Đánh Giá Knvđcb Của Trẻ Mg Nhóm Nội Thành Và Ngoại Thành Tp. Hcm Thời Điểm Cuối Năm Học.


thành không có sự đồng đều ở các VĐ khi áp dụng chương trình giáo dục tại các trường MN hiện nay.

Tóm lại khi so sánh sự phát triển KNVĐCB ở trẻ MG khu vực nội và ngoại thành tại các trường MN khu vực TP.HCM sau 1 năm học cho thấy sự phát triển các KNVĐCB của trẻ MG ở 3 độ tuổi tại khu vực TP.HCM chưa đồng đều.

+ Ở nhóm nội thành: các VĐ chạy, VĐ bật và VĐ ném đều có sự tăng trưởng ở cả 03 độ tuổi sau 1 năm học. VĐ đi thăng bằng ở trẻ MG nhỡ, VĐ trườn và VĐ bò ở trẻ MG lớn không có sự khác biệt thành tích đầu và cuối năm học. Riêng VĐ đi thăng bằng và VĐ leo trèo ở trẻ MG bé có sự phát triển không tốt sau 1 năm học, thành tích các test cuối năm kém hơn so với thành tích đầu năm học.

+ Ở nhóm ngoại thành: chỉ VĐ bật có sự tăng trưởng ở cả 3 độ tuổi sau 1 năm học. VĐ trườn và VĐ bò ở trẻ MG bé, VĐ ném ở trẻ MG nhỡ, VĐ đi thăng bằng cùng với VĐ trườn và VĐ bò ở trẻ MG lớn không có sự khác biệt thành tích đầu và cuối năm học. Riêng VĐ đi thăng bằng và VĐ leo trèo ở trẻ MG bé có sự phát triển không tốt sau 1 năm học, thành tích các test cuối năm kém họn so với thành tích đầu năm học.

Nhịp tăng trưởng KNVĐCB của trẻ MG ở 3 độ tuổi tại 2 nhóm cũng có sự khác biệt giữa các VĐ. Ở trẻ MG bé VĐ ném có nhịp tăng trưởng tốt nhất (nội thành 9,86% và ngoại thành 8,48%), ở trẻ MG nhỡ và MG lớn nhịp tăng trưởng tốt nhất là VĐ bật (nội thành 13.01% ở MG nhỡ và 8.88% ở MG lớn, ngoại thành 9.02% ở MG nhỡ và 11.03% ở MG lớn).

3.2.2.2. Đánh giá KNVĐCB của trẻ MG nhóm nội thành và ngoại thành TP. HCM thời điểm cuối năm học.

Để có cái nhìn đầy đủ hơn về sự khác biệt khả năng VĐ của trẻ MG ở nhóm nội thành và ngoại thành sau 1 năm học tại trường MN, luận án tiến hành so sánh KNVĐCB của 2 nhóm ở từng độ tuổi tại thời điểm cuối năm


học. Qua đó xác định được sự khác biệt của KNVĐCB ở từng khu vực, tạo tiền đề thực tiễn cho việc xây dựng và thử nghiệm các BTVĐ của luận an. Kết quả so sánh của 2 nhóm nội và ngoại thành theo từng độ tuổi được trình bày tại bảng 3.21 đến bảng 3.23.

Bảng 3.21. So sánh KNVĐCB của trẻ MG bé ội t à v oại t TP.HCM au 1 ăm ọc ( = 200)

TT

Te t đá iá

Nhóm

X

S

d

t

P

1

Chạy 10m xuất phát

cao (s)

Nội thành

4.79

0.42

0.07

1.5

> 0.05

Ngoại thành

4.86

0.43

2

Đi trên vạch kẻ sẵn

(s)

Nội thành

5.34

0.45

0.01

0.23

> 0.05

Ngoại thành

5.35

0.44

3

Trườn theo hướng

thẳng (s)

Nội thành

14.85

0.95

0.19

2.09

< 0.05

Ngoại thành

15.04

0.88

4

Bò qua 03 cổng (s)

Nội thành

8.52

0.76

0.25

2.44

< 0.02

Ngoại thành

8.77

0.88

5

Trèo 3 bậc thang

gióng (s)

Nội thành

11.83

1.46

0.11

0.65

> 0.05

Ngoại thành

11.94

1.86

6

Bật xa tại chổ (cm)

Nội thành

43.3

4.15

1.82

4.47

< 0.001

Ngoại thành

41.48

3.97

7

Ném xa bằng 1 tay (cm)

Nội thành

160.7

8.41

3.3

3.34

< 0.001

Ngoại thành

157.4

11.17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 17

Quan sát bảng 3.21 cho thấy KNVĐCB của MG bé nhóm nội thành ở một số VĐ tốt hơn nhóm ngoại thành tại thời điểm cuối năm học, cụ thể như sau: các VĐ trườn, VĐ bò, VĐ bật và VĐ ném của trẻ MG bé ở nhóm nội thành vào cuối năm học tốt hơn nhóm ngoại thành (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ttính > t05). Các VĐ chạy, VĐ đi thăng bằng, VĐ leo trèo không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (ttính < t05).


