Sơ Đồ 1: Cơ Cấu, Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Việt Nam

Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch



BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Tổng cục, Cục, Vụ tham mưu

Vụ Lữ hành


TỔNG CỤC DU LỊCH

Vụ Khách sạn

Vụ Hợp tác quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Tài chính

Bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Phần 1 - 7

Văn phòng Tổng cục


VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH


TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH


TẠP CHÍ DU LỊCH

BÁO DU LỊCH

3.4. Sơ đồ 1: Cơ cấu, tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước về Du lịch tại Việt Nam


Vụ Thị trường Du lịch


Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch

43


IV. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương

Cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương gồm Uỷ ban Nhân dân các cấp, thành phố trực thuộc Trung ương, với sự tham mưu của Sở chuyên môn (Sở VHTTDL) Phòng quản lý nghiệp vụ (cấp huyện) và Ban quản lý Du lịch (cấp xã, cộng đồng).

Việc phân cấp quản lý được thực hiện như sau:

. Uỷ ban nhân dân tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phận cấp của Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu, điểm, tuyến, đô thị du lịch (Khoản 4, Điều 11).

Nhiệm vụ cụ thể của các Cơ quan Nhà nước về Du lịch tại địa phương:

UBND các cấp: Có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương (Khoản 3 Điều 9 Luật Du lịch).

Cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu, điểm, tuyến, đô thị du lịch (Khoản 4 Điều 11 Luật Du lịch).

Có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch (Khoản 1 Điều 16 Luật Du lịch)

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu du lịch trong ranh giới hành chính của địa phương (Khoản 2, tiết b Điều 28 Luật Du lịch).

Quy định hình thức quản lý điểm du lịch (Điều 29 Luật Du lịch).


Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia trên địa bàn của mình (Điều 30 Luật Du lịch).

Trình Thủ tướng chính phủ hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch (đồng thời gửi cho Bộ Xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch TW) (Khoản 2 Điều 32 Luật Du lịch).

Trình Thủ tướng ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch (Khoản 2 Điều 33 Luật Du lịch).

Áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏa, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn các hành vi nhằm thu lợi bất chính từ khách du lịch (Khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch).

UBND cấp tỉnh: Phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương (Khoản 1 Điều 81 Luật Du lịch); Xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch địa phương; phối hợp với trung ương và địa phương khác (Khoản 4 Điều 81 Luật Du lịch).

Cơ quan du lịch cấp tỉnh:

Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật

Trước 01/8/2007, các Sở bao gồm:

Sở Du lịch (17)

Sở Du lịch - Thương mại (2)

Sở Thương mại - Du lịch (44)

Sở Ngoại vụ và Du lịch (1)

Từ 01/8/2007, 63 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập. Các Sở được tổ chức thành các phòng chức năng (Thông tư liên Bộ số 43/2008, ngày 06/6/2008).


Cơ quan du lịch cấp tỉnh: Nhận và thẩm định hồ sơ, đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Trung ương xem xét cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Khoản 2 Điều 48 Luật Du lịch).

Cơ quan du lịch cấp tỉnh: Tiếp nhận thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh của đại lý lữ hành trên địa bàn (Khoản 5 Điều 56 Luật Du lịch).

Cơ quan du lịch cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng cho khách sạn 1-2 sao, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác (Khoản 3 Điều 63 Luật Du lịch).

Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu, điểm, đô thị du lịch thuộc địa bàn quản lý (Khoản 2 Điều 70 Luật Du lịch).

Tiếp nhận hồ sơ xem xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (Khoản 2 Điều 74 Luật Du lịch).

Cơ quan du lịch cấp tỉnh: Xem xét đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch (Khoản 3 Điều 75 Luật Du lịch).

Quy định việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, cấp và thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch (Khoản 3 Điều 78 Luật Du lịch).


V. Các Hiệp hội Du lịch/ Lữ hành/ Khách sạn

5.1. Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA - Vietnam Tourism Association) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch và có liên quan đến du lịch.

Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật về kinh doanh, dịch vụ, bình ổn thị trường, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có biểu tượng và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Hà Nội. Hiệp hội có văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại.

Hội được tham gia các tổ chức quốc tế cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5.1.1. Nhiệm vụ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Tuyên truyền giáo dục để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, phương hướng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch về xây dựng, phát triển ngành Du lịch Việt Nam.

Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch theo quy định của pháp luật. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam khi có yêu cầu.


Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành Du lịch; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

Hỗ trợ tư vấn cho các hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

Phối hợp với các tổ chức liên quan trong nước nhằm thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội.

5.1.2. Quyền hạn của Hiệp hội

Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật.

Tổ chức các hoạt động đào tạo, dịch vụ, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

Nghiên cứu, tham gia góp ý, đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, luật pháp đưa ngành du lịch phát triển theo quy định của pháp luật.

Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các mối quan hệ của Hiệp hội với các tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài


theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và vị thế của Hiệp hội.


Xuất bản tập san, các ấn phẩm và các tài liệu tuyên truyền, quảng bá du lịch, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Du lịch về xây dựng, phát triển du lịch, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Được gây quỹ hội trên cơ sở lệ phí, hội phí của hội viên và các nguồn tài trợ, các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ; được tham gia góp vốn trong các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động; được thành lập quỹ phát triển du lịch theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.


5.2. Hiệp hội Lữ hành Việt Nam

Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (VISTA - Vietnam Society of Travel Agents) là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển khách du lịch, của các Hướng dẫn viên và Thuyết minh viên du lịch du lịch. Hiệp hội Lữ hành Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ cho các hội viên phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch và dịch vụ du lịch khác, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, nâng cao trình độ quản lý, khoa học công nghệ và khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên.

Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, hoạt động trong phạm vi cả nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều lệ Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Điều lệ này.

Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, do Hiệp hội Du lịch Việt Nam thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và biểu tượng riêng, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệp hội Du lịch Việt Nam.


Trụ sở chính của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam đặt tại Hà Nội. Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hiệp hội Lữ hành Việt Nam được tham gia các tổ chức quốc tế cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

5.2.1. Nhiệm vụ của Hiệp hội

Tuyên truyền giáo dục để hội viên nhận thức và thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch và hướng dẫn du lịch, động viên các hội viên tích cực xây dựng, phát triển sản phẩm Du lịch, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam.

Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến quảng bá hình ảnh đất nước, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế, tham gia xây dựng đường lối, chính sách phát triển Du lịch Việt Nam khi được yêu cầu.

Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành Du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của Ngành và của hội viên theo thẩm quyền của Hiệp hội, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi khó khăn trong hoạt động, kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách du lịch và hướng dẫn du lịch trên cơ sở trao đổi, phổ biến kinh nghiệm và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.

Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch và sản phẩm du lịch, sắp xếp lại tổ chức, cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến Lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch, sản phẩm du lịch, để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023