Thang Đo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Du Lịch

3.4.3. Thang đo năng lực của chính quyền địa phương

VC1. Xây dựng thương hiệu: Làm thế nào Ông/bà sẽ đánh giá hiệu quả về việc xây dựng thương hiệu của địa phương của Ông/bà là một điểm đến du lịch? |1

= Kém hiệu quả; 5 = Rất hiệu quả|.

VC2. Các quy định chế độ chính chính sách kế hoạch chiến lược du lịch: Ông/bà có được thông tin về những thay đổi trong các quy tắc và quy định về chính sách của địa phương? |1= Rất khó; 5 = Rất dễ |.

VC3.Mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch: Ông/bà có thấy địa phương đánh giá các điểm đến liên quan và so sánh với các điểm đến khác để hợp tác phát triển du lịch chung? |1 = Rất hiếm; 5 = Rất thường xuyên|.

VC4. Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch: Ông/bà cho rằng việc tạo điều kiện thông tin cho du khách về du lịch là một việc làm thiết thực?|1= Không cần thiết; 5 = Rất cần thiết|.

VC5. Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch: Ông/bà đồng ý rằng năng lực, khả năng, chất lượng dịch vụ du lịch và dịch vụ công tạo thành một chuỗi cung ứng du lịch tại địa phương? |1=Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý|.

3.4.4. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch

VD1.Nhu cầu du lịch: Ông/bà có biết nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng?

|1=Hoàn toàn không biết; 5 = Hoàn toàn biết|.

VD2.Động cơ du lịch: Ông/bà có đồng ý khi nhu cầu tối thiểu được đáp ứng thì du khách sẽ có nhu cầu cao hơn từ đó tự nhiên nảy sinh động lực đi du lịch?

|1=Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý|.

VD3.Mức độ du lịch: Ông/bà có có đồng ý rằng mức độ du lịch được xác định bởi một loạt các yếu tố bao gồm cả các đối tượng liên quan khác không riêng gì khách du lịch? |1=Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý|.

VD4. Nhận thức của khách du lịch: Địa phương Ông/bà là một điểm đến rất thân thiện đối với khách du lịch đến 1 lần rồi lại quay lại lần thứ 2 và giới thiệu cho bạn bè? |1 = Không bao giờ; 5 = Hoàn toàn có thể|.

VD5. Nhận thức của doanh nghiệp du lịch: Khi khách du lịch lần đầu tiên đến địa phương với mục đích kinh doanh, doanh nghiệp Ông/bà có chức năng kinh doanh du lịch làm thế nào có thể giới thiệu chuyến đi của họ cho mục đích giải trí?

|1 = Rất khó có khả năng; 5 = Rất dễ có khả năng|.

3.5. Kết luận chương 3


Thông qua việc đánh giá tiềm năng, thực trạng, kết quả và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt nam giai đoạn 2020 – 2030, cho thấy Việt Nam mang tính đặc trưng và tiêu biểu với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với mục tiêu nghiên cứu này sau khi hoàn tất có thể triển khai cho các quốc gia khác trong khối ASEAN hoặc khu vực Châu Á Thái Bình Dương và xa hơn nữa lặp lại trên toàn cầu. Vì vậy, nghiên cứu đã chính thức chọn quốc gia Việt Nam để xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Mô hình xây dựng dựa vào bộ tiêu chí đã được thiết lập ban đầu bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần, thông qua kết quả khảo sát ý kiến của 21 chuyên gia với thang điểm 10, sau khi đánh giá, hiệu chỉnh, xác định bộ tiêu chí chính thức bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần được đánh giá về vị trí thứ tự tầm quan trọng và đóng góp của chúng và các câu hỏi nghiên cứu đã được đưa ra hình thành các giả thuyết nghiên cứu cần phải kiểm định làm cơ sở xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch kèm theo các tiêu chí tính điểm, đánh giá, xếp hạng và thiết kế các thang đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Như vậy, Chương 3, trên cơ sở tổng quan du lịch Việt Nam đã chính thức chọn Việt Nam làm quốc gia nghiên cứu xây dựng mô hình. Dựa vào khảo sát ý kiến các chuyên gia Việt Nam có thâm niên nghiên cứu về du lịch thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các nhà nghiên cứu, giảng viên các Trường Đại học, Cao đẳng và các Hiệp Hội Du lịch và Lữ hành đã khẳng định vị trí thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố và đóng góp của chúng kèm các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra hình thành các giả thuyết nghiên cứu xây dựng mô hình cùng với các tiêu chí đánh giá xếp hạng và thiết kế các thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch dùng để kiểm định mô hình thông qua khảo sát các đối tượng liên quan tại một địa phương cụ thể ở quốc gia Việt Nam dưới hình thức định lượng

Tiếp theo là Chương 4, trình bày cách thức kiểm định mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Chương 4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Chương 4, kiểm định mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch với những nội dung chính sẽ được trình bày về tổng quan du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu về tiềm năng và thực trạng du lịch, kết quả và hạn chế, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh minh chứng cho việc chọn địa phương này ở quốc gia Việt Nam để kiểm định mô hình, phương pháp thiết kế bảng hỏi, cỡ mẫu, chọn mẫu, đối tượng, phạm vi lấy mẫu, cách thức điều tra khảo sát, các kỹ thuật kiểm định Cronbach‟Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định Bootstrap, xác định thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố chính và các yếu tố thành phần, đánh giá, xếp hạng và thảo luận kết quả đạt được về mặt lý thuyết, thực tế và thực tiễn đối với mô hình nghiên cứu.

4.1. Tổng quan du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu


4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu


Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc miền Đông Nam Bộ với diện tích 1.975,14km2, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp biển Đông. Tổng chiều dài địa giới trên đất liền: 162km, trong đó có đường địa giới chung với thành phố Hồ Chí Minh là 16,33km, với tỉnh Đồng Nai là 116,50km và với tỉnh Bình Thuận là 29,26km. Tổng chiều dài bờ biển: 305,4km. Vùng thềm lục địa: Trên 100.000 km2.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270 C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ, độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%. Tổ chức hành chính: Có 2 thành phố và 6 huyện. Nguồn lực phát

triển: Dân số: 1.009.719 người; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,28%/năm; Lao động: 429.686 người.

Để thấy được tiềm năng du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nêu trên một cách rõ nét, nghiên cứu tiến hành phân tích tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, như sau:

4.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu


a) Tài nguyên rừng: Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 700 loài thực vật thân gỗ và thân thảo, là rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái nhiệt đới đại dương với rất nhiều gỗ quí. Ngoài ra còn có rất nhiều động vật quí hiếm (khoảng 200 loài), rừng và động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tiêu diệt vì tình trạng khai thác bừa bãi. Hiện nay tốc độ trồng mới khá nhanh, trung bình mỗi năm trồng mới khoảng 1.300 – 2.000 ha, nếu tốc độ này duy trì trong vòng 10 năm tới diện tích rừng sẽ được khôi phục. Tài nguyên rừng tập trung chủ yếu ở huyện Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo, cụ thể:

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu huyện Xuyên Mộc: Có diện tích trên 11.000 ha, phía Nam có 15km bờ biển bao bọc. Khu vực này có các đồi núi nhỏ: Hồ Linh, Tầm Bồ, Bà Ma, Mộ Ong với độ cao trung bình từ 80 – 100m. Suối nước nóng Bình Châu ở phía Đông Bắc nằm giữa vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 1km2, nhiệt độ cao nhất trên bề mặt đạt 800C - 820C. Tại đây, du

khách có thể lộc trứng, ngâm chân, tắm trong các bể tắm vật lý trị liệu. Hiện nay, khu du lịch suối khoáng Bình Châu đã và đang khai thác hiệu quả nguồn nước suối quí hiếm này. Vừa qua, nơi đây đã được bình chọn là một trong những khu du lịch sinh thái bền vững của thế giới.

Ở khu Bến Lội có một rạch nước khá sâu, rộng 300m, ngăn cách giữa đất liền với bãi cát ngoài biển gần như là một ốc đảo. Hệ thực vật phong phú đa dạng gồm 29 chi, 5 loài và các loài thực vật có giá trị dược liệu như Đỗ Trọng, Cam Thảo, vv… Rừng còn có nhiều loại động vật như Voi, Sóc Bay, Khỉ, Chồn, Nai, Tắc Kè, Két, Sáo, Hoành Anh, Gõ Kiến,vv…Khu vực Bàu Ngám tập trung những đàn Vịt Trời, Le Le và nhiều loài chim khác. Khu vực này đang đượckhai thác phục vụ cho nhu cầu du lịch sinh thái, nếu biết tận dụng hết khả năng khu vực này sẽ là một trong những khu vực du lịch sinh thái nổi tiếng trong và ngoài nước.

+ Rừng quốc gia Côn đảo: Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam với tổng diện tích là 6.043 ha chiếm 83,7 diện tích tự nhiên của huyện Côn Đảo và hơn 4 km hàng lang đệm trên biển. Rừng quốc gia Côn đảo có mức độ đa dạng sinh học rất cao với 882 loài thực vật, 144 loài động vật và 1.300 loài sinh vật biển. Các khu rừng và các rạn san hô dưới biển chứa đựng hàng nghìn loài sinh vật sống phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau với sự tồn tại của bất kỳ loài nào cũng đều quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái.

b) Tài nguyên biển: Với địa hình tự nhiên, Bà Rịa – Vũng Tàu có thể khai thác các bãi biển phục vụ du lịch như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Bãi Nghinh Phong, Bãi Long Hải, Bãi Hồ Tràm, Bãi Hồ Cốc và những bãi tắm rất đẹp ở huyện Côn Đảo đó là: Bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, Đầm Trâu, Hòn Cau, Hòn Tre, vv…

4.1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu


a) Di tích lịch sử văn hóa, cách mạng: Theo Bảo tàng tổng hợp Bà Rịa – Vũng Tàu (2014), tỉnh có 31 di tích được Nhà Nước công nhận xếp hạng quốc gia và 152 di tích khác được tiến hành kiểm kê, lập hồ sơ quản lý, phản ánh tiềm năng đích thực được lưu truyền qua nhiều thế hệ của mảnh đất này, đó là: Nhóm di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo: Thích Ca Phật Đài, Chùa Long Bàn, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng Chúa Giêsu, Bạch Dinh, Tháp Đèn Hải Đăng; Nhóm di tích lịch sử cách mạng: Địa Đạo Long Phước, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Khu căn cứ Minh Đạm; Khu nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, Bến Lộc An, Địa Đạo Hắc Dịch.

b) Các lễ hội văn hóa dân gian: Lễ hội thường gắn liền với các nhân vật lịch sử, mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh. Các lễ hội hàng năm thu hút rất nhiều khách hành hương, thăm viếng đó là: Lễ Hội Cầu An tại Đình Thần Thắng Tam; Hội lễ Miếu Bà; Hội lễ nghênh rước cá Ong; Lễ tri ân liệt sĩ 27/7 tại Long Đất; Lễ cúng Thần Lúa, Thần Rừng; Lễ hội đền thờ Tiên Sư.

c) Các nghề thủ công truyền thống: Các làng nghề vẫn còn dấu tích lưu truyền đến ngày này như: Làng gốm Long Mỹ; Nghề mộc, đúc chuông ở Long Điền; Chạm đá ở Hòn Cau huyện Côn Đảo.

d) Các loại hình văn hóa dân gian, ẩm thực: Các nghệ thuật như hát bội, diễn tuồng, hát dân ca, kể chuyện dân gian, đánh đàn, thổi sáo, đua thuyền, vv… là các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của vùng đất biển Phương Nam này vẫn chưa được khai thác triệt để, để thu hút khách du lịch. Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ của những con người đến từ mọi vùng trong cả nước nên phong cách ẩm thực cũng rất phong phú và đa dạng. Nơi đây còn có văn hóa ẩm thực của những ngư dân miền sông nước, những người làm công tác quảng bá hình ảnh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải khai thác nét độc đáo ẩm thực vùng này.

Như vậy, với tất cả những tiềm năng nêu trên sẽ giúp cho Bà Rịa – Vũng Tàu có thế mạnh phát triển các loại hình du lịch cũng như theo rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch nhận định Bà Rịa – Vũng Tàu đích thực là tỉnh có tài nguyên tự nhiên đa dạng và tài nguyên văn hóa đặc sắc đủ điều kiện để trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới.

4.1.2. Thực trạng du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu


Tỉnh BR-VT nổi lên là một điểm đến hấp dẫn an toàn đối với du khách quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay, vì nơi đây có tài nguyên tự nhiên và đa dạng sinh học cùng với tài nguyên văn hóa rất phong phú, hệ thống an ninh được đảm bảo, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt đặc biệt là giá cả được niêm yết công khai tạo cảm giác thoải mái cho du khách khi chi trả các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh BR-VT có những bước tiến rất đều, chắc chắn trong tương lai ngành du lịch của tỉnh này sẽ tiến xa hơn nữa.

a) Khách du lịch : Thông qua phân tích thực trạng du lịch Việt Nam ở đầu Chương 3, có thể thấy trong Báo chuyên đề Du lịch Việt Nam thực trạng và phát triển của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014)[1], lượng khách du lịch đến Việt Nam gia tăng tương đối đều với tốc độ tăng trung bình 12%/năm. Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ.

Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, lượng khách quốc tế nói chung và khách Mỹ nói riêng đến Việt Nam tăng nhanh. Ngành du lịch BR- VT cũng chịu ảnh hưởng nhất định trong những năm qua do tình hình kinh tế chính trị thế giới biến động, thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng lên, nước biển dâng lên, dịch bệnh không ngừng gia tăng như EBOLA, SARS, MERS…làm cho ngành này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của nó.

Trong khoảng thời gian 2006 – 2014, số lượng khách du lịch đến với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có nhiều biến động, cụ thể là 2006 – 2010 số lượng khách đến đây giảm theo các năm, giai đoạn đoạn 2010-2014 số lượng khách tăng trở lại và theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh BR-VT thì giai đoạn này tổng số lượng khách du lịch tăng trung bình khoảng 7,46%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 9,36%, khách trong nước tăng 7,39%. Số ngày lưu trú của khách cũng tăng rõ rệt trong giai đoạn này (Bảng 4.1).

Mức chi tiêu bình quân trong ngày theo số liệu thống kê ước tỉnh của Cục thống kê tỉnh BR-VT (2014)[3]: Đối với khách du lịch quốc tế chi tiêu cho du lịch tại tỉnh BR-VT khoảng 50USD/người/ngày, trong khi đó khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu trong khoảng từ 50-100USD/người/ngày với cơ cấu chi tiêu cho

lưu trú và ăn uống |60%|; Vận chuyển |18%|; Vui chơi giải trí và hàng lưu niệm

|22%|. Đối với khách nội địa chi tiêu tăng từ 120.000đ/người/ngày vào năm 2006 lên đến 180.000 đ/người/ngày vào năm 2014. Sở dĩ, khách nội địa chi tiêu ít như vậy là do lượng khách nội đến với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đa phần đi về trong ngày chủ yếu là khách đến từ miền Đông và Tây Nam Bộ chiếm khoảng 2/3 và khách đến từ các địa phương khác chiếm khoảng 1/3 do du lịch tỉnh chưa có nhiều khu vui chơi giải trí, sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo để kéo dài thời gian lưu trú của khách, đây là nhược điểm lớn của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bảng 4.1. Số liệu lượt khách du lịch và ngày lưu trú tại Bà Rịa-Vũng Tàu


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

ĐVT

Lượt khách

3.190

2.978

2.937

3.050

3.303

3.906

4.402

4.712

5.099


1.000 lượt

Quốc tế

315

320

187

190

141

146,8

162

172

199

Nội địa

2.875

2.658

2.750

2.860

3.162

3.759

4.240

4.540

4.900

Ngày khách

4.589

4.613

3.933

4.060

4.488

4.725

4.930

5.250

5.405


1.000 ngày

Quốc tế

547

450

258

260

220

225

230

250

255

Nội địa

4.042

4.163

3.675

3.800

4.268

4.500

4.700

5.000

5.150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29]

Khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu từ các quốc gia như Nhật, Mỹ, Châu Âu và các nước trong khối ASEAN với mục đích chủ yếu như : Tham quan nghỉ dưỡng đối với khách Châu Âu là 45% ; Thương mại đối với khách Châu Á chiếm tỷ lệ 30% ; Thăm thân nhân đối với Việt Kiều chiếm tỷ lệ 20% ; Mục đích khác đối với các đối tượng khác chiếm 5%.

Qua đó có thể đánh giá được động cơ du lịch của khách quốc tế và thị phần trong giai đoạn 2006 – 2014, cụ thể : Đối với khách theo chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành bao gồm : Khách Nhật chiếm 40% thị phần, khách Mỹ chiếm 30%, khách Châu Âu chiếm 10 % thị phần, khách ASEAN chiếm 15% thị phần, khách Hồng Kông chiếm 3% thị phần và đối tượng khác đến từ các nước khác chiếm 2% thị phần. Đối với khách lưu trú bao gồm: Khách Đài Loan chiếm 35% thị phần, khách Hồng Kông chiếm 25% thị phần, khách Nhật chiếm 10% thị phần, khách Hàn Quốc chiếm 5% thị phần, khách Pháp chiếm 6% thị phần, khách thuộc các nước Châu Á khác chiếm 7% thị phần, khách thuộc các nước Châu Âu, Mỹ, Úc chiếm 8% thị phần.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29], lượng khách đến một khu du lịch không giống nhau tại các thời điểm trong ngày, trong tuần và trong năm, vì phụ thuộc nhiều đến tính thời vụ du lịch. Xem Hình 4.1, bên dưới ta thấy vào những ngày thường, lượng khách trung bình cao và có tần suất cao nhất là vào khoảng thời gian từ 8 giờ đến 10 giờ sáng, sau đó giảm dần và lại gia tăng lại bắt đầu từ 14 giờ cho đến 21 giờ. Lượng khách trung bình cao nhất đạt 31 lượt vào khoảng 10 giờ sáng, thấp nhất là 4 lượt vào lúc 8 giờ sáng.


Hình 4 1 Lượng khách trung bình đến một khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 1


Hình 4.1.Lượng khách trung bình đến một khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ngày thường trong tuần, tác giả (2014)

Theo Hình 4.2, bên dưới ta thấy lượng khách gia tăng rõ rệt vào các ngày cuối tuần. Lượng khách trung bình cao nhất trong ngày đạt mức 146 lượt vào lúc 10 giờ sáng và thấp nhất là 11 lượt vào lúc cuối ngày. Vào cuối tuần, lượng khách du lịch đến với điểm, khu du lịch đông hơn ngày thường, do ảnh hưởng của loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển cuối tuần. Do đó, lượng khách trung bình cuối tuần tăng

gấp nhiều lần lượng khách trung bình so với ngày thường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023