Bả 3.22. So sánh KNVĐCB của trẻ MG ỡ ội t à v oại t TP.HCM au 1 ăm ọc ( = 200)

TT

Te t đá giá

Nhóm

X

S

d

t

P

1

Chạy 15 m xuất phát cao (s)

Nội thành

5.4

0.49

-0.01

0.2

> 0.05

Ngoại thành

5.39

0.49

2

Đi thằng bằng trên ghế thể dục (s)

Nội thành

5.46

0.52

0.06

1.19

> 0.05

Ngoại thành

5.52

0.46

3

Trườn qua 3 cổng (s)

Nội thành

14.88

1.25

-0.03

0.25

> 0.05

Ngoại thành

14.85

1.26

4

Bò qua 5 cổng (s)

Nội thành

6.36

0.66

0.01

0.002

> 0.05

Ngoại thành

6.36

0.66

5

Trèo 5 bậc thang gióng (s)

Nội thành

15.13

1.28

-0.04

0.28

> 0.05

Ngoại thành

15.09

1.3

6

Bật xa tại chổ (cm)

Nội thành

57.22

4.5

1.47

3.02

< 0.001

Ngoại thành

55.75

5.23

7

Ném xa bằng 2 tay (cm)

Nội thành

221.9

23.46

2.75

1.18

> 0.05

Ngoại thành

219.15

23.14


Quan sát bảng 3.22 cho thấy KNVĐCB của MG nhỡ nhóm nội thành và nhóm ngoại đa phần không có sự khác biệt tại thời điểm cuối năm học, cụ thể như sau: ngoài VĐ bật ở nhóm nội thành tốt hơn nhóm ngoại thành ở cuối năm học (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ttính > t05) thì các VĐ còn lại không có sự khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm cuối năm học (ttính < t05).


Bả 3.23. So sánh KNVĐCB của trẻ MG lớ ội t v oại t TP.HCM au 1 ăm ọc ( = 200)

TT

Te t đá iá

Nhóm

X

S

d

t

P

1

Chạy 18 m xuất phát cao (s)

Nội thành

5.85

0.58

0.41

6.79

< 0.001

Ngoại thành

6.26

0.62

2

Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát (s)

Nội thành

7.69

0.65

0.18

2.59

< 0.02

Ngoại thành

7.87

0.79

3

Trườn qua 05 cổng (s)

Nội thành

10.54

1.01

0.2

2.21

< 0.05

Ngoại thành

10.74

0.79

4

Bò zíc zắc qua 4 điểm (s)

Nội thành

6.21

0.63

-0.1

1.67

> 0.05

Ngoại thành

6.11

0.53

5

Bật xa tại chổ (cm)

Nội thành

79.62

7.63

-0.25

0.33

> 0.05

Ngoại thành

79.87

7.51

6

Ném xa bằng 2 tay (cm)

Nội thành

258.3

18.22

-0.3

0.17

> 0.05

Ngoại thành

258.6

18.19

Quan sát bảng 3.23 cho thấy KNVĐCB của MG lớn nhóm nội thành tốt hơn nhóm ngoại thành ở một số VĐ tại thời điểm cuối năm, cụ thể như sau: VĐ chạy, VĐ đi thăng bằng và VĐ trườn ở trẻ MG lớn nhóm nội thành tốt hơn nhóm ngoại thành (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vì ttính > t05). Còn những VĐ bò, VĐ bật và VĐ ném không có sự khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm cuối năm học (ttính < t05).

N ư vậy khi so sánh KNVĐCB của trẻ MG ở nhóm nội thành và ngoại

thành vào thời điểm cuối năm học cho thấy có sự khác biệt ở một số VĐ theo từng độ tuổi mà ưu thế nghiêng về nhóm nội thành:

+ Ở trẻ MG bé: các VĐ bò, VĐ bật và VĐ ném ở nhóm nội thành tốt hơn nhóm ngoại thành. Các VĐ còn lại (VĐ chạy, VĐ đi thăng bằng, VĐ leo trèo) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm sau 1 năm học.

+ Ở trẻ MG nhỡ: ngoài VĐ bật ở nhóm nội thành tốt hơn nhóm ngoại thành thì các VĐ còn lại không có sự khác biệt giữa 2 nhóm sau 1 năm học.


+ Ở trẻ MG lớn: các VĐ chạy, VĐ đi thăng bằng, VĐ trườn ở nhóm nội thành tốt hơn nhóm ngoại thành. Các VĐ còn lại (VĐ bò, VĐ bật, VĐ ném) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm sau 1 năm học.

