Các Kết Quả Đạt Được Đối Với Phát Triển Du Lịch Việt Nam

động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

Thứ hai, sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thailand, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Camphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu.

Thứ ba, biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Việt Nam với thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng bất thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.

Thứ tư, nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội.

Thứ năm, chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.

3.1.3. Các kết quả đạt được đối với phát triển du lịch Việt Nam


Du lịch Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc, tạo ra các kết quả quan trọng như tác động tích cực về kinh tế, văn hóa và xã hội, cụ thể:

a) Chuyển biến nhận thức về du lịch: Nhận thức về du lịch đã có bước chuyển biến rõ rệt, từ chỗ coi du lịch là hoạt động nghỉ ngơi giải trí đơn thuần, đến xác định du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại.

b) Thu hút và phục vụ các thị trường khách du lịch: Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm, ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 (-8%), suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%) và dịch Ebola (2014). Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng tăng lên. Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á, 1,7% thị phần khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến 2013, Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,68% thị phần toàn cầu. Vị trí của Du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách du lịch. Trong cơ cấu thị trường nguồn của du lịch Việt Nam, 72% đến từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tiếp theo là Châu Âu (14%) và Bắc Mỹ (7%).

c) Gia tăng nhanh tổng thu từ du lịch và đóng góp vào GDP: Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế nước ta giai đoạn vừa qua rất đáng khích lệ. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,7 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP. Tăng trưởng về tổng thu từ du lịch nhanh hơn tăng trưởng về số lượng khách, tăng trung bình hơn 2 con số (đạt bình quân 18,7%/năm). Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2013, tổng thể ngành du lịch Việt Nam đóng góp vào nền kinh tế 13 tỷ USD chiếm khoảng 9,4% GDP.

d) Đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng đã được cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đường không, thủy, bộ... liên tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp; hệ thống hạ tầng năng lượng, thông tin, viễn thông và hạ tầng kinh tế-xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trưởng. Đến nay cả nước có 8 cảng hàng không quốc tế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay có trên 14.200 cơ sở lưu trú với 320.000 buồng lưu trú, trong đó số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 21%; trên 1.250 lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa; Các cơ cở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời phục vụ khách du lịch ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

e) Hình thành các điểm đến, sản phẩm du lịch: Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch đã dần được hình thành như du lịch tham quan cảnh quan, di sản, di tích; du lịch nghỉ dưỡng biển, núi; du lịch tâm linh, lễ hội. Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam cũng được thị trường nhìn nhận. Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm và thu hút khách du lịch.

f) Hình thành nguồn nhân lực du lịch: Lực lượng nhân lực ngành du lịch ngày càng lớn mạnh, từ chỗ có 12.000 lao động năm 1990, đến nay toàn ngành có trên 570.000 lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động du lịch, chưa tính đến lao động liên quan và lao động không chính thức. Tỷ lệ lao động du lịch đã qua đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ ngày càng cao và đang trong quá trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với du lịch khu vực và thế giới. Hơn 40% tổng số lao động được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

g) Củng cố công tác quản lý nhà nước về du lịch: Lần đầu tiên trong lịch sử có hệ thống khung pháp lý về du lịch, cao nhất đo là Pháp lệnh Du lịch 1999 và sau đo được thay thế bằng Luật Du lịch 2005. Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm sút, khôi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, từng bước hội nhập du lịch khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước.

h) Tạo tác động tích cực về kinh tế-xã hội: Du lịch là một trong những ngành tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới, ở tất cả các địa bàn từ các vùng đô thị, nông thôn và đặc biệt là ở cả vùng xâu, vùng xa. Năm 2012 với trên 1,8 triệu việc làm (trong đó 570.000 việc làm trực tiếp), quy mô lao động ngành du lịch chiếm 3,6% tổng lao động toàn quốc. Theo cách tính của Tổ chức Thương Mại Thế giới kết hợp với Hội đồng Du lịch và Lữ Hành Thế giới WTTC (2013), thì hiệu quả việc làm do du lịch và lữ hành tạo ra là trên 3 triệu lao động chiếm 8,1% tổng số lao động toàn quốc.

Như vậy, các kết quả đạt được đối với phát triển du lịch là nhờ có sự đổi mới, mở cửa và hội nhập, với các chủ trương, chính sách, định hướng và giải pháp chiến lược phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của thời đại.

3.1.4. Các hạn chế đối với phát triển du lịch Việt Nam

Ngoài những kết quả đạt được đối với phát triển du lịch còn có những mặt hạn chế sau đây:

a) Liên kết liên ngành, liên vùng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả: Sự phối kết hợp liên ngành, địa phương chưa đồng bộ, không thường xuyên cả trong nhận thức và hành động. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương chưa thật chặt chẽ trong xây dựng chính sách. Phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành trong từng địa phương về phát triển du lịch còn rất hạn chế. Phối hợp liên vùng đã bắt đầu được chú ý, nhưng còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp để phát triển du lịch.

b) Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều khó khăn: Nhận thức xã hội về du lịch nói chung và trong quản ly nói riêng đã cải thiện đáng kể nhưng còn khoảng cách xa với tầm nhìn phát triển; xã hội chưa thực sự ứng xử với du lịch như một ngành kinh tế.

c) Chất lượng sản phẩm, khai thác phát triển sản phẩm và điểm đến du lịch còn yếu: Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm và đang lúng túng trong trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nổi bật cho từng phân khúc thị trường khách du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư nhưng sự thiếu đồng bộ, còn chắp vá trong phát triển hạ tầng làm cho du lịch chưa thực sự được phát

huy, chưa thuận tiện tiếp cận các điểm đến, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt là các khu du lịch vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo. Cơ chế quản lý các khu du lịch quốc gia chưa được vận hành đầy đủ và còn chồng chéo giữa các lực lượng chuyên ngành.

d) Việc kiểm soát chất lượng và an ninh an toàn chưa đáp ứng yêu cầu: Việc quản lý điểm đến chưa thống nhất giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chuyên ngành về du lịch, môi trường, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự...dẫn tới sự thiếu trách nhiệm và bỏ trống trách nhiệm giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch. Hậu quả dẫn tới hình ảnh điểm đến du lịch bị tổn hại.

3.1.5. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam

Thông qua việc đánh giá tiềm năng, thực trạng, các kết quả đạt được, các hạn chế đối với du lịch Việt Nam kết hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030[28], đưa ra một số định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam, như sau:

a) Đổi mới và không ngừng hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách liên quan đến du lịch như chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, xuất nhập cảnh, hải quan theo hướng tạo mọi thuận lợi cho du khách: Rà soát lại toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật để phát hiện những bộ luật nào chồng chéo, mâu thuẫn thì hủy bỏ, đổi mới và không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý và các chính sách liên quan đến du lịch từng bước nới lỏng chính sách thị thực phù hợp với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách.

b) Xây dựng chiến lược cạnh tranh điểm đến cả trung và dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam như một điểm đến mới đầy hấp dẫn của khu vực và thế giới tiến hành xây dựng chiến lược Marketing du lịch cho du lịch Việt Nam, trong đó phải xác định được những thị trường du lịch trọng điểm với thế mạnh về đa dạng sinh học, địa hình, bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch theo hướng du lịch biển, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách của những thị trường trọng điểm này.

c) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch để nâng cao tính chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ: Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch. Đó là đội ngũ lao động đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, cân đối, được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, có tính chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt và yêu nghề.

d) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, tuy nhiên cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu và kém chất lượng. Do vậy, Nhà nước phải có nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư khác nhau từ các thành phần kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

e) Xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đảm bảo phát triển du lịch bền vững: Tài nguyên du lịch Việt Nam rất đa dạng cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa nhưng do phát triển thiếu quy hoạch và định hướng do đó chúng ta đã làm ảnh hưởng đến môi trường và phá vỡ tính gắn kết giữa tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, điều này giải thích vì sao tỉ lệ du khách quốc tế trở lại lần thứ hai là rất thấp. Do vậy xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo đảm bảo phát triển bền vững là yếu tố quan trọng để năng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam.

f) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu điểm đến và hoạt động xúc tiến du lịch trên thị trường du lịch thế giới: Việc này đòi hỏi phải thực hiện một cách hệ thống đồng bộ từ nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch, xây dựng thương hiệu cho đến quảng bá sản phẩm. Điều này cần phải thực hiện trên cơ sở phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp lữ hành thì công tác xúc tiến và quảng bá du lịch mới có hiệu quả.

Như vậy, thông qua việc đánh giá tiềm năng, các kết quả đạt được, hạn chế và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam. Nghiên cứu này chính thức chọn quốc gia Việt Nam để xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch là phù hợp với các tiêu chí đưa ra ban đầu.

3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá các yếu tố lý thuyết

Khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, chính là cần tập hợp được một bộ dữ liệu chuẩn để có thể so sánh được. Nếu tiến hành điều tra điều tra trực tiếp để thu thập một bộ dữ liệu để đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chỉ là một điều kiện cần mà chưa đủ cũng như độ tin cậy của chúng. Vì vậy, nhất thiết phải thông qua khảo sát ý kiến của các chuyên gia.

Kết quả khảo sát sẽ khẳng định được vị trí tầm quan trọng của các yếu tố của bộ tiêu chí lý thuyết xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch về mặt định tính làm cơ sở so sánh với kết quả định lượng thông qua kiểm định. Việc đánh giá đối với từng yếu tố được thực hiện theo thang điểm 10, cụ thể: Mỗi chuyên gia được nhận một Bảng hỏi mô tả đặc tính của các yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch theo thang điểm 10 với tiêu chí trên 5 điểm đạt và dưới 5 điểm không đạt (loại). Điểm của mỗi một yếu tố thành phần được tính là trung bình điểm của các yếu tố thành phần đã được các chuyên gia đánh giá đạt; Điểm của mỗi một nhóm yếu tố chính được tính là trung bình điểm của các yếu tố thành phần trong nhóm đó.

3.2.2. Tiêu chuẩn và đối tượng tham gia đánh giá các yếu tố lý thuyết

Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch bằng mô hình để góp phần bổ sung vào lý thuyết cũng như giúp Việt Nam có thêm một công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch nói chung và chính quyền địa phương cấp tỉnh nói riêng. Để phù hợp và sát với thực tế, đối tượng khảo sát là các chuyên gia thuộc các cơ quan hành chính và sự nghiệp du lịch bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, các giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học về du lịch ở trong và ngoài các cơ sở đào tạo... có thâm niên và bề dày kinh nghiệm về đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.

3.2.3. Kết quả khảo sát các yếu tố lý thuyết

Phiếu khảo sát mô tả đặc tính của 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch (xem Phụ lục 3) được gửi bằng thư điện tử (Email) đến 30 chuyên gia đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp du lịch (xem Phụ lục 23).

Kết quả khảo sát 30 chuyên gia chỉ có 21 chuyên gia phản hồi, xem Bảng

3.1 bên dưới, cụ thể:

Đối với các nhóm yếu tố chính: Nhóm A. Các điều kiện về các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch điều chỉnh thành các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch; Nhóm B. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan điều chỉnh thành các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch; Nhóm C. Chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của địa phương điều chỉnh thành năng lực của chính quyền địa phương; Nhóm D. Các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch điều chỉnh thành các yếu tố ảnh hưởng đến thị du lịch.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát các chuyên gia về bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch


STT

Các yếu tố thành phần

Nhóm

Điểm

Tiêu chí

Kết quả

1

Nguồn tài nguyên tự nhiên

A

9.19

>5

Đạt

Nhận

2

Nguồn tài nguyên văn hóa

A

8.57

>5

Đạt

Nhận

3

Khả năng tiếp cận điểm đến

A

4.71

<5

Không đạt

Loại

4

An toàn và an ninh

A

7.57

>5

Đạt

Nhận

5

Y tế và vệ sinh

A

6.86

>5

Đạt

Nhận

6

Nhận thức và hình ảnh điểm đến

A

4.76

<5

Không đạt

Loại

7

Sức tải

A

4.62

<5

Không đạt

Loại

8

Sự hài lòng của khách du lịch

A

4.86

<5

Không đạt

Loại

9

Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch

A

8.00

>5

Đạt

Nhận

10

Cơ sở hạ tầng

B

8.29

>5

Đạt

Nhận

11

Các điều kiện về nguồn lực

B

7.62

>5

Đạt

Nhận

12

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp du lịch

B

7.48

>5

Đạt

Nhận

13

Số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại ĐP

B

6.67

>5

Đạt

Nhận

14

Số lượng các cụm/ngành du lịch

B

5.81

>5

Đạt

Nhận

15

Tầm nhìn

C

4.48

<5

Không đạt

Loại

16

Định vị và xây dựng thương hiệu

C

5.71

>5

Đạt

Nhận

17

Các quy tắc và quy định về chính sách

C

7.29

>5

Đạt

Nhận

18

Phân tích cạnh tranh và hợp tác

C

6.38

>5

Đạt

Nhận

19

Kế hoạch hành động quốc gia về du lịch

C

4.52

<5

Không đạt

Loại

20

Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch

C

6.29

>5

Đạt

Nhận

21

Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch

C

5.76

>5

Đạt

Nhận

22

Cơ chế khuyến khích du lịch

C

4.33

<5

Không đạt

Loại

23

Marketing du lịch

C

4.76

<5

Không đạt

Loại

24

Nhu cầu du lịch

D

6.76

>5

Đạt

Nhận

25

Động cơ du lịch

D

6.48

>5

Đạt

Nhận

26

Mức độ du lịch

D

5.90

>5

Đạt

Nhận

27

Nhận thức của khách du lịch

D

5.43

>5

Đạt

Nhận

28

Nhận thức của doanh nghiệp du lịch

D

5.57

>5

Đạt

Nhận

29

Phân khúc thị trường du lịch

D

4.67

<5

Không đạt

Loại

30

Nhận thức của chính quyền địa phương

D

4.52

<5

Không đạt

Loại

31

Phương thức lưu thông

D

3.57

<5

Không đạt

Loại

32

Nhận thức của người dân

D

4.81

<5

Không đạt

Loại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 12

Nguồn: Tác giả (2014)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023