Đá Iá T Ực Trạ Cô Tác Iáo Dục P Át Triể Knvđcb Của Trẻ Mg 3 – 6 Tuổi Tại Các Trườ Mn K U Vực Tp.hcm


và đưa ra được các quan điểm đáng chú ý về sự phát triển chiều cao và cân năng của trẻ.

+ Trong nghiên cứu “Nghiên cứu dọc đặc điểm tăng trưởng cơ thể và phát triển tâm lý của trẻ 37 – 72 tháng” Hàn Nguyệt Kim Chi và các cộng sự vào năm 2002 đã đề cập tới một số chỉ số đánh giá vận động thô và vận động tinh của trẻ MG theo từng độ tuổi tại 3 khu vực là thành thị, nông thôn và miền núi [20].

+ Trong luận án tiến sĩ “phát triển thể lực của trẻ MG tại một số tỉnh miền Trung” của tác giả Lâm Thị Tuyết Thuý năm 2009 đã đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá thể lực của trẻ độ tuổi MG dành cho các Tỉnh Miền Trung. Đặc biệt, luận án đã xây dựng được các test đánh giá trình độ thể lực cho trẻ MG theo từng độ tuổi và thang đo cho khu vực thành thị và nông thôn các Tỉnh miền Trung [82].

+ Trong nghiên cứu “Xây dựng bộ công cụ đo lường thể lực của trẻ 3-4 tuổi tại TP.HCM” của tác giả Đỗ Vĩnh năm 2013 đã xác định được 7 chỉ số đánh giá thể lực cho trẻ MG bé tại địa bàn TP.HCM.[89]

+ Trong tác phẩm “Các hoạt động PTVĐ cho trẻ mầm non” của tác giả Nguyễn Sinh Thảo vào năm 2011 có đề cập tới các mốc phát triển và khả năng vận động của trẻ Nhà trẻ và MG từ 6 tháng – 72 tháng.[68]

Đây là những công trình nghiên cứu quý giá làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo trên lĩnh vực GDTC cho trẻ độ tuổi MN. Tuy nhiên những công trình trên vẫn chưa đề cập cũng như xác định được các tiêu chí cụ thể trong đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG đặc biệt là tại khu vực TP.HCM.

Theo Đặng Hồng Phương “Đánh giá công tác GDTC cho trẻ ở trường MN là quá trình phân tích và xem xét những thông tin thu được về tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ trong trường, đối chiếu với những tiêu chuẩn đề ra để tìm hiểu sai sót, lệch lạc, từ đó đưa ra những quyết định nhằm điều chỉnh quá trình GDTC cho trẻ của các lực lượng GD liên quan” [55]. Có thể nói việc đánh giá chính xác trình độ của trẻ là cơ sở ban đầu trong việc xây dựng chương trình chi tiết tại các trường MN, giúp trẻ phát triển tốt các lĩnh vực mà Chương trình GDMN đặt ra, trong đó có lĩnh vực PTVĐ. Ngoài ra, đánh giá trình độ của trẻ không phải chỉ là ghi nhận thực trạng ban đầu mà còn là cơ sở để đề xuất, điều trình nội dung dạy học cho phù hợp với sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn


nhất định. Chính vì vậy, công tác kiểm tra đánh giá trình độ của trẻ phải diễn ra thường xuyên, định kì, có hệ thống và kế hoạch cụ thể cũng như phải được xem xét một cách thấu đáo. Cũng theo Đặng Hồng Phương “Việc đánh giá quá trình hình thành KNVĐ cho trẻ MN phụ thuộc vào nhiều điều kiện như công tác quản lí chỉ đạo của ban giám hiệu, trình độ của GVMN, sự hỗ trợ của các lực lượng GD, mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường …”[55]

Nguyễn Thị Ngọc Trâm cho rằng “Những tiêu chí đánh giá cần được chuẩn hoá trên cơ sở các điều kiện và yêu cầu của xã hội, điều kiện và như cầu của gia đình trẻ, nhu cầu của chính trẻ …”[75]. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ rò điều kiện học tập của trẻ thuộc các vùng miền khác nhau sẽ có sự cách biệt khá lớn cho nên kết quả đạt được của quá trình giáo dục trẻ cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Đặc biệt TP.HCM là một trong hai thành phố lớn nhất tại Việt Nam, có sự tăng trưởng về kinh tế cao và là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và giáo dục quan trọng nhất của nước ta.

Ngày 23/07/2010 Bộ GD&ĐT ban hành “Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi” bao gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số với mục đích hỗ trợ GVMN thực hiện Chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên theo Đỗ Vĩnh “Bộ chuẩn phát triển mới chỉ mang tính định hướng. Để đo lường, đánh giá cần bộ công cụ đo lường…”[89]. Nói cách khác, để xác định trình độ VĐ của trẻ một cách chính xác, rò ràng cần phải có sự lựa chọn và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá (test) đảm bảo tính khách quan, khoa học và đảm bảo tính khả thi (nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức…). Chỉ có như vậy mới đảm bảo việc tiến hành đánh giá khả năng VĐ của trẻ được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo từng độ tuổi.

Qua tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, luận án đã đưa ra được các BTVĐ đánh giá sự phát triển KNVĐCB của trẻ MG bao gồm 36 bài tập. Sau khi khảo sát ý kiến của 495 khách thể là các chuyên gia, cán bộ quản lí và GVMN để đánh giá tính khả thi cũng như xác định độ tin cậy và tính thông báo


của các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG, luận án đã thu được 20 test cụ thể như sau:

+ Trẻ MG bé có 7 test: chạy 10m xuất phát cao, đi thăng bằng trên vạch kẻ sẵn, trườn theo hướng thẳng, bò qua 3 cổng, trèo 3 bậc thang gióng, bật xa tại chổ, ném xa bắng 1 tay.

+ Trẻ MG nhỡ có 7 test: chạy 15m xuất phát cao, đi thăng bằng trên ghế thể dục, trườn qua 3 cổng, bò qua 5 cổng, trèo 5 bậc thang gióng, bật xa tại chổ, ném xa bằng 2 tay.

+ Trẻ MG lớn có 6 test: chạy 18m xuất phát cao, đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát, trườn qua 5 cổng, bò zíc zắc qua 4 điểm, bật xa tại chổ, ném xa bằng 2 tay.

Kết quả nghiên cứu của luận án tại mục 3.1 cho thấy, một số test được xác định đánh giá KNVĐCB của trẻ MG tại TP. HCM về cơ bản có sự tương đồng với một số nghiên cứu của các nhà khoa học khác. Tác giả Lưu Tân đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các tổ chất thể lực và năng lực VĐ cơ bản của trẻ bao gồm: ngồi gập thân, bật xa tại chổ, ném bao cát xa, chạy nhanh 20m, chạy chậm 100m – 200m – 300m… [65]. Trong nghiên cứu của Hàn Nguyệt Kim Chi cũng xác định một số chỉ số đánh giá VĐ thô đặc trưng cho từng lứa tuổi MG: ném bóng xa, chạy 15m trong khoảng 4 giây, chạy đổi hướng theo vật chuẩn …[20]. Tác giả Lâm Thị Thuyết Thuý trong công trình nghiên cứu vào năm 2008 cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực ở trẻ MG: chạy 10m xuất phát cao, bật xa tại chổ, ném xa bằng 2 tay, ném xa bằng tay thuận…[83]. Trong công trình nghiên cứu của G.I.Urco và V.G.Prolova cũng đã sử dụng các chỉ tiêu: chạy 10m từ đi thường, bật xa tại chổ… để so sánh thể lực của nhóm tập và không tập thể lực. Tạ Ngọc Thanh cũng đề cập đến việc sử dụng các tiêu chí: ném xa được 2.5m, bật xa được 30cm, tự lên xuống bậc thang, chạy 10m trong 10 giây… để xác định tâm vận động của trẻ trong độ tuổi 37 – 72 tháng [68]. Tác giả Nguyễn Sinh Thảo và Nguyễn Thị Tuất cũng đề cập đến các chỉ tiêu: bật xa bằng 2 chân, ném xa bằng 1 tay, đi thăng bằng trên ghế thể


dục, đi lên xuống thang luân phiên… để xác định các mốc phát triển VĐ của trẻ từ 3 – 6 tuổi [68]. Các mốc phát triển VĐ này của trẻ 3 – 6 tuổi cũng được tác giả Đặng Hồng Phương đề cập trong tác phẩm “Phương pháp hình thành kĩ năng vận động cho trẻ MN” [55].

Như vậy có thể thấy kết quả nghiên cứu của luận án tại phần 3.1 về xác định các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM phần lớn các test có sự trùng khớp với một số chỉ tiêu xác định mốc PTVĐ của tác giả Đặng Hồng Phương, Nguyễn Sinh Thảo và Nguyễn Thị Tuất.

3.2. Đá iá t ực trạ cô tác iáo dục p át triể KNVĐCB của trẻ MG 3 – 6 tuổi tại các trườ MN k u vực TP.HCM

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ MG của GV tại các trường MN, luận án tiến hành khảo sát 436 khách thể là cán bộ quản lí trong ngành MN và GV đang dạy tại các lớp MG tại trường MN để làm rò các vấn đề sau:

- Khảo sát quan điểm của CBQL và GVMN về hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN hiện nay

- Những yếu tố ảnh hưởng không tốt khi tổ chức các hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN

- Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN.

Bên cạnh đó, luận án cũng tiến hành tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển KNVĐCB của trẻ MG tại trường MN thông qua việc khảo sát sự tăng trưởng của trẻ ở 03 độ tuổi sau 01 năm học tại 4 cụm thi đua. Qua đó giúp luận án có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về hiệu quả công tác GDTC và phát triển VĐ cho trẻ MG tại trường MN.


3.2.1. T ực trạ tổ c ức các oạt độ iáo dục KNVĐCB c o trẻ tại một trườ MN ở TP.HCM

3.2.1.1. Đánh giá của CBQL và GVMN về hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN

Đối với giáo dục trẻ MG, vai trò của GV vô cùng quan trọng trong việc định hướng và hỗ trợ trẻ tham gia các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động VĐ. Nếu người GVMN có cái nhìn đúng và hiểu được tầm quan trọng cũng như vai trò của giáo dục KNVĐCB đối với sự phát triển thể chất và vận động của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động VĐ cho trẻ tại trường MN sẽ được quan tâm hơn. Chính vì vậy, luận án đã tiến hành khảo sát 436 khách thể (trong đó có 62 CBQL và 374 GVMN) để tìm hiểu đánh giá về công tác tổ chức các hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN ở TP.HCM hiện này. Kết quả sau khảo sát được trình bày tại bảng 3.15 như sau:

Bả 3.15. Đá iá oạt độ iáo dục KNVĐCB c o trẻ MG tại

trườ MN ( =436)



TT


Nội du

Mức độ đá iá

Mức 1

Mức 2

Mức 3

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

1

Tầm quan trọng của các hoạt động VĐ

đến sự phát triển KNVĐCB của trẻ MG

349

80.0%

87

20.0%

0

0.0%


2

Nội dung hoạt động tại trường MN có đáp ứng năng lực vận động của trẻ MG tại

TP.HCM


125


28.7%


311


71.3%


0


0.0%

3

Hình thức, phương pháp dạy học của GV

có phù hợp với đặc điểm độ tuổi của trẻ

67

15.4%

351

80.5%

18

4.1%


4

Hiệu quả của các hoạt động VĐ tại trường MN tới sự phát triển KNVĐCB

của trẻ MG


161


36.9%


243


55.7%


32


7.3%

5

Vai trò của người GVMN trong các hoạt

động VĐ cho trẻ tại trường MN

130

29.8%

267

61.2%

39

8.9%

6

Sự hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt

động VĐ tại trường MN

324

74.3%

112

25.7%

0

0.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 14


Ghi chú:

- Mức độ 1: rất quan trọng, đáp ứng tốt, ảnh hưởng nhiều, rất hứng thú, hiệu quả cao

- Mức độ 2: bình thường, trung lập

- Mức độ 3: không quan trọng, không đáp ứng, không ảnh hưởng, không hứng thú,

Phân tích kết quả bảng 3.15 cho thấy đa phần người GVMN đều đề cho

rằng việc tổ chức các hoạt động VĐ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển KNVĐCB cho trẻ tại trường MN (80.0% khách thể khảo sát chọn mức 1). Khi


hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển KNVĐCB trong qúa trình GD và phát triển của trẻ thì GV và nhà trường mới chủ động tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng các giờ hoạt động VĐ cho trẻ. Tuy nhiên phần lớn GV không đánh giá cao các nội dung tập luyện, hình thức và phương pháp dạy học được tổ chức tại trường MN để phát triển KNVĐCB cho trẻ MG (71.3% cho rằng nội dung bài dạy chỉ đáp ứng mở mức trung bình và 80.5% cho rằng hình thức và phương pháp dạy học chỉ ở mức độ bình thường). Đây là vấn đề chúng ta cần chú ý vì nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục VĐ là phương tiện quan trọng để tổ chức các hoạt động phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN. Chính vì nguyên nhân này nên kết quả khảo sát về hiệu quả của hoạt động GDVĐ cho trẻ cũng không được GV đánh giá cao (55.7% cho rằng chỉ mang lại hiệu quả ở mức trung bình, thậm chí có 7.3% cho rằng không mang lại hiệu quả). Hiện nay, GVMN phụ thuộc rất nhiều vào các nội dung trong chương trình khung để xây dựng chương trình chi tiết tại địa phương cũng như rập khuông theo các hình thức và phương pháp dạy học cũ, chưa tiếp cận được các phương pháp tiên tiến khác trên thế giới để làm phong phú hơn các hoạt động giáo dục vận động.

Khi tổ chức các hoạt động GD cho trẻ tại trường MN, người GV có vai trò là người dẫn dắt, định hướng và hỗ trợ trẻ khi tham gia các hoạt động nhắm đạt được mục đích của quá trình GD. Tuy nhiên khi hỏi về vai trò của người GV khi tổ chức các hoạt động VĐ thì đa phần khách thể khảo sát không đánh giá cao, kết quả nhận được tập trung ở mức độ bình thường (61.2%) thâm chí có một phần ý kiến còn cho rằng vai trò của GV không quan trọng (8.9%). Mặc dù hiện nay, quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang được đề cao, tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò chủ động của GV trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp cho trẻ, giúp trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động học tại trường. Một trong những đặc điểm của trẻ ở độ tuổi MG là trẻ rất hiếu động và thích tham gia các hoạt động VĐ, đây cũng là lý do mà kết quả luận án thu được khi khảo sát sự hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động VĐ rất cao (74.3% cho rằng trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động VĐ tại trường MN).


Như vậy thông qua phân tích các số liệu tại bảng 3.16 có thể thấy thực trạng việc tổ chức các hoạt động VĐ hiện nay tại các trường MN ở TP.HCM đạt hiệu quả chưa tốt. Nội dung bài tập, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển KNVĐCB ở trẻ theo từng độ tuổi. Vai trò của người GVMN còn mờ nhạt khi tổ chức các hoạt động VĐ cho trẻ.

3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng không tốt tới hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN

Thực tế hiện nay, chất lượng các hoạt động VĐ cho trẻ tại trường MN chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố khách quan như: trang thiết bị dạy học, nội dung bài dạy, số lượng trẻ … Việc xác định được ảnh hưởng của các yếu tố này đến các hoạt động vận động như thế nào sẽ giúp có cái nhìn đầy đủ hơn về thực trạng các hoạt động giáo dục VĐ cho trẻ tại trường MN. Kết quả phỏng vấn 436 khách thể về các yếu tối ảnh hướng đến công tác tổ chức hoạt động VĐ cho trẻ MG được luận án trình bày tại bảng 3.16.

Phân tích kết quả thu được tại bảng 3.16 cho thấy hiện nay, một trong các nguyên nhân khiến cho việc tổ chức các hoạt động GDVĐ còn gặp nhiều khó khăn chính là việc người GVMN chưa đánh giá chính xác khả năng VĐ của trẻ (61.2% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều). Chính việc không xác định được khả năng của trẻ và nhu cầu xã hội khiến người GV khó có thể đưa ra các nội dung và hình thức tập luyện phù hợp, dẫn tới hiệu quả đạt được ở các hoạt động giáo dục bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, việc số lượng trẻ quá đông cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tổ chức hoạt động phát triển KNVĐCB cho trẻ không mang lại kết quả như mong đợi (55.3% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều).

Việc số lượng trẻ quá đông và thiếu nguồn nhân lực trong Ngành GDMN là điều đang được lãnh đạo Ngành quan tâm và cố gắn khắc phục trong một thời gian dài. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM năm học 2013 – 2014 thì tại TP.HCM còn thiếu 2.552 nhân sự trong đó: thiếu 8 cán bộ phụ trách tại phòng GD, 137 cán bộ quản lí tại các trường MN và 2.407 GVMN trực tiếp đứng lớp. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết thống kê các số liệu tại trường MN công lập tại TP.HCM đang có: 419 trường MN với 3.588 lớp hiện học và 139.458 trẻ độ tuổi MG đang theo học cùng với 7.290 GV đang dạy độ tuổi MG.


Bả 3.16. Các yếu t ả ưở k ô t t tới c ất lượ việc tổ c ức các oạt độ p át triể KNVĐCB c o trẻ

MG tại tườ MN ( =436)



TT


Các yếu t ả ưở

Kết quả k ảo sát

Rất iều

N iều

Bì t ườ

T ấp

K ô ả

ưở

S

lượ

Tỷ lệ

S

lượ

Tỷ lệ

S

lượ

Tỷ lệ

S

lượ

Tỷ lệ

S

lượ

Tỷ

lệ

1

Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu tổ

chức hoạt động vận động

167

38.3%

155

35.6%

98

22.5%

9

2.1%

7

1.6%

2

Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của GV

chưa phù hợp với thực tiễn

132

30.3%

169

38.8%

114

26.1%

15

3.4%

6

1.4%

3

Nội dung tập luyện còn bị gò bó, rập khuông,

thiếu sự sáng tạo

171

39.2%

139

31.9%

97

22.2%

14

3.2%

15

3.4%

4

Số lượng trẻ tham gia hoạt động vận động quá

đông

241

55.3%

116

26.6%

44

10.1%

23

5.3%

12

2.8%

5

GV chưa đánh giá được khả năng VĐ của trẻ để

áp dụng bài tập phù hợp

267

61.2%

98

22.5%

67

15.4%

4

0.9%

0

0.0%

6

GV bị quá tải trong các hoạt động giáo dục và

chăm sóc trẻ tại trường MN

287

65.8%

149

34.2%

0

0.0%

0

0.0%

0

0.0%

7

GVMN chưa được trang bi kiến thức chyên môn

về lĩnh vực GDTC cho trẻ đầy đủ

251

57.6%

98

22.5%

57

13.1%

18

4.1%

12

2.8%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022