Chỉ Tiêu Đánh Giá Khoản Phải Thu Của Công Ty Coalimex


Q

D/Q

F xD/Q

Q/2

Hx Q/2

T

10.000

11.000

12.000

13.000

13.692

14.000

15.000

16.000

17.000

500

455

417

384

365

357

333

312

294

2500

2272

2083

1923

1826

1786

1665

1560

1470

5000

5500

6000

6500

6846

7000

7500

8000

8500

1333

1467

1600

1733

1826

1867

2000

2134

2267

3833

3739

3683

3656

3652

3653

3665

3694

3737

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 9

Lượng đặt hàng tối ưu là 13.692 triệu tấn than, với tổng chi phí thấp nhất là 3.652 triệu đồng. Trong đó chi phí đặt hàng bằng chi phí tồn kho là 1826 triệu đồng.

Ta có đồ thị biểu diễn như sau:

Đồ thị 4: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho, lượng đặt hàng tối ưu của công ty Coalimex

2.1.3. Quản trị khoản phải thu

Với tính chất, khách hàng của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất trong tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, nên tình hình khoản phải thu của doanh nghiệp tiến hành khá thuận lợi. Vì đây đều là những bạn hàng lâu năm và có uy tín, đã làm ăn lâu dài với công ty. Đối với các đối tác nước ngoài, việc mua chịu và bán chịu hầu như không có. Do việc thanh toán được thực hiện thông qua việc mở L/C qua ngân hàng, công ty thường bán với giá FOB. Do đó việc thanh toán luôn được tiến hành trước khi giao hàng.

Tuy nhiên, công ty vẫn xây dựng một chính sách bán chịu bao gồm tiêu chuẩn bán chịu, hạn mức bán chịu và các điều khoản bán chịu và quy trình thu tiền để có thể quản lý các khoản phải thu một cách tốt hơn.

- Tiêu chuẩn bán chịu: Như đã nói ở trên bạn hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp trong cùng ngành than, thuộc tập đoàn Than và khoáng sản Việt

Nam. Việc bán chịu chủ yếu dựa trên uy tín và niềm tin giữa các doanh nghiệp với nhau. Tình hình tài chính của các đối tác là công khai và minh bạch vì cùng ngành nên việc theo dõi và phân tích tiến hành khá thuận lợi. Tiêu chuẩn bán chịu là tín chấp, chứ không yêu cầu tài sản đảm bảo hay cần sự bảo lãnh của bất cứ ngân hàng nào. Đối với đối tác nước ngoài chủ yếu là thanh toán ngay.

- Điều khoản bán chịu: Thời gian mà khách hàng được chậm trả đối với công ty là tương đối ngắn từ 15 ngày đến 1 tháng. Công ty không áp dụng tỉ lệ chiết khấu nếu thanh toán sớm, điều khoản bán chịu này thường được thống nhất trong các công ty trong ngành than.

- Hạn mức bán chịu: Do công ty chủ yếu là tiến hành giao dịch và thanh toán ngay nên hạn mức bán chịu của công ty là không cao, đối với một hợp đồng được ký kết thì hạn mức bán chịu là 50 triệu đồng.

- Quy trình thu tiền : Công ty tiến hành thu tiền của đối tác chủ yếu là qua chuyển khoản. Đối với các khoản nợ đã quá hạn, công ty sẽ tiến hành đòi nợ, và yêu cầu sự tham gia của bên thứ ba là tập đoàn than và khoáng sản Việt nam.

Để đưa ra được chính xác chính sách bán chịu, công ty phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá vòng quay các khoản phải thu qua các năm:

Bảng 9: Chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu của công ty Coalimex


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số vòng quay khoản phải thu

Số ngày thu tiền

2,22 vòng

162 ngày

1,25 vòng

288 ngày

2,08 vòng

173 ngày

Qua tính toán ở trên ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2006 là 2,22 vòng còn vòng quay các khoản phải thu năm 2007 là 1,25 vòng và năm 2008 là 2,08 vòng. Điều này cho thấy trong một năm công ty chỉ có khoảng 2 lần thu được các khoản nợ thương mại. Năm 2008 Công ty đã thu hồi các khoản phải thu tốt hơn so với 2007, nhưng lại kém hơn năm 2006, do vậy đã làm cho kỳ thu tiền trung bình của Công ty

trong 3 năm trở lại đây tương đối cao với năm 2006 là 162 ngày, tăng lên 288 ngày năm 2007 và 173 ngày năm 2008. Tốc độ thu hồi vốn chậm như vậy là không tốt cho doanh nghiệp có thể xảy ra sự thiếu hụt về vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Kỳ thu tiền trung bình trong 3 năm vừa qua là 207 ngày đây cũng có thể coi là biểu hiện không tốt lắm của doanh nghiệp. Nhưng ta chưa thể kết luận được đây là việc làm sai hay đúng. Thực chất trong kinh doanh việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên. Doanh nghiệp chiếm dụng vốn thì cũng bị chiếm dụng là điều đương nhiên. Mặt khác, doanh nghiệp có rất nhiều bạn hàng trên toàn thế giới, việc sử dụng một chính sách bán chịu hợp lý để có thể thu hút thêm bạn hàng là có thể chấp nhận được. Điều mà doanh nghiệp cần làm là trước khi bán chịu doanh nghiệp cần xem xét kỹ về khả năng thanh toán của khách hàng.

Tóm lại, nợ phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh nghiệp mà điều này là không tốt đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc thu hồi nợ sao cho tăng được vòng quay các khoản phải thu và giảm kỳ thu tiền bình quân.

2.1.4. Quản trị khoản phải trả

Không chỉ quản trị không tốt các khoản phải thu mà ngay cả yếu kém trong quản trị các khoản phải trả cũng có thể trở thành nguy cơ dẫn một công ty đến chỗ phá sản. Gánh nặng nợ nần do mua chịu quá nhiều trong khi không thể đẩy mạnh doanh thu bán hàng và không có biện pháp gia tăng dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh sẽ đưa công ty đến chỗ suy yếu về tài chính và thiếu hụt nguồn tiền để trả nợ người bán.

Một công việc mà công ty phải tiến hành làm đó là giám sát số dư khoản phải trả. Trong thực tế, công ty luôn phải thường xuyên, định kỳ đánh giá lại chính sách quản trị khoản phải trả. Bên cạnh đó, công ty còn phải tính đến chi phí phát sinh khoản phải trả, thường là chi phí phát sinh tạo ra nguồn vốn ngắn hạn nội sinh

cho công ty như chi phí tiền lương phải trả và tiền thuế thu nhập chưa nộp. Chi phí phải trả là một nguồn vốn ngắn hạn của Công ty, vì chi phí tiền lương thể hiện công việc mà nhân viên đã làm nhưng chưa thanh toán. Tương tự, chính phủ cũng cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho công ty bằng việc thu thuế hàng tháng, hay hàng năm. Vì vậy, Công ty sử dụng số tiền phải nộp thuế như một khoản vốn ngắn hạn của mình.

Khoản mục khoản phải trả của công ty chiếm một tỉ trọng lớn trong vốn lưu động của doanh nghiệp, trong đó khoản phải trả người bán chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số khoản nợ phải trả như đã phân tích cơ cấu ở trên. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến hành mua chịu nhiều, công ty nên quyết định thanh toán sớm để nhận chiết khấu nếu chi phí cơ hội sử dụng vốn của công ty thấp hơn tỷ lệ chiết khấu được hưởng. Ngoài ra, công nghệ thông tin đang tác động tích cực đến việc quản trị khoản phải trả tại doanh nghiệp, thực tế cho thấy số khoản phải trả của doanh nghiệp đã giảm trong ba năm vừa qua.

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động ròng của công ty

2.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

2.2.1.1 Xác định vốn lưu động ròng của Công ty


Bảng 10: Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp trong ba năm 2006-2008

Đơn vị: VNĐ


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tài sản ngắn hạn

Tỷ trọng

339.896.639.291

95,04%

300.017.895.092

91,17%

314.757.756.592

87,36%


Tài sản cố định

Tỷ trọng

17.702.659.549

4,96%

28.194.930.507

8,83%

43.816.786.404

12,64%

Nguồn vốn ngắn hạn

Tỷ trọng

311.111.084.313

86,99%

270.815.407.019

82,29%

275.264.953.311

76,4%

Nguồn vốn dài hạn

Tỷ trọng

46.498.214.572

13,01%

58.249.958.580

17,71%

85.031.637.737

23,6%

Vốn lưu động ròng

28.785.554.978

29.202.488.073

39.492.803.281

Qua bảng 10 ta thấy, nợ ngắn hạn của công ty qua 3 năm gần đây đều được tài trợ bởi tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn đều lớn hơn tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong cả 3 năm. Điều này cho thấy tình hình tài chính ổn định của công ty, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn được đảm bảo, công ty sẽ tránh được rủi ro rơi vào tình trạng nợ nần. Tình hình này càng ổn định qua các năm, khi chênh lệch giữa tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ngày càng lớn, vốn lưu động ròng của doanh nghiệp ngày càng dương, tình hình tài chính công ty tốt.

2.2.1.2. Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty

Cũng giống như các doanh nghiệp khác, công ty cổ phần Coalimex trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có nhiều mối quan hệ ràng buộc nên không tránh khỏi việc đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác cũng như công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Ta xem xét các chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp :

Bảng 11: Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty Coalimex năm 2006-2008


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Hệ số thanh toán ngắn hạn

1,285

1,107

1,143

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2007 và 2008 giảm đi so với năm 2006 (1,107 và 1,143 so với 1,285) nhưng đều lớn hơn 1. Đây là một dấu hiệu tương đối tốt. Hệ số thanh toán này cho biết mức độ đảm bảo của tài sản lưu

động đối với các khoản nợ ngắn hạn. Ví dụ như năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có 1,143 đồng vốn lưu động để đảm bảo. Hệ số này chưa thể khẳng định

được khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao hay thấp chỉ có thể cho biết là số nợ

ngắn hạn đó có đủ tài sản lưu động đảm bảo. Do tài sản lưu động trước khi đem đi thanh toán đều phải chuyển hoá thành tiền, mà trong tài sản lưu động luôn có một lượng lớn vật tư hàng hoá, đây là khoản khó chuyển đổi ra tiền nhất đảm bảo.

2.2.1.3. Hệ số thanh toán nhanh của công ty

Bảng 12: Hệ số thanh toán nhanh của công ty Coalimex năm 2006-2008


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Hệ số thanh toán nhanh

0,998

1,0036

0,978

Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng hệ số thanh toán ngắn hạn thì quả thật chưa đủ và chưa phản ánh được khả năng thanh toán của công ty vì trong đó còn chứa giá trị hàng tồn kho, đây là loại tài sản không phải luôn đảm bảo khả năng thanh khoản cao. Do vậy chúng ta cần lưu tâm đến hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cả 2 năm đều xấp xỉ 1 với năm 2006 là 0,998, năm 2007 là 1,0036 và năm 2008 là 0,978. Vì thế khả năng thanh toán của công ty năm 2008 chỉ có 0,978 đồng để sẵn sàng trả nợ ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn, khi không dựa vào việc bán vật tư hàng hoá. Nhìn chung tình hình thanh toán của công ty tương đối tốt, tuy nhiên nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty.Vì vậy chứng tỏ tình hình tài chính của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn trầm trọng. Tình hình này đòi hỏi công ty cần có biện pháp cấp bách nhằm thúc đẩy việc kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá để thu hồi nợ, cố gắng giảm bớt khoản vay ngắn hạn.

2.2.1.4. Hệ số thanh toán tức thời của công ty

Bảng 13: Hệ số thanh toán tức thời của công ty Coalimex năm 2006-2008


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Hệ số thanh toán tức thời

3,56

9,00

0,88

Đây là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến vốn bằng tiền của Công ty, nó đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn, gần như tức thời. Trên thực tế khi hệ số này lớn hơn 0,5 là tình hình thanh toán tương đối khả quan. Qua số liệu ta thấy hệ số này ở Công ty là khá cao với 3,56 vào năm

2006, 9 vào năm 2007, tuy có sự sụt giảm mạnh vào năm 2008 còn 0,88 nhưng vẫn là một hệ số an toàn cho công ty. Sự sụt giảm ở hệ số này là do trong năm tỉ lệ tăng đột biến của nợ ngắn hạn là 91,89% mặc dù vốn bằng tiền của công ty tăng nhẹ với tỷ lệ tăng là 16,93%.

2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng bảo toàn vốn lưu động ròng của công ty

Bảo toàn vốn lưu động là một vấn đề cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, ở công ty vấn đề bảo toàn vốn lưu động chưa được xác định một cách cụ thể rõ ràng bằng các văn bản tài chính. Mặt khác, hiện nay Nhà nước vẫn chưa có các văn bản về quản lý bảo toàn vốn lưu động theo giá trị thực tế cho từng ngành (hệ số trượt giá bình quân cho từng ngành). Do vậy, để đánh giá khả năng bảo toàn vốn lưu động ở công ty chủ yếu căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản lưu động vào cuối các các năm. Theo cách đánh giá này ta thấy vốn lưu động ròng của công ty tăng qua các năm, vốn lưu động ròng năm 2006 là 28.185.554.978 đồng, năm 2007 là 29.202.488.073 đồng (tăng 1.016.933.095 đồng so với năm 2006). Năm 2008 là 39.492.803.281 đồng (tăng 11.307.248.303 đồng so với năm 2007). Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn cao, công ty làm ăn có lãi, nguồn vốn lưu động được đảm bảo.

2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn ngắn hạn của công ty

Mọi công ty đều có các khoản nợ ngắn hạn dưới hình thức này hay hình thức khác và dĩ nhiên các công ty này phải có nghĩa vụ thanh toán trong vòng 12 tháng. Mục đích của nó là tăng lượng vốn lưu động ròng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. Nợ ngắn hạn bao gồm những khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng và nguồn tín dụng thương mại truyền thống.

Trong suốt quá trình kinh doanh, tài sản, cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty luôn biến động, chúng sẽ tăng lên khi hoạt động kinh doanh tăng và sẽ giảm xuống khi doanh thu sụt giảm. Tài sản ngắn hạn tăng lên là do nhu cầu gia tăng dữ trữ trong kho để chuẩn bị cho doanh thu. Công ty đã áp dụng chiến lược chủ

động trong việc huy động vốn ngắn hạn của mình. Doanh nghiệp phải cân đối được thời hạn của nguồn huy động vốn với thời gian nhu cầu sử dụng vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh tổng tài sản thay đổi chủ yếu là do hàng tồn kho, các khoản phải thu và khoản phải trả theo chu kỳ luân chuyển vốn lưu động. Chiến lược này giúp cho công ty có thể giảm chi phí lãi vay ngắn hạn so với chi phí lãi vay dài hạn, làm tăng khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

Công ty có nhiều phương án huy động vốn ngắn hạn khác nhau một khi cần bổ sung vốn để trang trải các khoản phải trả và chi phí phát sinh phải trả. Tổng các nguồn vốn ngắn hạn của công ty luôn nhỏ hơn tổng các khoản nợ phải trả và chi phí phát sinh phải trả. Ngoài ra, các nguồn huy động vốn ngắn hạn là một phần rất quan trọng trong dự trữ thanh khoản của công ty, bổ sung thêm cho các nguồn vốn nội sinh từ khoản phải trả và chi phí phải trả.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn là nguồn vốn rất quan trọng góp phần duy trì khả năng thanh toán của công ty. Giám đốc tài chính cần dự báo tiền mặt của công ty một cách thường xuyên và có nguồn vốn dự phòng để đáp ứng các nhu cầu đã được dự báo và cả những nhu cầu đột xuất. Việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động ngắn hạn không chỉ ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản mà còn làm tăng giá trị của công ty.‌

II. Đánh giá hoạt động quản trị vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex

1. Những ưu điểm

Thứ nhất, Công ty áp dụng nguyên tắc “thận trọng” trong kinh doanh nói chung và trong công tác tài chính kế toán nói riêng. Để tránh tình trạng hàng hoá ứ đọng, không tiêu thụ được Công ty chỉ nhập hàng khi có người mua đặt trước đồng thời Công ty cũng thực hiện giao khoán với mỗi phòng về doanh thu, lợi nhuận từng hoạt động. Mỗi phòng sẽ tự cân đối và khoán chi phí cho từng phương án cụ thể. Bên cạnh đó, mỗi phương án được giám đốc, kế toán trưởng xác nhận thì kế toán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022