Công Cụ Để Xây Dựng Và Lựa Chọn Chiến Lược

nhà đầu tư. Để hình thành hiệu quả các chiến lược cần xác định những điểm mạnh và yếu về tài chính của tổ chức. Các yếu tố tài chính thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch. Các chức năng của tài chính bao gồm: Khả năng huy động vốn; Quản trị rủi ro tài chính; Khả năng sinh lãi.

Hoạt động Quản trị :

- Hoạch định bao gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai. Các nhiệm vụ cụ thể là dự đoán, thiết lập mục tiêu, đề ra các chiến lược, phát triển các chính sách, hình thành các mục đích.

- Tổ chức bao gồm tất cả các hoạt động quản trị tạo ra cơ cấu của mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm. Những công việc cụ thể là thiết kế tổ chức, chuyên môn hóa công việc, chi tiết hóa công việc, thống nhất mệnh lệnh, phối hợp sắp xếp, thiết kế công việc, và phân tích công việc.

- Động viên gồm những nổ lực nhằm định hướng hoạt động của con người, cụ thể là lãnh đạo, các nhóm làm việc chung, thay đổi cách hoạt động, ủy quyền, nâng cao chất lượng công việc, thay đổi tổ chức, tinh thần nhân viên và quản lý…

- Nhân sự, hoạt động nhân sự tập trung vào quản lý cá nhân hay quản lý nguồn nhân lực, bao gồm tuyển dụng, quản lý tiền lương, phúc lợi nhân viên, an toàn cho nhân viên, cơ hội làm việc công bằng, quan hệ với liên đoàn lao động, chính sách kỷ luật, thủ tục phản đối, công tác quần chúng.

- Kiểm soát liên quan đến tất cả các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho kết quả thực tế phù hợp, nhất quán với kết quả đã được hoạch định, như kiểm tra chất lượng, kiểm soát tài chính, bán hàng, tồn kho, phân tích những thay đổi, ...

Ma trận đánh giá môi trường bên trong (IFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Tiến trình xây dựng một ma trận IFE cũng bao gồm 5 bước:

Sơ đồ 1.5 : Tiến trình xây dựng ma trận IFE



Liệt kê yếu tố môi trường bên trong

Xác định mức độ quan trọng của các yếu

Phân loại các yếu tố từ 1 đến 4

Tính điểm tưng yếu tố

Cộng điểm các yếu tố trên danh mục

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá các yếu tố bên trong. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của các doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức quan trọng phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh yếu nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất.

Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó (= bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.

Bước 5 : Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định số điểm về tầm quan trọng. Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm cao nhất mà mỗi doanh nghiệp có thể nhận được có thể là 4.0, thấp nhất là 1.0 và trung bình là 2.5. Tổng số điểm lớn hơn 2.5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về các điểm nội bộ và ngược lại nếu nhỏ hơn 2.5.

1.4. Công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược

1.4.1. Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – thách thức (SWOT):

Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển các loại chiến lược sau:

- Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): các chiến lược này sử dụng điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài

- Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): các chiến lược WO nhằm cải thiện những

điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội từ môi trườngbên ngoài.

- Các chiến lược điểm mạnh - đe dọa (ST): Các chiến lược này sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu - đe dọa (WT): là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

Để xây dựng ma trận SWOT, điều quan trọng và trước hết là cần xác định được những cơ hội, mối đe dọa chủ yếu từ môi trường, những điểm mạnh và điểm

yếu cốt lõi. Bước sau là kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa thành những bốn cặp chiến lược SO, WO, ST, WT và ghi vào các ô thích hợp của ma trận SWOT như mô hình sau:

S: Strenghts: các mặt mạnh W: Weaknesses: Các mặt yếu

O: Opportunities: Các cơ hội T: Threatens: Các nguy cơ/đe dọa

Bảng 1.1. Mô hình ma trận SWOT



Môi trường

ngoại vi

Yếu tố nội bộ

Cơ hội (O)

O1, O2, O3,………………..

Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài doanh nghiệp.


Nguy cơ (T)

T1, T2, T3,…………...……

Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài doanh nghiệp.

Điểm mạnh (S)

S1, S2, S3,………………...

Liệt kê các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp.

Phối hợp S+O

Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

Phối hợp S+T

Sử dụng điểm mạnh để

hạn chế/ né tránh đe dọa.

Điểm yếu (W)

W1, W2, W3,……………..

Liệt kê các điểm yếu bên trong doanh nghiệp

Phối hợp W+O

Khai thác cơ hội để lấp chỗ yếu kém.

Khắc phục điểm yếu để

tận dụng các cơ hội.

Phối hợp W+T

Khắc phục điểm yếu để

giảm bớt nguy cơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược kinh doanh đối với sản phẩm du lịch lữ hành tại Công ty Kỳ Nghỉ Việt giai đoạn 2012 - 2016 - 4

Quá trình xây dựng chiến lược là một quá trình bao gồm việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trên cơ sở sứ mạng và mục tiêu kinh doanh được đề ra của doanh nghiệp để soạn thảo và chọn lựa các chiến lược thích hợp. Để xây dựng các chiến lược cần đánh giá xem doanh nghiệp có thực hiện những biện pháp đúng đắn hay không, và những hoạt động hiện tại của doanh nghiệp có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn hay không. Sự đánh giá lại thường xuyên các chiến lược sẽ giúp cho các nhà quản trị chiến lược tránh được sự tự mãn, chủ quan. Các mục tiêu và chiến lược cần được thường xuyên quan tâm, phát triển và kết hợp sao cho hoàn thành được sứ mạng của doanh nghiệp với hiệu quả cao nhất.

Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ có một số chiến lược được lựa chọn.

1.4.2. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)

Ma trận SWOT đưa ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn và ma trận QSPM là công cụ để có thể quyết định lựa chọn chiến lược nào là tốt nhất đối với doanh nghiệp. Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ phân tích các ma trận EFE, IFE và kết quả kết hợp của các phân tích ở ma trận SWOT để quyết định khách quan trong số các chiến lược có khả năng thay thế tốt nhất. Để phát triển một ma trận QSPM, có 6 bước như sau:

Bứơc 1: Liệt kê các cơ hội/ đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm yếu/

điểm mạnh bên trong doanh nghiệp

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sự phân loại này như trong ma trận IFE và EFE

Bước 3: Xác định các chiến lược thay thế mà công ty nên xem xét thực hiện.

Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nếu có thể.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược (AS). Số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác. Chỉ có các chiến lược cùng nhóm mới so sánh với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1 = không hấp dẫn, 2 = hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4= rất hấp dẫn. Nếu yếu tố thành công không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì không chấm điểm hấp dẫn cho các chiến lược trong nhóm chiến lược này.

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS), là kết quả của việc nhân số điểm phân loại ( bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng

Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược, số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

Kết Luận chương 1:

Trên đây là toàn bộ cơ sở lý thuyết mang tính khái quát có thể áp dụng cho quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ vận dụng nó với những khía cạnh khác nhau theo tình hình thực tế của doanh nghiệp đó. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với sản phẩm du lịch lữ hành tại Công ty Kỳ Nghỉ Việt giai đoạn 2012 – 2016 sẽ vận dụng một cách triệt để cơ sở lý thuyết đó.


CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH HOẠT

ĐỘNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH KỲ NGHỈ VIỆT

2.1. Giới thiệu chung về công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt

- Công ty Du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt được thành lập năm 1994 với đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, trong việc tổ chức điều hành du lịch.

- Tên doanh nghiệp : Công ty Du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt

- Tên tiếng anh : Viet Holidays

- Văn phòng giao dịch : 607C căn hộ cao cấp Mỹ Thuận, đường An Dương

Vương, TP. HCM

- Điện thoại : +84 0822290588

- Fax : +84 62606335

- Email : info@holidaysvn.com

- Website : http://www.tovietnamholidays.com

- Người đại diện : Mai Nam - Số điện thoại: 0933 969 617

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

Công ty Du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt hoạt động trên nhiều lĩnh vực: nhà hàng

-khách sạn, du lịch, dịch vụ trung gian.

Công ty hoạt động chủ yếu ở 2 lĩnh vực: du lịch lữ hành (các tour du lịch nội

địa, Inbound và Outbound) và các dịch vụ trung gian ( vé máy bay, lưu trú, visa,…)

2.1.3. Nhiệm vụ, hình ảnh, giá trị và cam kết của Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt

Hiện tại nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là thiết lập chiến lược kinh doanh, các loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Tuân thủ, thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước, các quy định đối với ngành du lịch.

Hoạt động của doanh nghiệp luôn hướng đến lợi ích cho khách hàng, luôn tạo

điều kiện cho nhân viên phát triển lâu dài, đảm bảo cuộc sống cho nhân viên.

Doanh nghiệp luôn cố gắng đạt được những giá trị mục tiêu về hình ảnh, giá trị và cam kết:

Hình ảnh :Góp phần xây dựng và phát triển ngành du lịch lữ hành trong nước.Tạo nên địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách và góp phần vào sự phát triển du lịch của quốc gia.

Giá Trị: Đối với doanh nghiệp con người là quan trọng. Là yếu tố giúp doanh nghiệp đi đến thành công. Gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và xây dựng nhằm cân bằng sinh thái. Khách hàng là thượng đế, là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cam kết: Với phương châm “Uy tín và chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công”, doanh nghiệp cam kết:

- Luôn đặt uy tín lên hàng đầu trong quá trình kinh doanh;

- Phấn đấu tối thiểu hóa chi phí để đưa ra giá thích hợp nhằm đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng;

- Sẽ tạo ra một môi trường sản xuất trong sạch, không gây ô nhiễm và tránh rủi ro, an toàn lao động.

- Uy tín, chất lượng và phong cách phục vụ tận tình chu đáo sẽ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.

2.1.4. Bộ máy tổ chức công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt


GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Nga

Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt


BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN TỔNG HỢP

BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ DU LỊCH

BỘ PHẬN KINH DOANH

BỘ PHẬN HỖ TRỢ

PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG THIẾT KẾ TOUR

PHÒNG ĐIỀU HÀNH TOUR

IN BOUND

OUT BOUND

NỘI

ĐỊA

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐỘI XE


Khóa luận tốt nghiệp

Trang | 21

(Nguồn : Phòng Hành Chánh – Nhân sự công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt )


Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:

Ban Giám đốc: gồm 3 người ,có trình độ đại học, trong đó 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc. Chịu trách nhiệm về mọi mặt của Công ty, trực tiếp điều hành các trưởng phòng, thực hiện ủy quyền cho các trưởng phòng khi cần thiết. Trực tiếp điều hành và lập kế hoạch hoạt động. Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại và là người phát ngôn chính của công ty.

Phòng tài chính - kế toán: gồm 5 người , trong đó: 1 trưởng phòng kế toán, 1 phó phòng và 3 kế toán viên, chịu trách nhiệm hoạch toán kinh doanh cho toàn bộ các hoạt động của công ty theo chế độ tài chính hiện hành. Lập kế hoạch về tài chính, hoạch toán tiền lương, quản lý, kiểm soát các nguồn lực, tài sản. Theo dõi, ghi chép và báo cáo các số liệu một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đồng thời tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định về tài chính và chiến lược kinh doanh.

Phòng hành chính - nhân sự: gồm 7 người, thực hiện công tác hành chính, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sắp xếp lịch tiếp khách, công tác cho giám đốc và phó giám đốc … Tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự và đào tạo cán bộ.

Phòng điều hành Tour: gồm 2 người, nhiệm vụ giám sát điều hành và kiểm tra về chất lượng ,tiêu chuẩn , an toàn các tour đang và sẽ thực hiện. Đồng thời ghi nhận phản hồi của khách hàng thông qua hướng dẫn viên và tài xế của từng tour cụ thể.

Phòng thiết kế Tour: gồm 5 người : 1 trưởng phòng thiết kế, chịu trách nhiệm kiểm duyệt chương trình, sau đó trình Ban Giám đốc để thực hiện chương trình tour, 2 người phụ trách nghiên cứu, phát triển và viết các tour du lịch trong nước, 2 người phụ trách nghiên cứu, phát triển và viết các tour du lịch ngoài nước.

Bộ phận Outbound: gồm 4 người: 2 sales online phụ trách bán những tour inbound thông qua mạng Internet , 2 Sales Administrator thực hiện các nghiệp vụ bán hàng tại văn phòng. Tổ chức thiết kế, bán và thực hiện các chương trình du lịch ra nước ngoài cho các đối tượng khách là người Việt Nam, khách nước ngoài trong nước Việt Nam có nhu cầu đi du lịch nước ngoài.

Bộ phận Inbound: gồm 5 người: 2 sales online phụ trách bán những tour inbound thông qua mạng Internet; 2 sales Executive phụ trách bán hàng trực tiếp ra ngoài thăm và tìm kiếm khách hàng, 1sales Administrator thực hiện các nghiệp vụ bán hàng tại văn phòng. Tổ chức thiết kế, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho đối tượng khách là người ở nước ngoài, Việt kiều ở ngoài Việt Nam có nhu cầu đi du lịch đến Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023