐ trườn) có sự xuy giảm sau 6 tháng TN.


+ Ở khu vực nội thành: 16 trong tổng số 20 tiêu chí đánh giá KNVĐCB trẻ MG ở nhóm TN có thành tích tốt hơn nhóm ĐC (6 tiêu chí ở MG bé, 4 tiêu chí ở MG nhỡ, 6 tiêu chí ở MG lớn). Các tiêu chí còn lại tuy thành tích đo được ở nhóm TN không có sự khác biệt với nhóm ĐC nhưng vẫn có sự tăng trưởng sau TN (sự khác biệt trước và sau TN có ý nghĩa thống kê được trình bày tại bảng 3.35, bảng 3.37, bảng 3.39 ở mục 3.3.5).

+ Ở khu vục ngoại thành: 13 trong tổng số 20 tiêu chí đánh giá KNVĐCB trẻ MG theo từng độ tuổi ở nhóm TN có thành tích tốt hơn nhóm ĐC (5 tiêu chí ở MG bé, 4 tiêu chí ở MG nhỡ, 5 tiêu chí ở MG lớn). Các tiêu chí còn lại tuy thành tích đo được ở nhóm TN không có sự khác biệt với nhóm ĐC nhưng có sự tăng trưởng sau TN (sự khác biệt trước và sau TN có ý nghĩa thống kê được trình bày tại bảng 3.36, bảng 3.38, bảng 3.40 ở mục 3.3.5).

+ Kết quả xếp loại trình độ tổng hợp KNVĐCB của khách thể tham gia nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.10 đến 3.24 cho thấy có sự khác biệt ở nhóm TN và nhóm ĐC và ưu thế nghiên về nhóm TN ở cả 2 khu vực. Tỉ lệ trẻ xếp loại Tốt ở nhóm TN chiếm ưu thế hơn nhóm ĐC ở cả 3 độ tuổi tại cả 2 khu vực, đặc biệt là độ tuổi MG lớn, tỉ lệ đạt 100% ở cả nội và ngoại thành. Trong khi đó ở nhóm ĐC, tỉ lệ lại tập trung vào xếp loại Đạt chiếm ưu thế (trên 50% ở các độ tuổi). Tỉ lệ xếp loại Không đạt vẫn xuất hiện ở trẻ MG bé nhóm TN tuy nhiên không cao (12% - 18%) và thấp hơn nhóm ĐC ở cùng khu vực (24% - 30%).

Từ các kết quả phân tích của luận án tại phần 3.3 cho thấy trẻ nhóm TN ở 2 khu vực nội và ngoại thành có sự phát triển tốt hơn nhóm ĐC ở hầu hết các tiêu chí đánh giá KNVĐCB. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần được chú ý ở độ tuổi MG bé. Điều này cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu, có sự điều chỉnh và bổ xung các bài tập cho hợp lí đối với độ tuổi MG bé. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy đặc điểm khả năng vận động của trẻ tại độ tuổi MG bé (3 – 4 tuổi) còn chưa phong phú, trải nghiệm vận động của trẻ tại độ tuổi này chưa đa dạng.

Từ những bàn luận được trình bày tại mục 3.3.8 có thể khẳng định việc ứng dụng các BTVĐ được đề xuất trong luận án là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với cơ sở khoa học và điều kiện thực tế tại các trường MN tại TP.HCM. Việc sử dụng các BTVĐ hợp lí, sắp xếp trình tự các bài tập 1 cách hệ thống, có sự phân hoá trong tập luyện đối với khả năng của từng nhóm trẻ, đang dạng hoá hình thức tập luyện, có sự sáng tạo trong cách tiếp cận phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động trong VĐ của trẻ.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN.

Căn cứ vào mục đích, mục tiêu và kết quả nghiên cứu của luận án rút ra một số kết luận sau:

1. Thông qua việc khảo sát các chuyên gia, đánh giá độ tinh cậy và tính thông báo, luận án đã xác định được 20 test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM bao gồm:

+ Lứa tuổi MG bé (3 – 4 tuổi): 7 test đánh giá

+ Lứa tuổi MG nhỡ (4 – 5 tuổi): 7 test đánh giá

+ Lứa tuổi MG lớn (5 – 6 tuổi): 6 test đánh giá

2. Quá trình nghiện cứu thực trạng giúp luận án xác định được 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới công tác giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại TP. HCM: Số lượng trẻ trong một lớp quá đông; GV chưa đánh giá chính xác khả năng thực hiện KNVĐCB của trẻ tại lớp; GV chưa được trang bị tốt các kiến thức chuyên môn liên quan đến KNVĐCB và khối lượng công việc của GV đang bị quá tải.

Kết quả khảo sát cho thấy các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ tại trường MN được tổ chức chủ yếu vào tiết học thể dục và giờ hoạt động ngoài trời. Hình thức tổ chức tập luyện bài tập KNVĐCB chỉ tập trung vào 3 hình thức: tập luyện đồng loạt, tập luyện lần lượt và tập luyện theo nhóm không chuyển đổi.

Kết quả đánh giá nhịp tăng trưởng các KNVĐCB của trẻ MG sau 1 năm học cho thấy có sự không đồng đều ở từng độ tuổi và khác biệt giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành.

3. Kết quả khảo sát các chuyên gia giúp luận án xác định được 21 bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG (trong đó có 17 BTVĐ cho trẻ MG bé, 17 BTVĐ cho trẻ MG nhỡ và 19 BTVĐ cho trẻ MG lớn) để tiến hành TN trên 2 nhóm khách thể TN và ĐC tại 2 khu vực nội và ngoại thành TP. HCM.

Sau 7 tháng tiến TN, tất cả các test đánh giá KNVĐCB của nhóm TN ở cả 2 khu vực có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm ĐC. Thành tích đo được sau TN các KNVĐCB của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất cho phép. Kết quả xếp loại tổng hợp trình độ KNVĐCB sau


TN cũng cho thấy nhóm TN đạt hiệu quả cao hơn nhóm ĐC ở cả 2 khu vực.. Qua đó, có thể khẳng định việc ứng dụng các BTVĐ của luận án có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển các KNVĐCB ở trẻ MG tại TP.HCM.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nêu trên của quá trình nghiên cứu, luận án đi đến một số kiến nghị như sau:

1. Đối với Vụ Mầm non – Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT TP. HCM cần hướng dẫn các cơ sở GDMN xây dựng kế hoạch giáo dục PTVĐ, phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và năng lực vận động của trẻ với quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

2. Đối với các cơ sở đào tạo GVMN cần tăng thời lượng thực tế bộ môn Phương pháp GDTC cho trẻ MN để giúp cho sinh viên có cơ hội áp dụng lí thuyết được học vào thực tế tại các trường MN. Bên cạnh đó cần xây dựng và tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng giúp GVMN nắm vững cách đánh giá năng lực VĐ của trẻ và áp dụng bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế tại trường MN.

3. Đối với các trường MN cần xem xét, áp dụng các test đánh giá KNVĐCB của luận án trong thực tế dạy học để có thể xác định chính xác khả năng vận động của trẻ cũng như áp dụng các bài tập phát triển KNVĐCB hợp lý giúp trẻ phát triển năng lực vận động của bản thân một cách hiệu quả. Cần khuyến khích GVMN linh động, sáng tạo và mạnh dạng trong việc áp dụng các phương pháp GDMN tiên tiến trên thế giới như: giáo dục thông qua hiện tượng, phương pháp giáo dục Reggio Emillia, phương pháp giáo dục STEAM, phương pháp giáo dục HighScope, phương pháp dạy học theo dự án (Project)…

Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng các test đánh giá KNVĐCB và một số bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại TP. HCM. Cần có những nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực KNVĐCB cho trẻ tại các tỉnh có điều kinh tế xã hội khác (như miền Trung và niềm Bắc) để có nhìn toàn diện hơn trong công tác giáo dục vận động cho trẻ 3 – 6 tuổi tại Việt Nam.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN‌


1. Lê Hải, Trịnh Hữu Lộc, Nguyễn Văn Hùng (2020),“Xây dựng các test đánh giá kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo tại TP. HCM”, Tạp chí Khoa học và đào tạo TDTT, số 4.2020, Trường Đại học TDTT TP. HCM.

2. Lê Hải, Trịnh Hữu Lộc, Nguyễn Văn Hùng (2020), “Đánh giá thực trạng kỹ năng vận động cơ bản của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non TP. HCM”, Tạp chí Khoa học và đào tạo TDTT, số 4.2020, Trường Đại học TDTT TP. HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Anh (2007), 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể, NXB Giáo dục

2. Nguyễn Minh Anh, Nguyễn Thị Nguyệt (2014), Giáo án mầm non – hoạt động thể dục, NXB Hồng Đức

3. Nguyễn Thị Kim Anh (2014), Quy trình xây dựng và sử dụng bộ công cụ theo dòi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại TP.HCM dựa trên bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Việt Nam, tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP.HCM, số 57 (91), tr 22-31.

4. Đào Thanh Âm và cộng sự (2002), Giáo dục học mầm non – tập 1, NXB Đại học Sư phạm.

5. Đào Thanh Âm và cộng sự (2002), Giáo dục học mầm non – tập 2, NXB Đại học Sư phạm.

6. Đào Thanh Âm và cộng sự (2002), Giáo dục học mầm non – tập 3, NXB Đại học Sư phạm.

7. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường Mầm non.

8. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non.

9. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2015), Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 ban hành Điều lệ trường Mầm non.

10. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

11. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 Ban hành Chương trình GDMN – Thay thế bằng Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 Ban hành Chương trình GDMN

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí