Các Nguồn Phát Sinh Chất Thải Và Loại Chất Thải (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)

- Đô thị là nơi tập trung dân cao nên ô nhiễm môi trường đô thị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

- Hạ tầng cơ sở và trình độ quản lý môi trường còn khiếm khuyết nên kiểm soát ô nhiễm và tác động của nó chưa có hiệu quả.

- Nhu cầu năng lượng, chất đốt tại các thành phố lớn ngày càng gia tăng dẫn đến lượng chất thải tăng nhanh, kèm theo phá rừng, dẫn đến xói mòn, cạn kiệt nguồn nước sạch.

- Đô thị và siêu đô thị đưa đến nhiều vấn đề môi trường cần được quan tâm và giải quyết nhất là rác thải, nước thải, khí thải phát sinh là vấn đề môi trường nan giải cho các nhà quản lý môi trường. Một thành phần đặc biệt cần được quan tâm trong rác thải đô thị đó là rác độc hại. Rác độc hại ở đô thị bao gồm các chất thải hoặc hợp chất mà có các đặc tính như dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn và dễ lây nhiễm làm ảnh hưởng đến con người và môi trường do bởi gây ra bệnh tật, hay tiềm năng gây bệnh hoặc ảnh hưởng đến sự sống của con người trong quá trình lưu giữ, vận chuyển, xử lý, thải bỏ hay quản lý (Nykoping, 1996). Nguồn phát thải của chúng từ hoạt động ở khu dân cư, khu thương mại, khu dịch vụ, bệnh viện và dược phẩm, khu sản xuất công nghiệp.

Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng dân số đô thị gây áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển ngành công nghiệp, một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Môi trường không khí ở đô thị bao giờ cũng ô nhiễm hơn môi trường không khí ở nông thôn, do bởi nguồn thải đô thị bao giờ cũng lớn và phức tạp hơn nguồn thải ở nông thôn. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu (Phạm Ngọc Đăng, 1997):

- Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp xen kẽ trong nội thành hoặc ở ven nội thành. Công nghệ sản xuất lạc hậu thì chất thải ô nhiễm càng lớn.

- Hoạt động giao thông vận tải đô thị gây ra rất nhiều ô nhiễm như khói bụi, khí, tiếng ồn.

- Hoạt động xây dựng đô thị đặc biệt là ô nhiễm bụi.

- Nguồn thải từ sinh hoạt của dân đô thị chủ yếu là đun nấu.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

V.3.6 Kiểm soát ô nhiễm không khí

Các nhà khoa học sẽ làm gì để khống chế sự ô nhiễm? Chúng ta làm gì với mức độ ô nhiễm hiện nay? Một số biện pháp khả thi:

1. Một số luật lệ được ban hành để điều chỉnh nguồn và tác nhân gây ô nhiễm, nhằm cải thiện chất lượng không khí.

2. Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, hoặc xử lý chúng trước khi thải chúng.

3. Các công nghệ làm sạch không khí phải luôn được hoàn thiện.

V.3.6.1 Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí

a. Buồng lắng bụi

Bụi có kích thước khoảng 100-200m được lắng dưới tác dụng của trọng lực. Buồng lắng có cấu tạo đơn giản, tốn ít năng lượng. Hiệu quả xử lý thấp, làm giảm khoảng 40-70%.

b. Ly tâm bằng xyclon

Khí thải có bụi với kích thước 5-100m, được đưa vào buồng lọc xyclon theo phương pháp tiếp tuyến với vỏ xyclon. Dưới tác dụng của lực ly tâm bụi được lắng dưới phần hình phễu của xyclon. nếu ghép nhiều xyclon thì hiệu quỉa lọc sẽ được tăng lên rất nhiều. Phương pháp nà chỉ lọc được những hạt bụi có kích thước lớn.

c. Lọc tay áo

Khí thải được cho qua túi vải lọc. Bụi giữ trên bề mặt túi vải còn khí sạch sẽ được thải ra ngoài. Phương pháp này cho phép lọc bụi có kích thước khoảng 2-10m, hoặc bụi có kích thước lớn hơn. Hiệu quả khoảng 85-99%. Phương pháp này chỉ lọc bụi khô không bám dính, chịu nhiệt độ <100oC.

d. Lọc tĩnh điện

Khí thải được cho qua hệ thống tạo điện trường mạnh. các hạt bụi tích điện và giữ lại các điện cực có tích điện trái dấu. Cách này cho phép lọc các hạt bụi có kích cỡ khác nhau, các hạt bụi có kích thước nhỏ khoảng 0,005-10m, đạt được hiệu suất cao 85-95%. Ngoài ra chúng cho phép hấp thụ một phần các chất thải ở dạng khí. Phương pháp này tiêu hao nhiều năng lượng nhất là điện và nước.

V.3.6.2 Xử lý ô nhiễm dạng khí

a. Phương pháp hấp thụ

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc acid trong tháp hấp thụ. Để tăng thời gian tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ có thể sử dụng tháp hấp thụ đệm. Để tăng tốc độ hấp thụ của các chất ô nhiễm trong các dung dịch có nhiệt độ cao, cần phải làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết trước khi hấp thụ.

b. Phương pháp hấp phụ trong than bùn hoặc phân rác

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là khí thải có chứa hỗn hợp các chất ô nhiễm

(SOx, NOx, hydrocarbon, aldehydes...) được hấp phụ trong lớp đệm than bùn, phân rác hoặc đất xốp. Các chất khí được giữ lại trong lớp đệm sau đó phân hũy bằng phương pháp sinh hóa. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu, Mỹ. Hiệu suất đạt tới 99%. Tuy nhiên để tăng hiệu quả hấp phụ và đảm bảo cho vi sinh vật hoạt động, nhiệt độ khí thải trước khi đưa vào khí thải phải nhỏ hơn 400C. Để quá trình xảy ra liên tục cần phải có hai tháp, 1 để làm việc và 1 để tự tái sinh.

c. Hấp phụ trong than hoạt tính

Than hoạt tính được sử dụng để hấp phụ các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là các

chất có mùi hôi. Khí thải được làm lạnh tới nhiệt độ thích hợp, sau đó cho qua tháp hấp phụ. Than hoạt tính cần phải thay, mỗi khi bảo hòa.

d. Oxy hóa - khử

Phương pháp này được áp dụng cho khí thải là các chất gây mùi hôi bao gồm 3 loại hóa chất hấp phụ sau:

- Dung dịch acid sulfuric, dùng để hấp thụ các hợp chất amin và amoniac.

- Dung dịch kiềm dùng để hấp thụ acid cacboxylic, acid béo, phenol.

- Dung dịch hypoclorit natri dùng để oxy hóa aldehydes, H2S, mercaptans

Theo phương pháp này khí thải cần được làm lạnh ở 40-50oC để tăng cường khả năng hấp thụ các chất trong dung dịch nước. Theo một số công ty của Mỹ, để xử lý mùi hôi trong phạm vi rộng, dùng nguồn phát ra ôzôn và ion. Khí có mùi hôi sẽ bị oxy hóa tạo thành các chất không mùi, ít độc hoặc không độc.

e. Phương pháp phân hũy nhiệt

Khí thải từ lò thiêu sẽ được đưa vào lò đốt bổ sung có nhiệt độ khoảng 1000oC. Bụi và các chất hữu cơ gây mùi tiếp tục cháy thành các sản phẩm cháy hòan toàn không có mùi: CO2 và hơi nước. Nhiên liệu dùng cho đốt bổ sung có thể là dầu, điện.

V.3.6.3 Công nghiệp sinh thái

Công nghiệp sinh thái là sản xuất tối hảo hoá nguồn tài nguyên, năng lượng sản xuất, và vốn đầu tư. Đây là hệ thống sản xuất không độc lập, không tách rời với các hoạt động chung quanh mà nó có mối quan hệ rất mật thiết với các yếu tố môi trường chung quanh nó. Có thể nói đây là nền sản xuất cố gắng đạt tới mức độ tối ưu về nguyên liệu đầu vào, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất chất thải từ sản xuất. Đây là nền sản xuất có định hướng, được cân nhắc thận trọng nhằm đảm bảo tính bền vững cho các giải pháp về kinh tế, xã hội, và công nghệ.


V.3.7 Tiếng ồn

V.3.7.1 Khái niệm cơ bản về tiếng ồn

Cùng với sự phát triển đô thị là sự tăng trưởng về giao thông vận tải trong đô thị. Giao thông đi lại là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Tiếng ồn giao thông to hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: lưu lượng xe, thành phần xe, tốc độ, chất lượng xe, chất lượng đường, đia hình đường phố. Ô nhiễm tiếng ồn là dạng ô nhiễm đặc biệt của các khu đô thị đông dân, thành phố càng lớn, sầm uất thì ô nhiễm này càng nặng. Thật khó khăn khi đánh giá tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn, bởi vì cũng cùng loại tiếng ồn, nhưng có thể gây khó chịu cho người này nhưng lại không gây ảnh hưởng cho người khác. Ngoài ra còn lệ thuộc rất lớn vào thính giác của mỗi người (Bùi Thị Nga, 2006).

V.3.7.2 Phân loại tiếng ồn

Có 3 loại tiếng ồn:

- Tiếng ồn công nghiệp: sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động, hoặc chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị.

- Tiếng ồn do giao thông đi lại.

- Tiếng ồn trong nhà: sinh ra do sự va chạm các vật rắn trong nhà trong quá trình sinh hoạt. Tiếng ồn trong nhà thường rất đa dạng và cũng rất dễ để khắc phục, có thể làm tường cách âm hoặc làm tường đặc, hoặc cửa kính dày.

V.3.7.3 Tác động của tiếng ồn

Tiếng ồn tác động trên cơ thể con người thể hiện:

- Về mặt cơ học, che lấp âm thanh cần nghe.

- Về mặt sinh học của cơ thể.

- Về mặt hoạt động xã hội.

Tác hại của tiếng ồn là nguyên nhân của bệnh thần kinh, đau đầu, tăng huyết áp, và giảm trí nhớ, cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả lao động của con người, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng (WHO, 1995).

V.3.7.4 Kiểm soát tiếng ồn

Từ năm 1995 đến nay, các trạm quan trắc môi trường quốc gia đã tiến hành quan trắc tiếng ồn giao thông ở một số thành phố, thị xã lớn của nước ta cho thấy mức độ ồn ở nước ta còn thấp hơn so với các đô thị ở nước ngoài (trung bình giờ ban ngày khoảng 80 dB٨). Ở nước ta chưa có tiêu chuẩn mức độ tiếng ồn ở cạnh đường giao thông. Theo tiêu chuẩn VN 5949- 1995 mức độ ồn cho phép trong giờ ban ngày và ban tối đối với khu thương mại ở cạnh đường là 70dB٨. Phần lớn các đô thị nước ta mức ồn buổi tối dưới hoặc xấp xỉ 70dB٨, nhưng vào ban ngày mức ồn vượt mức cho phép đôi lúc lên đến 94-104dB٨. Có thể giảm tiếng ồn công nghiệp bằng nhiều biện pháp:

- Đặt thiết bị trên đệm đàn hồi.

- Tăng trọng lượng máy.

- Sử dụng vật liệu hút ẩm bao bọc thiết bị.

- Xây dựng nhà máy cách xa khu dân cư và xa chỗ công nhân nghỉ ngơi.

- Xây dựng tường cao và cây cối giảm tiếng ồn đáng kể.

- Tăng cường chất lượng chế tạo các loại xe.

- Thay đổi máy móc lạc hậu bằng các thiết bị mới.


V.4. THẢO LUÂN CUỐI CHƯƠNG

1. Các anh chị hãy cho biết suy thoái đất về lĩnh vực nào là quan trọng nhất ở Việt Nam? lý học? hóa học? sinh học?

2. Anh chị hãy cho một số biện pháp cụ thể và hiệu quả để duy trì chất lượng đất?

3. Giải pháp tiết kiệm nước trong sinh họat mà các anh chị đã thực hiện hoặc đã được biết.

4. Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà do đô thị hóa mang lại?

5. Cho biết các ảnh hưởng dây chuyền do ô nhiễm không khí mang lại đối với môi trường?

CHƯƠNG VI: CHẤT THẢI RẮN VÀ MÔI TRƯỜNG‌


VI.1 TÔNG QUAN VỀ CHẤT RẮN

VI.1.1 Khái niệm về thải rắn

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế

- xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.

Chất thải rắn (rác) xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của động vật và con người trên trái đất. Lấy từ những tài nguyên, nguyên vật liệu và thức ăn để phục vụ cho đời sống của chính mình để rồi thải bỏ ra môi trường xung quanh. Như vậy chất thải rắn (CTR) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh họat, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải rắn của một quá trình sản xuất này có thể là nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Chất thải của động vật này có thể là thức ăn cho động vật khác trong dây chuyền thực phẩm. Do vậy khái niệm về chất thải rắn cũng tương đối và mức độ gây hại của chúng đối với môi trường trong những điều kiện khác nhau sẽ khác nhau.

