Khiếu Nại Liên Quan Đến Thủ Tục Cấp Văn Bằng Bảo Hộ


Thủ tục tố tụng bằng lời nói cũng có thể được tiến hành trong quá trình giải quyết đơn phản đối. Như trình bầy, trong mục 2.1.6.5 (Thủ tục giải quyết khiếu nại), thủ tục tố tụng bằng lời nói là do các bên yêu cầu, nhưng Phòng phản đối cũng có thể triệu tập các bên đến để nghe họ trình bầy. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng bằng lời nói chỉ được chấp thuận trong trường hợp Phòng phản đối cho rằng thủ tục này là "thực sự cần thiết" để giải quyết vụ việc. Khác với thủ tục tố tụng bằng lời nói trong vụ khiếu nại, thủ tục bằng lời nói trong các vụ phản đối không được công khai [22, điều 75.2].

(ii) Đệ trình các lập luận, bằng chứng và chứng cứ


Bên phản đối không bắt buộc phải đệ trình bất kỳ một bằng chứng nào để hỗ trợ cho việc phản đối tại giai đoạn bắt đầu. Nếu bất kỳ một bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của quyền có trước, ví dụ như bản sao giấy chứng nhận đăng ký của nhãn hiệu có trước, không được nộp, thì Phòng phản đối sẽ ấn định thời hạn, theo nguyên tắc là hai tháng, sau khi bắt đầu thủ tục giải quyết đơn phản đối [20, điều 16.3]. Trong quá giải quyết vụ việc, các bên phải theo dõi giới hạn do Phòng phản đối ấn định, nếu sẽ mất đi cơ hội để đưa thêm chứng cứ hoặc đưa thêm lập luận.

Người nộp đơn NHCĐ (bên bị phản đối) có thể yêu cầu bên phản đối cung cấp bằng chứng sử dụng nếu, tại thời điểm công bố NHCĐ, nhãn hiệu có trước mà bên phản đối dựa vào để phản đối NHCĐ đã được đăng ký ít nhất năm năm [22, điều 43.2 và 43.3]. Trong trường hợp này, bên phản đối phải chứng minh rằng nhãn hiệu đó đã thực sự được sử dụng, nếu không được sử dụng thì phải chứng minh việc không sử dụng đó là có lý do chính đáng. Trong trường hợp không chứng minh được việc sử dụng hoặc không có lý do chính đáng cho sử dụng, phản đối sẽ bị xem là vô hiệu. Các tài liệu chứng minh cho việc sử dụng có thể là nhãn mác, bảng giá, danh mục, hoá đơn, tranh ảnh, quảng cáo trên báo, bản khảo sát và nghiên cứu thị trường, báo cáo nghiên cứu quảng cáo và tiếp thị, và phải gửi làm hai bản sao, một bản dành cho Phòng phản đối, bản còn lại gửi cho bên bị phản đối

(iii) Giai đoạn giải quyết thân thiện


Trong trường hợp mà Phòng phản đối thấy thật sự là cần thiết, thì sẽ mời các bên tiến hành một sự thương lượng để vụ việc được giải quyết theo hướng thân thiện cho cả hai bên. Giải quyết thân thiện có thể dẫn đến việc rút hoặc hạn chế đơn NHCĐ hoặc rút đơn phản đối, khi đó thủ tục phản đối sẽ kết thúc. Theo pháp luật NHCĐ, nếu các bên tham gia yêu cầu, vụ kiện này có thể được OHIM "khép lại" khi có sự hoà giải. Trong trường hợp rút đơn phản đối hoặc rút đơn NHCĐ thì bên rút đơn sẽ gánh chịu chi phí [22, điều 81.3]. Các bên cũng có thể sẽ thoả thuận về việc phân chia chi phí và Phòng phản đối sẽ tôn trọng thoả thuận này. Trong trường khác, quyết định về chi phí sẽ do Phòng phản đối quyết định.

(iv) Đình chỉ thủ tục phản đối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


Điều lệ thực thi đề cập đến ba tình huống mà Phòng phản đối có thể đình chỉ thủ tục phản đối:

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 11

- Phản đối dựa trên một đơn xin đăng ký nhưng chưa được bảo hộ

- Nhiều phản đối được nộp chống lại cùng một đơn

- Các trường hợp khác mà việc đình chỉ là phù hợp


Trong các trường hợp trên, Phòng phản đối sẽ đình chỉ thủ tục phản đối. Sau thời hạn đình chỉ do Phòng phản đối ấn định, thủ tục phản đối sẽ bắt đầu lại tại thời điểm chúng bị đình chỉ. Tuy nhiên, tại bất cứ thời điểm nào, các bên có thể cùng yêu cầu tiếp tục thủ tục phản đối.

Trong trường hợp có nhiều sự phản đối, Phòng phản đối sẽ xem xét sơ bộ liệu một hay một vài phản đối có thể thành công hay không. Trong trường hợp như vậy, các phản đối khác sẽ bị hoãn lại.

Các trường hợp khác mà việc đình chỉ đựơc cho là phù hợp bao gồm các trường hợp sau đây:

- Quá trình đàm phán đang diễn ra để đi đến một sự giải quyết thân thiện và theo yêu cầu chung của các bên.

- Nhãn hiệu có trước đang trong quá trình xét xử của toà án.


- Đơn NHCĐ (đơn bị phản đối) bị bắt đầu lại xét nghiệm trên cơ sở từ chối tuyệt đối do các bên thứ ba nộp Bản theo dõi nhãn hiệu [22, điều 41].

(v) Chấm dứt thủ tục phản đối


Thủ tục phản đối có thể được chấm dứt theo các trường hợp sau:

- Phòng phản đối quyết định không chấp nhận đơn phản đối;

- Đơn phản đối được rút;

- Đơn bị phản đối được rút hoặc đã được hạn chế hàng hoá hoặc dịch vụ

- Đơn bị phản đối đã bị từ chối lần cuối trên cơ sở từ chối tuyệt đối hoặc tương đối.

- Thủ tục phản đối đã được các bên hoà giải thành.


2.1.6. Khiếu nại liên quan đến thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ


2.1.6.1. Đối tượng của khiếu nại


Theo CTMR các quyết định sau đây là đối tượng của thủ tục khiếu nại:


- Các quyết định của xét nghiệm viên;

- Các quyết định của Phòng xử lý khiếu nại;

- Các quyết định của Phòng đăng ký nhãn hiệu và pháp chế; và

- Các quyết định của Phòng xử lý huỷ bỏ.


Như vậy, tất cả các quyết định liên quan đến thủ tục xem xét đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu hiệu cộng đồng cũng như các quyết định đến giá trị hiệu lực của văn bằng bảo hộ do các cơ quan của OHIM ban hành đều có thể bị khiếu nại. Quy định này nhằm đảm bảo cho người nộp đơn mọi cơ hội để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, không phải mọi quyết định nêu trên sẽ trở thành đối tượng bị khiếu nại, chỉ những quyết định được xem là làm chấm dứt tố tụng đối với một trong các bên mới được coi là đối tượng của khiếu nại. Quyết định không là chấm dứt tố tụng chỉ có thể bị khiếu nại khi được xem xét cùng với quyết định cuối cùng của nó.

Pháp luật SHTT Việt Nam về vấn đề này cũng quy định tương tự như pháp


luật NHCĐ. Đối tượng của khiếu nại liên quan đến thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ đó là tất cả các quyết định của Cục SHTT về việc cấp hay không cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

2.1.6.2. Chủ thể khiếu nại


Theo pháp luật NHCĐ [22, điều 58], các bên trong một vụ việc có quyền khiếu nại. Điều này có nghĩa là người nộp đơn có quyền khiếu nại quyết định của xét nghiệm viên; bên bị phản đối và bên phản đối trong vụ việc phản đối có quyền khiếu nại quyết định giải quyết của Phòng giải quyết phản đối; bên có yêu cầu huỷ bỏ và bên bị huỷ bỏ trong vụ việc huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ có quyền khiếu nại quyết định giải quyết của Phòng giải quyết huỷ bỏ. Như vậy, chỉ những bên đương sự nào có mối quan hệ trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định của các cơ quan nêu trên mới có quyền khiếu nại.

2.1.6.3. Hội đồng giải quyết khiếu nại


Khiếu nại là một cơ chế giúp các bên đương sự bảo vệ quyền lợi của mình. Đối tượng của khiếu nại chính là các quyết định do Bên bị khiếu nại ban hành. Do đó, việc tổ chức một hội đồng giải quyết khiếu nại trên một nguyên tắc độc lập, công khai và minh bạch là điều kiện bắt buộc theo hệ thống pháp luật NHCĐ. Pháp luật SHTT Việt Nam thiếu hẳn các quy định về cơ cấu tổ chức, trình tự, nguyên tắc hoạt động của hội đồng giải quyết giải quyết khiếu nại. Bởi vậy, trong phần này, chúng tôi tập trung làm rõ cơ cấu và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội đồng giải quyết khiếu nại theo hệ thống pháp luật EU.

Hội đồng giải quyết khiếu nại là một cơ quan độc lập trong tổ chức OHIM, có chức năng nhiệm vụ duy nhất là xem xét lại các quyết định của OHIM khi bị một trong các bên đương sự khiếu nại. Bởi vậy, để đảm bảo tính khách quan và chính xác khi xem xét khiếu nại, Hội đồng giải quyết khiếu nại được tổ chức và hoạt động dựa trên một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc độc lập khi xét xử


Mỗi Hội đồng giải quyết khiếu nại bao gồm ba thành viên, ít nhất hai người


trong số đó phải có trình độ pháp lý sâu sắc. Đứng đầu Hội đồng giải quyết khiếu nại là Chủ tịch do Đại hội đồng OHIM chỉ định với thời hạn 5 năm, có trách nhiệm chỉ định hai thành viên còn lại. Chức năng chính của Chủ tịch Hội đồng giải quyết khiếu nại là tiến hành nghiên cứu sơ bộ về vụ khiếu nại, trao đổi với các bên khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại, và chuẩn bị Dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại trình Hội đồng giải quyết khiếu nại. Theo quy định tại điều 131 của CTMR, các thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại là độc lập. Tính độc lập thể hiện ở chỗ, các quyết định của họ không phụ thuộc hoặc bị ràng buộc bởi bất cứ một gợi ý hoặc hướng dẫn nào. Và, các thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại có thể không phải là xét nghiệm viên hoặc thành viên của Phòng giải quyết phản đối, Phòng đăng ký nhãn hiệu và pháp chế hoặc Phòng giải quyết huỷ bỏ. Cơ chế tạo cho họ tính vô tư, khách quan, không thiên vị, độc lập khi giải quyết vụ việc được thể hiện ở chỗ:

- Thứ nhất, họ được chỉ định với thời hạn 5 năm và có thể gia hạn.

- Thứ hai, họ chỉ có thể bị sa thải theo phán quyết của Toà án châu Âu và chỉ khi mắc lỗi nghiêm trọng.

- Thứ ba, họ được chỉ định có thể không phải từ xét nghiệm viên đương chức hoặc từ thành viên của bất cứ cơ quan nào của OHIM Trong qua khứ, họ có thể là xét nghiệm viên hoặc là thành viên của cơ quan của OHIM, tuy nhiên nếu họ đã là một xét nghiệm viên thì họ phải là người không đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại tại vòng xem xét đầu tiên.

Nguyền tắc khước từ


Các bên tham gia khiếu nại có quyền phản đối sự tham gia của bất cứ thành viên nào trong Hội đồng giải quyết khiếu nại khi họ có căn cứ để nghi ngờ rằng thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại không vô tư khi giải quyết vụ việc. Các căn cứ đó là:

- Nếu họ có lợi ích liên quan đến vụ khiếu nại; hoặc

- Trước đó họ đã tham gia vụ khiếu nại với tư cách là đại diện của một trong


các bên khiếu nại, xét nghiệm viên hoặc thành viên của một trong các cơ quan .


Giới hạn duy nhất mà các bên không được đưa ra làm lý do để phản đối thành phần của Hội đồng giải quyết khiếu nại là lý do quốc tịch.

Ngay khi các bên đưa ra ý kiến phản đối thành phần Hội đồng giải quyết khiếu nại, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ tiến hành thay thế thành phần Hội đồng giải quyết khiếu nại để đảm bảo rằng những thành viên bị nghi ngờ không được tham gia vào việc giải quyết khiếu nại.

Quy định về Hội đồng giải quyết khiếu nại, cơ chế thành lập và hoạt động cũng như các nguyên tắc giải quyết của Hội đồng giải quyết khiếu nại là quy định hoàn toàn mới và tiến bộ so với pháp luật SHTT Việt Nam.

2.1.6.4. Thời hạn khiếu nại


Thời hạn để chủ thể khiếu nại nộp thông báo khiếu nại quyết định của OHIM liên quan đến việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ là hai tháng kể từ ngày thông báo của quyết định bị khiếu nại của OHIM. Sau khi nộp thông báo khiếu nại, chủ thể khiếu nại có một khoảng thời gian là bốn tháng kể từ ngày thông báo quyết định của OHIM để nộp một bản tuyên bố bằng văn bản trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý của việc khiếu nại. Thời hạn cho việc khiếu nại này là không thể gia hạn thêm.

2.1.6.5. Thủ tục giải quyết khiếu nại


Sau khi chủ thể khiếu nại nộp thông báo khiếu nại kèm theo lệ phí khiếu nại và bản tuyên bố lý do khiếu nại, khiếu nại sẽ được gửi lên phòng đã ban hành ra quyết định bị khiếu nại đó. Phòng này sẽ xem xét xem khiếu nại này đã hợp lệ hay chưa. Các tiêu chuẩn để đánh giá tính hợp lệ của khiếu nại bao gồm: chủ thể khiếu nại, đối tượng bị khiếu nại và thông báo khiếu nại cũng như bản tuyên bố lý do khiếu nại đã phù hợp với quy định hay chưa. Nếu khiếu nại được xem xét là hợp lệ, cơ quan này sẽ sửa lại quyết định bị khiếu nại của chính cơ quan này. Trong trường hợp này phí khiếu nại phải được hoàn trả lại cho chủ thể khiếu nại đã nộp trước đó.

Ngược lại, nếu cơ quan này không sửa chữa lại quyết định bị khiếu nại trong


thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được được bản tuyên bố lý do khiếu nại, khiếu nại sẽ được chuyển lên Phòng giải quyết khiếu nại mà không được ghi bất cứ nhận định hoặc đề xuất đối với vụ khiếu nại [22, điều 60.2]. Nếu khiếu nại là hợp lệ, Phòng giải quyết khiếu nại sẽ tiến hành xét nghiệm liệu khiếu nại phù hợp với các quy định của CTMR hay không. Sau đó, Phòng giải quyết khiếu nại sẽ yêu cầu các bên liên quan trong vụ khiếu nại để nộp các lý lẽ hoặc lập luận trong một thời hạn do Phòng giải quyết khiếu nại ấn định. Không có quy định về số lần các bên đựơc yêu cầu đưa ra tài liêu, chứng cứ chứng minh cho lập luận của mình.

Mặc dù không có quy định cho việc các bên có thể trình bầy bằng lời nói các lập luận, quan điểm của các bên trước Phòng giải quyết khiếu nại trong thủ tục khiếu nại, nhưng các bên vẫn có thể yêu cầu được trình bầy lập luận bằng lời nói với điều kiện là Phòng giải quyết khiếu nại cho rằng thủ tục bằng lời nói sẽ là cần thiết cho việc giải quyết khiếu nại [22, điều 75].

Nếu thủ tục bằng lời nói được chấp nhận, nó sẽ được diễn ra công khai trừ khi Hội đồng giải quyết khiếu nại cho rằng thủ tục công khai như vậy có thể gây ra những tác động nghiêm trọng về tính công bằng của vụ việc.

2.1.6.6. Quyết định giải quyết khiếu nại


Quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại phải được gửi cho các bên bằng văn bản thậm chí ngay cả khi các bên đã được nghe khi đọc tại phiên xét xử. Quyết định bằng văn bản phải bao gồm một tuyên bố chính xác về vấn đề đã được quyết định, tóm tắt nội dung, lý do của phán quyết và quyết định cuối cùng bao gồm cả vấn đề về chi phí giải quyết khiếu nại.

Quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại phải nêu được các căn cứ và dựa vào những căn cứ đó các bên tranh chấp có cơ hội để đưa ra lập luận của mình [22, điều 73]. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng các bên liên quan phải được mời đến để đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này nếu hội đồng giải quyết khiếu nại cho rằng vấn đề này đã rõ ràng và các bên đã có một khoảng thời gian thích hợp để đưa ra ý kiến của mình.


Quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại có thể là quyết định bác đơn khiếu nại, hoặc sửa đổi khiếu nại hoặc nếu đồng ý với khiếu nại thì chuyển vụ việc cho phòng xét nghiệm để tiếp tục thủ tục đăng ký.‌

2.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu


2.2.1. Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu


Pháp luật EU và Luật SHTT Việt Nam đề có quy định tương đồng về các quyền cơ bản của chủ sở hữu nhãn hiệu. Cụ thể chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sau đây:

- Sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ, ngoại trừ các trường hợp giới hạn quyền. Việc sử dụng này bao gồm việc tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu;

- Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu;

- Định đoạt nhãn hiệu với tư cách là một tài sản thuộc quyền dân sự như bán

, chuyển nhương, cho thuê (li xăng), cho tặng và từ bỏ.


2.2.2. Các trường hợp giới hạn quyền


2.2.2.1. Sử dụng mang tính miêu tả nhãn hiệu trung thực trong hoạt động thương mại

Đăng ký NHCĐ không dành độc quyền cho chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sử dụng NHCĐ khi NHCĐ thuộc một trong các trường hợp sau nhằm mục đích lưu thông thương mại:

- NHCĐ là tên và địa chỉ của chính người đó; hoặc

- NHCĐ là những chỉ dẫn về chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian sản xuất hàng hoá hoặc thời gian thực hiện dịch vụ, hoặc các đặc tính khác của hàng hoá hoặc dịch vụ; hoặc

- Việc sử dụng NHCĐ là cần thiết để chỉ mục đích của sản phẩm hoặc dịch vụ, cụ thể như là linh kiện hoặc phụ kiện của sản phẩm.

Việc người khác không phải là chủ sở hữu NHCĐ sử dụng NHCĐ đã được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022