Đối với các yếu tố thành phần: Có 12 yếu tố thành phần dưới 5 điểm theo tiêu chí đưa ra ban đầu không đạt yêu cầu bị loại đó là: Khả năng tiếp cận điểm đến
|4.71|; Nhận thức và hình ảnh điểm đến|4.76|; Sức tải|4.62|; Sự hài lòng của khách du lịch|4.86|; Tầm nhìn|4.48|; Kế hoạch hành động quốc gia về du lịch|4.52|; Cơ chế khuyến khích du lịch|4.33|; Marketing du lịch|4.76|; Phân khúc thị trường du lịch|4.67|; Nhận thức của chính quyền địa phương|4.52|; Phương thức lưu thông|3.57|; Nhận thức của người dân|4.58|.Với những đánh giá cụ thể là: Khả năng tiếp cận điểm đến|4.71|; Sức tải |4.62| thuộc Nhóm A, vì các chuyên gia cho rằng 2 yếu tố này đã có cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng du lịch) thuộc Nhóm B.
Nhận thức và hình ảnh điểm đến|4.76|; Sự hài lòng của du khách|4.86| thuộc Nhóm A, theo đánh giá của các chuyên gia 2 yếu tố này đã có trong nhận thức của du khách thuộc Nhóm D. Tầm nhìn|4.48|, kế hoạch hành động quốc gia về du lịch|4.52|, cơ chế khuyến khích du lịch|4.33|, Marketing du lịch|4.76| thuộc Nhóm B, các chuyên gia cho rằng 4 yếu tố này đã có trong yếu tố các quy tắc và quy định về chính sách thuộc Nhóm C và để sát thực hơn nên đổi tên các quy tắc và quy định về chính sách thành các quy định chế độ, chính sách, kế hoạch chiến lược du lịch. Phân khúc thị trường|4.67|;
Nhận thức của chính quyền địa phương|4.52|; Phương thức lưu thông|3.57|; Nhận thức của người dân|4.81| thuộc Nhóm D, đồng thời cũng yêu cầu đổi tên yếu tố định vị/xây dựng thương hiệu trong nhóm này thành xây dựng thương hiệu và yếu tố phân tích cạnh tranh/hợp tác thành mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch. Đổi tên yếu tố năng lực cạnh tranh giá trong ngành công nghiệp du lịch trong nhóm A, đổi thành năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch và Đổi tên động lực du lịch trong nhóm A, thành động cơ du lịch.
Và còn lại 20 yếu tố thành phần trên 5 điểm theo tiêu chí ban đầu đưa ra đạt yêu cầu đó là: Nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn tài nguyên văn hóa, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh, năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch thuộc nhóm A; Cơ sở hạ tầng, các điều kiện về nguồn lực, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương, số lượng các cụm/ngành du
lịch thuộc nhóm B; Xây dựng thương hiệu, các quy định chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch, mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch, cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch thuộc nhóm C; Nhu cầu du lịch, động cơ du lịch, mức độ du lịch, nhận thức của khách du lịch, nhận thức của doanh nghiệp du lịch thuộc nhóm D.
3.2.4. Bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức
Như vậy, bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần được trình bày như sau:
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH CHÍNH THỨC
Nhóm A
Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch
Nhóm B
Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch
Nhóm C
Năng lực của chính quyền địa phương
Nhóm D
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch
Nguồn tài nguyên tự nhiên
Cơ sở hạ tầng
Xây dựng thương hiệu
Nhu cầu du lịch
Nguồn tài nguyên văn hóa
Các điều kiện về nguồn lực
Các quy định chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch
Động cơ du lịch
An toán và an ninh
Năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch
Mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch
Mức độ du lịch
Y tế và vệ sinh
Số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương
Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch
Nhận thức của khách du lịch
Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch
Số lượng cụm ngành du lịch
Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch
Nhận thức của doanh nghiệp du lịch
Hình 3.1. Bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức. Nguồn: Tác giả (2014)
Căn cứ kết quả khảo sát các chuyên gia, tiến hành xác định vị trí thứ tự tầm quan trọng của 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần, cụ thể:
a) Đối với 4 nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức được xếp lần lượt là: Nhóm A.Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch với 8.04|29%; Nhóm B.Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch với 7.17|26%; Nhóm C. Năng lực của chính quyền địa phương 6.29|23%; Nhóm D.Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch 6.03|23% (Hình 3.2).
Hình 3.2. Vị trí đóng góp của các nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức. Nguồn: Tác giả (2014)
b) Vị trí tầm quan trọng của 20 yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức (Hình 3.3):
Hình 3.3. Vị trí của các yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức. Nguồn: Tác giả (2014)
Như vậy, bộ tiêu chí thiết lập mô hình năng lực cạnh tranh chính thức bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần đã được đánh giá và xếp hạng về mặt định tính là bộ dữ liệu thứ cấp làm cơ sở để so sánh với bộ số liệu sơ cấp sẽ thu được thông qua định lượng.
3.3. Mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
3.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở so sánh 6 mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trên Thế giới ở các cấp độ trong lĩnh vực du lịch và khảo sát ý kiến của các chuyên gia Việt Nam đã tích hợp 20 yếu tố thành phần vào 4 nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chính thức. Tuy nhiên, để minh chứng cho chúng có thực sự là các yếu tố hữu ích nhất, có thuộc tính cạnh tranh, có ý nghĩa duy nhất quyết định năng lực cạnh tranh đối với thị trường du lịch Việt Nam hay không ? Bốn câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, cụ thể:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực sự các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch bao gồm các yếu tố thành phần là nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn tài nguyên văn hóa, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh, năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch là các yếu tố cốt lõi quyết định năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực sự các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch bao gồm các yếu tố thành phần là cơ sở hạ tầng, các điều kiện về nguồn lực, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và số lượng các cụm/ngành du lịch là các yếu tố hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực sự năng lực của chính quyền địa phương bao gồm các yếu tố thành phần là xây dựng thương hiệu, các quy quy định chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch, mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch, ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch và cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch là các yếu tố củng cố và duy trì năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực sự các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch bao gồm các yếu tố thành phần là nhu cầu du lịch, động cơ du lịch, mức độ du lịch, nhận thức của khách du lịch và nhận thức của doanh nghiệp du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch phát triển?
3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Làm thế nào để có thể trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu bằng định tính nêu trên, 4 giả thuyết được nêu ra, cụ thể:
Giả thuyết H1: Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch tác động tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
Giả thuyết H2: Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch tác động tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
Giả thuyết H3: Năng lực của của chính quyền địa phương tác động tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
Giả thuyết H4: Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch tác động tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
3.3.3. Mô hình định tính năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
Để kiểm định 4 giả thuyết nghiên cứu, mô hình định tính năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch được đề xuất như sau:
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
H1 H2
Nguồn tài nguyên tự nhiên Cơ sở hạ tầng
Nguồn tài nguyên văn hóa
An toàn và an ninh
Y tế và vệ sinh Năng lực cạnh tranh giá
trong ngành du lịch
Các yếu tố đầu
vào và mức độ H4
hấp dẫn du lịch
H3 Các nguồn lực
phục vụ phát
triển du lịch
Các điều kiện về nguồn lực
Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương
Số lượng các cụm ngành du lịch
Nhu cầu du lịch Xây dựng thương hiệu
Động lực du lịch
Mức độ du lịch
Động cơ du lịch
Nhận thức của khách du lịch
Nhận thức
của doanh nghiệp du lịch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch
Năng lực của chính quyền
địa phương
Các quy định chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch
Mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch
Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch
Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch
Hình 3.4. Mô hình định tính năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
lịch. Nguồn: Tác giả (2014)
3.3.4. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
Kết quả ước lượng các yếu tố trong mô hình được tiến hành xếp hạng theo thứ tự (ordinal ranking semi-qualitative scoring method) với thang điểm từ 0 đến 5 cho các nhóm yếu tố chính và các yếu tố thành phần này căn cứ theo mức độ cạnh tranh tương đối của mỗi yếu tố tương tự như cách xây dựng thang điểm đánh giá năng lực cạnh tranh phát triển kinh tế thành phố theo cụm ngành CCED của Choe và Roberts (2011)[52].
Điểm tổng hợp về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch là trung bình điểm của tất cả các nhóm yếu tố ước lượng được đã chuẩn hóa tương tự như cách trình bày trong hướng dẫn thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM của Nguyễn Khánh Duy (2009)[17] và phương pháp nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011)[14] kết hợp với hướng dẫn trong phần mềm xử lý dữ liệu AMOS được xác định như sau:
Trong đó :
n
i
PCT i.10, i 1, n .
n
PCT (Province Competitiveness in Tourism) : Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch;
i bao gồm 1.Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch; 2.Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch; 3.Năng lực của chính quyền địa phương; 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch.
Căn cứ điểm tổng hợp đã xác định được tiến hành xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch theo các tiêu chí, cụ thể :
Nếu điểm tổng hợp, lớn hơn 4 thể hiện rằng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch rất tốt;
Nếu điểm tổng hợp, trong khoảng từ 3 đến 4 thể hiện năng lực cạnh tranh ở mức tốt, tức tương đối mạnh;
Nếu điểm tổng hợp, trong khoảng từ 2 đến 3 thể hiện năng lực cạnh tranh ở mức khá;
Nếu điểm tổng hợp, trong khoảng từ 1 đến 2 thể hiện năng lực cạnh tranh ở mức trung bình.
Nếu điểm tổng hợp thấp hơn 1 thể hiện năng lực cạnh tranh ở mức tương đối yếu, tức không có khả năng cạnh tranh.
Bảng 3.2. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
Mức độ | Điều kiện điểm ràng buộc | |
A | Rất tốt | 4 < PCT 5 |
B | Tốt | 3 < PCT 4 |
C | Khá | 2 < PCT 3 |
D | Trung bình | 1 < PCT 2 |
E | Yếu | 0 < PCT 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Lược, Cơ Cấu Và Đối Thủ Cạnh Tranh Của Địa Phương
- Xây Dựng Mô Hình Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Các Kết Quả Đạt Được Đối Với Phát Triển Du Lịch Việt Nam
- Thang Đo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Du Lịch
- Lượng Khách Trung Bình Đến Một Khu Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu Ngày Cuối Tuần, Tác Giả (2014)
- Các Kết Quả Đạt Được Đối Với Phát Triển Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả (2014)
3.4. Thiết kế các thang đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
Phần này trình bày 4 nhóm yếu tố chính được đo lường thông qua 20 yếu tố thành phần đã thực hiện hiệu chỉnh tên gọi và ý nghĩa của chúng phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành du lịch Việt Nam ứng với thang đo Likert 5 điểm sẽ dùng để thiết kế bảng hỏi khảo sát đối tượng liên quan tại một địa phương cụ thể.
3.4.1. Thang đo các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch
VA1.Nguồn tài nguyên tự nhiên: Địa phương của Ông/bà có rất nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên, đa dạng sinh học, vị trí địa lý và khí hậu hấp dẫn để phát triển du lịch ? |1 = Kém hấp dẫn ; 5 = Rất hấp dẫn|.
VA2.Nguồn tài nguyên văn hóa: Địa phương của Ông/bà có rất nhiều nguồn tài nguyên văn hóa, các điểm tham quan, các sự kiện đặc biệt hấp dẫn để phát triển du lịch ? |1 = Kém hấp dẫn; 5 = Rất hấp dẫn|.
VA3.An toàn và an ninh: Địa phương Ông/bà có những hình thức tiềm năng gây nguy hiểm cho du khách như tai nạn, khủng bố, chiến tranh, tội phạm ? |1 = Hoàn toàn không đảm bảo; 5: Rất đảm bảo|.
VA4.Y tế và vệ sinh: Ông/bà cho rằng số lượng bác sỹ, giường bệnh của địa phương Ông/bà ở mức độ phù hợp vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn cấp thoát nước và môi trường được xử lý triệt để ? |1= Hoàn toàn không phù hợp; 5= Hoàn toàn phù hợp|.
VA5.Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch: Giá cả bị ảnh hưởng bởi khả năng chi trả tổng thể của điểm đến cho một du khách đến địa phương, vậy giá của ở địa phương Ông/bà có phù hợp với thị trường chung? |1 = Rất đắt; 5 = Rất rẻ|.
3.4.2. Thang đo các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch
VB1.Cơ sở hạ tầng: Ông/bà cho rằng điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, ở địa phương được duy trì tốt sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc cho một ngành du lịch hoạt động có hiệu quả? |1 = Rất kém; 5 = Rất tốt|.
VB2.Các điều kiện về nguồn lực: Ông/bà cho rằng nguồn lực thể hiện ở yếu tố con người, lao động trong du lịch, kiến thức, tài sản tài chính và nguồn lực của địa phương để đáp ứng nhu cầu cụ thể của ngành du lịch tạo điều kiện cho một điểm đến có được tài nguyên khác biệt? |1 = Không khác biệt; 5 = Hoàn toàn khác biệt|.
VB3. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp du lịch: Ông/bà có đồng ý rằng mức độ phát triển kinh tế du lịch thịnh vượng và chất lượng sống của người dân phụ thuộc đáng kể vào các hoạt động và thành công kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch? |1= Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý|.
VB4.Số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương: Ông/bà có biết số lượng các nhà cung cấp ở địa phương có rất nhiều sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch? |1= Rất ít; 5 = Rất nhiều|.
VB5.Số lượng các cụm/ngành du lịch: Ông/bà có hiểu số lượng cụm/ ngành du lịch là một cầu nối giữa lý thuyết mạng và cạnh tranh đặc biệt thích hợp cho các sản phẩm dịch vụ du lịch tương tác với các cơ sở địa phương, thúc đẩy các hoạt động chung liên quan đến nhau và lần lượt tạo các liên kết phát triển du lịch? |1 = Hoàn toàn không hiểu; 5 = Hoàn toàn hiểu|.