3.2.3. B luậ về kết quả đá iá t ực trạ cô tác tổ c ức các

oạt độ iáo dục KNVĐCB c o trẻ MG tại các trườ MN ở TP.HCM

Hiện nay, việc tiếp cận quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” trong đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục trẻ theo hướng “tích hợp” là một vấn đề đang được các cấp ban ngành quan tâm cũng như sự chú ý của toàn xã hội. Để thực hiện được những đổi mới này, bên cạnh việc nâng cao những yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho người GV, giúp GVMN hoàn thành tốt vai trò “chủ động” trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trẻ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để cải cách giáo dục cần chú ý đến 2 yếu tố: ý chí thay đổi và trình độ năng lực của đội ngũ GV. Vai trò của người GVMN được xem như là nhân tố quyết định trong sự chuyển biến của cả hệ thống giáo dục hiện nay. Do đó, để đánh giá được thực trạng hiện nay trong công tác tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ MG tại TP.HCM, luận án tiến hành tìm hiểu quan điểm của người GVMN đối với hoạt động GDTC tại trường MN; những yếu tố mà người GVMN cho rằng ảnh hưởng không tốt đến việc tổ chức hoạt động PTVĐ cho trẻ. Bên cạnh đó, luận án còn tiến hành tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động VĐ cho trẻ tại các trường MN thông qua khảo sát GVMN để xác định thời điểm tổ chức hoạt động, hoạt động chủ đạo phát triển VĐ cho trẻ, thời lượng trẻ được VĐ trong ngày và đánh giá hiệu quả công tác PTVĐ cho trẻ MG thông qua đánh giá, so sánh KNVĐCB của trẻ thời điểm đầu và cuối năm học.

Theo tác giả Nguyễn Thị Hoà“… GV phải là người cộng tác, người làm mẫu, người cổ vũ khuyến khích trẻ, người dàn xếp, điều phối các mối quan hệ, người quan sát, theo dòi trẻ và giúp đỡ khi cần thiết, kiệp thời giải quyết các mâu thuẫn giữa trẻ; là người lên kế hoạch chơi, đảm bảo môi trường giáo dục và sự an toàn của trẻ khi tham hoạt động.”[41]. Qua đó có


thể thấy vai trò của người GVMN rất quan trọng trong việc tổ chức, định hướng các hoạt động giáo dục trẻ tại trường MN. Nếu người GVMN có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDTC đặc biệt là việc PTVĐ cho trẻ sẽ là điều kiện ban đầu cho việc tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ MG đạt kết quả tốt. Vì nếu xác định được tầm quan trọng của phát triển VĐ ở trẻ thì người GV sẽ đầu tư các hoạt động PTVĐ tốt hơn, đang dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học nhằm mang lại hiểu qua phát triển các KNVĐCB ở trẻ tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN ở TP.HCM tại mục 3.2.1 của luận án cho thấy đa phần GVMN nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KNVĐCB ở trẻ MG. Tuy nhiên phần lớn ý kiến đều cho rằng nội dung, hình thức và phương pháp tập luyện KNVĐCB tại trường MN chưa phù hợp với khả năng VĐ của trẻ tại TP.HCM. GVMN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các giờ học GDTC vì số lượng trẻ quá đông cũng như GV đang phải đảm đương số lượng công việc quá nhiều. Điều này khiến cho chất lượng các hoạt động giáo dục KNVĐCB nói riêng và các hoạt động giáo dục ở lĩnh vực khác nói chung không đảm bảo chất lượng và được đầu tư phù hợp.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM năm học 2013 – 2014 thì tại TP.HCM còn thiếu 2.552 nhân sự trong đó: thiếu 8 cán bộ phụ trách tại phòng GD, 137 cán bộ quản lí tại các trường MN và 2.407 GVMN trực tiếp đứng lớp. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết thống kê các số liệu tại trường MN công lập tại TP.HCM đang có: 419 trường MN với 3.588 lớp hiện học và

139.458 trẻ độ tuổi MG đang theo học cùng với 7.290 GV đang dạy độ tuổi MG. Nếu đem so sánh báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM với Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT về việc “Ban hành Điều lệ Trường MN” và Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ban hành ngày 16/03/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ về việc “Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập” thì có thể thấy thực trạng đáng báo động trong công tác GD cho trẻ tại các trường MN hiện nay tại TP.HCM như sau:


+ Số lượng trẻ bình quân tại lớp khá cao: 39 trẻ/lớp cao hơn quy đinh từ 4 trẻ - 14 trẻ (25 trẻ/lớp đối với MG bé, 30 trẻ/lớp đối với MG nhỡ và 35 trẻ/lớp đối với MG lớn)

+ Số lượng trẻ do GVMN phụ trách cũng đang ở mức độ cao: 19 trẻ/cô cao hơn so với với định từ 3 trẻ - 8 trẻ (01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi)

Tác giả Đặng Hồng Phương cho rằng “Trong quá trình GDTC cho trẻ MN, các nhiệm vụ GDTC được hoàn thành bằng các hình thức tổ chức khác nhau. Các hình thức tổ chức GDTC cho trẻ MN là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động VĐ nhiều dạng của trẻ …” [54]. Qua đó có thể thấy được công tác GDTC cho trẻ tại trường MN. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc tổ chức hoạt động GD của GVMN hiện nay còn bị lệ thuộc rất nhiều vào chương trình khung, phương pháp và hình thức dạy học còn rập khuông, thiếu sáng tạo. Chính điều này khiến cho các giờ hoạt động VĐ tại trường MN đang rất nhàm chán, chưa phát huy tối đa ưu điểm của GDMN. Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên là việc nguời GVMN không được cung cấp đầy đủ các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực GDTC. Chương trình học của khoa GDMN tại các trường Cao đẳng và Đại học cho thấy hiện nay, sinh viên chuyên ngành GDMN chỉ được học 45 tiết (3 tín chỉ) cho môn Lí luận và phương pháp GDTC cho trẻ mầm non và trong các đề cương chi tiết thì lượng kiến thức rất nhiều (khái niệm, nội dung bài tập, nguyên tắc, phương pháp, hình thức …). Với thời lượng môn học như vậy không đủ để GV có thể nắm hết được các kiến thức chuyên môn về GDTC và VĐ cho trẻ, đặc biệt là về kĩ thuật động tác, cách thức hình thành biểu tượng VĐ.Việc GV không nắm rò các nội dung tập luyện, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp với khả năng của trẻ theo từng độ tuổi là điều hết sức nguy hiểm trong công tác tổ chức các hoạt động GD nói chung và phát triển VĐ nói riêng tại các trường MN hiện nay trên cả nước.

Theo Nguyễn Thị Hoà “Giáo dục cho cả thế hệ khoẻ mạnh, cường tráng sẽ góp phần tạo nên những con người thông minh, năng động trước hoàn cảnh thực tế của đất nước…” [40]. Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con


người và của xã hội cho nên chăm sóc sức khoẻ của trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDMN hiện nay. Việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ phải đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ sau: Phát triển sức khoẻ thể chất và tinh thân, hình thành năng lực cá nhân duy trì cuộc sống lành mạnh; Phát triển các kĩ năng VĐ tinh và VĐCB (VĐ thô), hình thành các tố chất thể lực cơ bản ở trẻ; Hình thành các kĩ năng văn hoá – vệ sinh cơ bản; Hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp cho việc đảm bảo an toàn bản thân; Phát triển khả năng lực thể chất của bản thân.

Theo tác giả Nguyễn Bá Minh và các cộng sự “giáo dục PTVĐ là một nhiệm vụ của GDTC nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ MN … giáo dục PTVĐ giúp hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động , đồng thời phát triển các tố chất vận động…” [49]. Có thể nói vai trò của VĐ đối với sự phát triển thể chất nói riêng và phát triển toàn diện nói chung ở trẻ MG là vô cùng quan trọng. Trẻ thực hiện được các VĐCB tốt, sẽ là tiền đề giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động giáo dục tại trường MN, giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động tại trường và ngoài xã hội tạo điều kiện để trẻ phát triển các lĩnh vực còn lại: tình cảm xã hội, ngôn ngữ, nhận thực và thẩm mĩ.

Kết quả nghiên cứu tại mục 3.2.2 về việc đánh giá trình độ của trẻ MG tại 2 khu vực nội và ngoại thành TP.HCM sau 1 năm học cho thấy còn nhiều bất cập.

Các KNVĐCB có sự tăng trưởng không đồng đều ở các nhóm nghiên cứu của từng độ tuổi và ưu thế nghiêng về nhóm nội thành. Điều này cho thấy hiện nay tại các trường MN ở TP.HCM không có sự đồng nhất trong việc tổ chức các hoạt động VĐ cho trẻ ở từng khu vực và từng độ tuổi. Đa phần người GVMN chỉ chú ý đến VĐ theo độ tuổi (đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình GDMN 2009) chứ chưa có hệ thống các bài tập giúp phát triển các VĐ đồng nhất, chưa chú ý đến khả năng VĐ của từng cá thể trẻ. Điều này khiến cho những VĐ trẻ đã được học ở các lớp dưới bị mất đi đặc biệt là các VĐ trườn và VĐ bò. Đây là một trong những yếu tố khiến cho KNVĐCB của trẻ ở các độ tuổi MG có sự phát triển không đồng đều, thậm chí một số kĩ năng không có sự phát triển hoặc có sự phát triển không tốt sau 1 năm học.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí