Trong nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Tuyết Thuý vào năm 2009 cũng đề cập tới sự khác biệt về thể lực của trẻ MG thành thị và nông thôn các Tỉnh miền Trung. Trong 4 tố chất thể lực được nghiên cứu (nhanh, mạnh, khéo léo, mềm dẻo) trẻ thành thị đều thể hiện trình độ thể lực tốt hơn hẳn trẻ nông thôn. Tác giả cũng chỉ rò nguyên nhân dẫn tới thực trạng này chính là sự khác biệt trong nhận thức, sự quan tâm đầu tư chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường MN ở thành phố bao gồm: các điều kiện, phương tiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như đội ngũ GV có trình độ tốt hơn ở nông thôn. Đề tài “Nghiên cứu dọc đặc điểm phát triển cơ thể và tâm lí của trẻ 37 – 72 tháng” của tác giả Hàn Nguyệt Kim Chi (2002) cũng chỉ ra trẻ ở khu vực thành thị hơn hẵn trẻ nông thôn ở điều kiện gia đình, vệ sinh, kinh tế và điều kiện chăm sóc trẻ tại gia đình, cơ sở vật chất tại trường MN, trình độ của giáo viên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các chỉ tiêu đánh giá VĐ thô: đứng 1 chân 10 giây, chạy đổi hướng theo vật chuẩn, bắt bóng nảy, ném bóng cao tay, đi nối gót, bắt bóng nảy, đi bằng mũi bàn chân, nhảy lò cò… hầu hết các chỉ số đánh giá ở trẻ thành thị tốt hơn trẻ nông thôn [20].
Từ những phân tích trên cho thấy kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh chân thực và khách quan thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục VĐ và sự khác biêt trong phát triển VĐ cho trẻ MG ở các trường MN khu vực nội và ngoại thành TP.HCM. Đa phần giáo viên chỉ chú trọng vào các VĐ được đề cập trong nội dung Yêu cầu cần đạt của phát triển lĩnh vực VĐ theo Chương trình GDMN (2009) chứ chưa chú trọng tới việc phát triển toàn diện các KNVĐCB cho trẻ MG theo từng độ tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các VĐ trườn, VĐ bò, VĐ leo trèo ở các độ tuổi tại cả 2 khu vực nội và ngoại thành đều không có sự tăng trưởng sau 1 năm học, thậm chí một số KNVĐCB còn có sự giảm sút sau 1 năm học như VĐ leo trèo của trẻ MG bé ở cả khu vực nội và ngoại thành TP. HCM
3.3. N iê cứu ứ dụ một b i tập â cao iệu quả p át triể KNVĐCB c o trẻ MG tại các trườ MN ở TP.HCM.
Thông qua kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động vận động cho trẻ MG tại trường MN cho thấy có nhiều sự bất cập trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại các trường MN ở TP.HCM. Trong quá trình xây dựng chương trình chi tiết năm học, các trường MN đã cố gắn đáp ứng đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu và kết quả mong đợi theo từng độ tuổi của chương trình khung (Chương trình GDMN). Tuy nhiên, một số nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ rò điều kiện học tập của trẻ thuộc các vùng miền khác nhau sẽ có sự cách biệt khá lớn cho nên kết quả đạt được của quá trình giáo dục trẻ cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Đặc biệt TP.HCM là một trong hai thành phố lớn nhất tại Việt Nam, có sự tăng trưởng về kinh tế cao và là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và giáo dục quan trọng nhất của nước ta.
Vấn đề được đặt ra là với nét đặc thù riêng của khu vực TP.HCM, thì việc lựa chọn nội dung bài tập, hình thức và phương pháp tập luyện cho trẻ MG cũng phải bám sát vào đặc trưng riêng của địa phương. Tuy nhiên điều này thì các trường MN và GVMN lại tiến hành chưa thoả đáng khiến cho việc giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM chưa đạt kết quả tốt nhất có thể. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, luận án tập trung nghiên cứu để xây dựng nội dung một số bài tập, đề xuất đổi mới một số hình thức tổ chức các bài tập nhằm tích cực hoá các hoạt động giáo dục VĐ ở trẻ trên cơ sở tận dụng tối đa các điều kiện tại các trường MN ở TP.HCM.
3.3.1. Cơ ở t ực tiễ để xây dự b i tập â cao iệu quả p át triể KNVĐCB c o trẻ MG tại TP.HCM
Với mục tiêu xây dựng một số bài tập vận động (BTVĐ) vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đáp ứng tính khả thi, vừa đảm bảo phù hợp với nhu cầu của GV tại các trường MN ở TP.HCM. Luận án tiến hành phỏng vấn 121 khách thể là chuyên gia và cán bộ quản lí trong Ngành GDMN tại TP.HCM về những tiêu chí cần thiết trong việc xây dựng nội dung BTVĐ và các hình thức tập luyện các BTVĐ cho trẻ MG tại TP.HCM. Luận án xử lý kết quả phỏng vấn bằng phương pháp quy đổi theo điểm như sau: “Cần thiết” tương đương 2 điểm; “Bình thường” tương đương 1 điểm; “Không cần thiết” tương đương 0 điểm. Sau đó tính tỷ lệ cho từng bài tập bằng tổng điểm quy đổi với tổng điểm tuyệt đối là số phiếu thu về nhân cho điểm cao nhất, như vậy điểm tuyệt đối là 121 x 2 = 242 điểm. Kết quả xử lí sau phỏng vấn được luận án trình bày ở bảng 3.24.
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn ở bảng 3.25, luận án chọn các tiêu chí xây dựng bài tập đạt tỷ lệ điểm quy đổi từ 75% trở lên để làm căn cứ xây dựng các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM. Như vậy thông qua khảo sát luận án đã xác định được 7 tiêu chí để xây dựng nội dựng BTVĐ và 3 tiêu chí xác định hình thức tập luyện BTVĐ phù hợp với trẻ MG tại TP.HCM cụ thể như sau:
* Về ội du các b i tập
+ Bám sát chương trình GDMN (2009): Chương trình GDMN được ban hành vào ngày 25/7/2009 theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT và được sử đổi bộ xung ngày 30/12/2016 theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT. Trong chương trình hướng dẫn khá chi tiết và cụ thể về chế độ sinh hoạt, nội dung các lĩnh vực phát triển (trong đó có lĩnh vực phát triển VĐ), yêu cầu cần đạt, hướng dẫn đánh giá và hướng dẫn thực hiện chương trình. Theo Phần bốn
Bả 3.24. Kết quả p ỏ vấ các tiêu c í cầ t iết k i xây dự BTVĐ c o trẻ MG tại TP.HCM ( =121)
Tiêu c í xây dự b i tập VĐCB c o trẻ MG | Kết quả k ả t i | Điểm qui đổi | Tỉ lệ | |||
Cầ t iết | Bình t ườ | Không cầ t iết | ||||
1. Tiêu c í về Nội du | ||||||
1.1 | Bám sát chương trình GDMN 2009 | 98 | 23 | 0 | 219 | 90.5% |
1.2 | Đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện các KNVĐCB | 121 | 0 | 0 | 242 | 100.0% |
1.3 | Phù hợp với đặc điểm, khả năng VĐ theo từng độ tuổi | 87 | 34 | 0 | 208 | 86.0% |
1.4 | Mang tính thực tế, dễ tổ chức thực hiện | 26 | 86 | 9 | 138 | 57.0% |
1.5 | Đảm bảo tính hệ thống, có sự kế thừa và phát triển | 62 | 59 | 0 | 183 | 75.6% |
1.6 | Kích thích sự hứng thú, tích cực tham gia của trẻ | 73 | 48 | 0 | 194 | 80.2% |
1.7 | Linh động, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương | 121 | 0 | 0 | 242 | 100.0% |
1.8 | Có sự phân tầng theo từng cấp độ, thể hiện tính cá biệt | 110 | 11 | 0 | 231 | 95.5% |
2. Tiêu c í về Hì t ức tổ c ức tập luyệ | ||||||
2.1 | Tập luyện đồng loạt | 21 | 87 | 13 | 129 | 53.3% |
2.2 | Tập luyện lần lượt | 104 | 17 | 0 | 225 | 93.0% |
2.3 | Tập luyện theo nhóm không chuyển đổi | 98 | 23 | 0 | 219 | 90.5% |
2.4 | Tập luyện theo nhóm có chuyển đổi | 26 | 86 | 9 | 138 | 57.0% |
2.5 | Tập luyện cá nhân | 68 | 53 | 0 | 189 | 78.1% |
2.6 | Tập luyện cặp đôi | 0 | 43 | 78 | 43 | 17.8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian, Nội Dung, Hình Thức Tổ Chức Các Hoạt Động Giáo Dục Knvđcb Cho Trẻ Mg Tại Trường Mn
- N Ịp Tă Trưở Các Knvđcb Của Trẻ Mg Bé Tại Một
- Đánh Giá Knvđcb Của Trẻ Mg Nhóm Nội Thành Và Ngoại Thành Tp. Hcm Thời Điểm Cuối Năm Học.
- So Sánh Knvđcb Của Óm T Ực Iệm V Óm Đ I C Ứ Trước T Ực Iệm.
- Xây Dự Tiêu C Uẩ Đá Iá Trì Độ Knvđcb Của Trẻ Mg Ở
- Xác Định Chuẩn Điểm Tổng Hợp Đánh Giá Knvđcb Của Trẻ Mg Tham Gia Tn
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
hướng dẫn thực hiện chương trình có ghi “Căn cứ vào Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở GDMN xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình phù hợp với địa phương”. Vì vậy, khi áp dụng bất kì một nội dung giáo dục hay chương trình chi tiết nào, người GV cần phải tuân thủ chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. Đây là cơ sở Pháp lý để luận án xây dựng các BTVĐ và có thể ứng dụng các BTVĐ này trên các khách thể nghiên cứu.
+ Giúp trẻ phát triển toàn diện các KNVĐCB: Một trong những yêu cầu của Chương trình GDMN là giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực, vì vậy cho nên khi xây dựng chương trình chi tiết các trường MN đều phải thoả mãng yêu cầu này. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các nội dung giáo dục (nội dung tập luyện trong lĩnh vực VĐ) quá cứng nhắc, bám rất sát vào chương trình khung, chỉ tập trung vào các kỹ năng theo độ tuổi (ví dụ như ở trẻ MG lớn, chỉ phát triển mạnh ở các VĐ bật, VĐ ném) đặc biệt là giúp trẻ đáp ứng được các tiêu chí đánh giá của Bộ chuẩn phát triển trẻ tuổi chứ chưa giúp trẻ phát triển đầy đủ các KNVĐCB. Điều này đã được luận án phân tích tại bảng 3.18 đến bảng 3.20.
+ Phù hợp với đặc điểm VĐ theo từng độ tuổi: Tại mỗi độ tuổi của trẻ MG đều có nét đặc trưng về VĐ riêng, và có sự khác biệt ở từng độ tuổi và từng lớp học. Đặc điểm phát triển thể chất và VĐ ở từng độ tuổi đã được luận án trình bày tại mục 1.3.4. Đây là cơ sở khoa học để luận án xây dựng các BTVĐ đáp ứng được khả năng VĐ của từng độ tuổi.
+ Đảm bảo được tính hệ thống, kế thừa theo độ tuổi: Bất kỳ 1 chương trình tập luyện nào cũng cần phải đảm báo tính kế thừa và có sự tăng tiến theo từng lớp, trình độ của người học và đối với trẻ MG cũng vậy. Các BTVĐ phải được xây dựng sao cho có sự tăng tiến giữa các độ tuổi, thể hiện sự khác biệt và thoả mãng nhu cầu VĐ của độ tuổi đó.
+ Kích thích được sự hứng thú, tích cực tham gia ở trẻ: Một trong những yếu tố giúp cho các hoạt động VĐ của trẻ MG đạt hiệu quả cao chính là sự tích cực tham gia của trẻ. Nét đặc trưng của hoạt động GD ở độ tuổi MG chính là thông qua các trò chơi để cung cấp kiến thức, kỹ năng và phát triển phẩm chất trẻ. Trẻ phải hứng thú thì mới tham gia và chỉ có tích cực VĐ mới giúp phát triển KNVĐCB ở trẻ. Đây sẽ là định hướng cho luận án khi việc xây dựng các BTVĐ trong quá trình nghiên cứu.
+ Phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương: Tại mục 02 Phần bốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình” trong Chương trình GDMN có nêu “Trên cơ sở Chương trình giáo dục mầm non, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhóm/ lớp, khả năng của cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương”. Có thể nói chương trình khung hiện nay rất chú trọng đến sự phụ hợp của các hoạt động GD tại địa phương. Tuy nhiên thực tế rất khó cho GVMN vì hiện tại không có 1 cơ sở khoa học nào để xây dựng các nội dung VĐ cho trẻ ngoài các nội dung được đề cập tới trong chương trình khung. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các nội dung bài dạy, kế hoạch năm học bị rập khuôn ở các địa phương, chưa có sự phân hoá theo điều kiện vùng miền. Đây chính là bất cập lớn nhất mà các trường MN gặp phải khi xây dựng nội dung giáo dục năm học cho trẻ MG theo từng độ tuổi.
+ Có sự phân tầng theo từng cấp độ, thể hiện tính cá biệt: Ở mục 04 và 05 tại Phần bốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình” trong Chương trình GDMN có nêu “Theo dòi, đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và xem xét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ và của nhóm/lớp” và “ Giáo viên phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ”. Thực tế hiện nay cho thấy GVMN áp dụng các BTVĐ một cách đại trà, chưa phân hoá theo
năng lực VĐ của từng cá nhân và nhóm lớp, làm cho các hoạt động VĐ chưa mang lại hiệu quả cao, chưa sát với khả năng VĐ của từng cá nhân trẻ.
* Về ì t ức tổ c ức tập luyệ Các hình thức tập luyện cá nhân, tập luyện lần lượt và tập luyện theo nhóm không chuyển đổi được luận án trình bày tại mục 1.3.3.3 Chương 1. Theo quan sát thực tế của tại các trường MN, đây là những hình thức tổ chức các hoạt động VĐ mà người GVMN đang áp dụng rộng rải hiện nay. Các hình thức tập luyện trên sẽ mang lại hiệu quả cao khi áp dụng cùng với các trò chơi vậ động và phương pháp tập luyện trò chơi – thi đầu, tác giả Đặng Hồng Phương đã đề cập tới vấn đền này tại cuốn Hình thành Kĩ năng VĐ cho trẻ mầm non [23].
3.3.2. T iết kế v lựa c ọ b i tập p át triể KNVĐCB c o trẻ MG (3
– 6 tuổi) trê địa b TP.HCM
Căn cứ vào các tiêu chí về nội dung và hình thức tập luyện đã được xác định ở phần 3.3.1, cũng như tham khảo các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án đã xây dựng được 24 BTVĐ cho trẻ MG tại TP.HCM với các yêu cầu sau:
+ Nội dung tập luyện mang tính mở, không ràng buộc các VĐ cố định mà có thể linh động thay đổi các vận động cho phù hợp với mục tiêu kế hoạch dạy học của GV và trường MN nhưng không được trái với mục tiêu nghiên cứu và quy luật phát triển VĐ theo độ tuổi của trẻ.
+ Bám sát đặc điểm vận động của trẻ theo từng độ tuổi nhưng linh động trong việc lựa chọn, sắp xếp nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy theo sự hứng thú của trẻ và chủ đề tại trường MN.
+ Tận dụng các trang thiết bị dạy học tối thiểu tại các trường MN để tổ chức hoạt động VĐ kích thích sự hứng thú trong vận động của trẻ. Phát huy tính chủ động của GV hướng tới phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm và học thông qua chơi.
+ Đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện cho phù hợp với các hoạt động giáo dục (giờ học chính, hoạt động vui chơi ngoài trời, trò chơi tích hợp…) nhắm tận dụng tối đa các hoạt động giáo dục để phát triển VĐ cho trẻ MG tại trường MN.
Để xác định các BTVĐ phù hợp cho trẻ MG tại TP.HCM, luận án tiến hành phỏng vấn 121 khách thể là chuyên gia và cán bộ quản lí Ngành GDMN. Kết quả thu được sau phỏng vấn được luận án xử lý bằng phương pháp quy đổi theo điểm như sau: “Phù hợp” tương đương 2 điểm; “Bình thường” tương đương 1 điểm; “Không phù hợp” tương đương 0 điểm. Sau đó tính tỷ lệ cho từng bài tập bằng tổng điểm quy đổi với tổng điểm tuyệt đối là số phiếu thu về nhân cho điểm cao nhất, điểm tuyệt đối là 121 x 2 = 242 điểm. Kết quả thu được sau phỏng vấn các khách thể khảo sát để lựa chọn các bài tập được luận án trình bày ở bảng 3.25.
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn ở bảng 3.25, luận án lựa chọn các bài tập đạt tỷ lệ điểm quy đổi từ 70% trở lên để tiến hành tổ chức thực nghiệm cho trẻ MG tại một số trường MN khu vực TP. HCM. Như vậy thông qua khảo sát 121 khách thể là chuyên gia và cán bộ quản lí ngành GDMN, luận án đã xác định được các bài tập vận động phù hợp cho từ độ tuổi ở trẻ MG như sau: 17 bài tập cho trẻ MG bé (3 – 4 tuổi), 17 bài tập cho trẻ MG nhỡ (4 – 5 tuổi), 19 bài tập cho trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi). Danh sách tên các bài tập vận động cụ thể được lựa chọn cho từng độ tuổi được luận án trình bày tại bảng 3.26 và mô tả chi tiết các các bài tập vận động được trình bày tại phụ lục 6.