Rác thải từ quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường (Trần Hiếu Nhuệ & ctv, 2001).

VI.1.2 Các nguồn tạo thành chất thải rắn

VI.1.2.1. Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn:

- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);

- Từ các trung tâm thương mại;

- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;

- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;

- Từ các hoạt động công nghiệp;

- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.

VI.1.2.2. Các loại chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,

gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả,.... Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:

- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả,... loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá,..

- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác.

- Chất thải lỏng yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư.

- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.

- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói,..

Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện

- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.

- Các phế thải trong quá trình công nghệ.

- Bao bì đóng gói sản phẩm.

Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình,.. chất thải xây dựng gồm:

- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;

- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;

- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo,..

- Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.

Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ,… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.

Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải huỷ bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của sự

tiêu dùng trong thành phố,.. các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải được trình bày hình sau.


Các hoạt động kinh tế xã hội của con người


Các quá trình sản xuất

Các quá trình phi sản xuất

Hoạt động sống và tái sản sinh con người

Các hoạt động quản lý

Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại

CHẤT THẢI


Dạng lỏng

Bùn cống

Chất lỏng dầu mở

Dạng rắn

Chất thải sinh hoạt

Chất thải công nghiệp

Các loại khác

Hơi độc hại

Dạng khí

Hình 6.1 Các nguồn phát sinh chất thải và loại chất thải (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)


VI.1.3 Hiện trạng rác thải

VI.1.3.1 Trên thế giới

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra hơn 10 tỉ tấn rác. đứng đầu là Mỹ, chiếm khoảng 2 tỉ tấn/năm. Với lượng rác khổng lồ này thì việc xử lý nó đã không còn là công việc của riêng quốc gia nào. Chỉ tính riêng ở Mỹ, vào thập niên 70 đã phải tốn 3 tỉ USD cho vấn đề quản lý rác.

Lượng rác thải ra trên đầu người cũng khác nhau theo từng khu vực do đó việc quản lý và xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Theo điều tra cho thấy ở Nga lượng rác thải bình quân là 300 kg/người/năm, trong khi đó ở Pháp là 1000 kg/người/năm.

Ở các nước đang phát triển tuy lượng rác thải ra trên đầu người có thấp hơn nhưng công tác thu gom, phân loại tại nguồn vẫn không đạt hiệu quả, vẫn còn tình trạng đổ đóng ngoài trời, hoặc đổ xuống sông rạch. Nguyên nhân do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn

chưa cao, nguồn ngân quĩ cho công tác bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, thiết bị máy móc còn thô sơ, trong khi ở các nước phát triển chỉ cần 0,5 người làm công tác thu gom cho cộng đồng 1000 dân thì ở các nước này phải cần từ 2 đến 5 người.

VI.1.3.2 Việt Nam

Hiện tại môi trường ở Việt Nam ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính trong việc ô nhiễm môi trường là do công cuộc phát triển công nông nghiệp của đất nước không đồng bộ với việc bảo vệ môi trường.. Do đó, việc phát triển đã để lại nhiều hệ lụy đến môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước qua nước thải kỹ nghệ và ô nhiễm do phế thải rắn trong sản xuất công nghệ.

Chất thải rắn có 3 loại: chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế, và chất thải công nghiệp (Hình 6.2, 6.3, 6.4).


Hình 6 2 Rác thải sinh họat được tập trung về bải rác Hỏa Tiến Hậu Giang 1

Hình 6.2 Rác thải sinh họat được tập trung về bải rác Hỏa Tiến, Hậu Giang (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)


Hình 6 3 Rác tái chế tập trung cạnh lò đốt Bệnh viện Đa Khoa TW Cần Thơ Bùi 2Hình 6 3 Rác tái chế tập trung cạnh lò đốt Bệnh viện Đa Khoa TW Cần Thơ Bùi 3

Hình 6.3 Rác tái chế tập trung cạnh lò đốt, Bệnh viện Đa Khoa TW Cần Thơ (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)

Hình 6.4 Rác thải y tế tập trung trong lò đốt Bệnh viện Đa Khoa TW Cần Thơ (Bùi Thị

Nga & ctv, 2008)

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí