Công Suất Cơ ( Muscular Power ) – Sức Mạnh Tốc Độ


thuật ) (2001) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng biệt như sau : (bảng 1.1). [15], [16], [52]

Bảng 1.1 Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật.



Môn


Sức bền ưa khí


Sức bền yếm khí


Linh hoạt


Sức mạnh

Công suất (sức mạnh

tốc độ)

Taekwondo

Cao

Cao

Cao

Trung bình

cao

Judo

Cao

Cao

Trung bình

Cao

cao

Karate

Cao

Cao

Cao

Trung bình

Cao

Aikido

Thấp

Thấp

Trung bình

Trung bình

Thấp

Kung fu

Cao

Cao

Cao

Trung bình

Cao

Muay Thai

Cao

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Cao

Jujitsu

Thấp

Thấp

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 4

Qua đó có thể nhận định: ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấu khác biệt đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau. Trong đó Taekwondo là môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. Vận động viên Taekwondo phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, công suất ( sức mạnh tốc độ ) và linh hoạt.

Cochran cũng phân tích về các tố chất thể lực đặc trưng trong các môn võ thuật như sau: [15], [16], [52]

1.2.2.1 Sức mạnh cơ ( muscular strength )

Sức mạnh cơ được định nghĩa đơn giản là độ lớn của lực do một hay nhiều sợi cơ sản sinh ra khắc phục một lực cản bên ngoài trong một nỗ lực tối đa. Khi sức mạnh cơ được phát triển, thông qua phát triển sức mạnh tối đa thành tích của môn Taekwondo sẽ cải thiện. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh: Khi sức mạnh của VĐV được cải thiện, VĐV có thể thực hiện các kỹ thuật một cách hoàn thiện, hiệu quả hơn, ít bị chấn thương hơn… qua đó thành tích thi đấu sẽ được cải thiện tốt hơn.


1.2.2.2. Công suất cơ ( muscular power ) – sức mạnh tốc độ

Công suất cơ là một tố chất thể lực cần thiết để tối ưu hóa thành tích trong các môn võ thuật. Sự chuyển động của cơ thể có thể thực hiện với tốc độ khác nhau. Nói cách khác, cơ có thể co với các tốc độ nhanh hay chậm khác nhau. Trong hoạt động thi đấu Taekwondo, hầu hết các chuyển động trong tấn công và phòng thủ, phản công đều yêu cầu thực hiện với tốc độ bột phát của các nhóm cơ. Do đó, yêu cầu phát triển công suất – sức mạnh tốc độ của cơ bắp là rất quan trọng.

Công suất cơ là khả năng một hay một nhóm cơ phát lực lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất. Việc phát triển công suất có thể thực hiện bằng việc cải thiện 2 yếu tố cấu thành là lực sức mạnh và tốc độ co cơ. Thí dụ, một cú đá ngang trong Taekwondo sẽ hiệu quả hơn khi VĐV có thể thực hiện trong 0,03 giây (từ lúc bắt đầu đến kết thúc cú đá) thay vì 0,05 giây. Yếu tố thứ hai của phát triển công suất cơ là cải thiện lực cơ, sức mạnh cơ. Kết quả phát triển công suất cơ tốt nhất khi cả hai yếu tố lực và tốc độ được phát triển. Trở lại thí dụ trên, hiệu quả của cú đá trong thi đấu sẽ đạt cao nhất khi cả tốc độ và lực đá được nâng lên đến mức tối đa.

1.2.2.3. Sức bền cơ ( Muscular endurance )

Là khả năng một hay nhiều sợi cơ co lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian kéo dài. Trong thực tế thi đấu ở môn Taekwondo, đòi hỏi VĐV phải thực hiện các động tác nhiều lần trong từng hiệp, từng trận… với thời gian nghỉ giữa rất ngắn hay không có thời gian nghỉ giữa các lần co cơ.

Việc phát triển sức bền cơ sẽ làm cơ bắp lâu mệt mỏi hơn, duy trì mức độ thể lực cao trong suốt hiệp, trận và giải đấu.

Cụ thể hơn, Bompa (2002) đã tổng kết và phân chia sức bền cơ hay sức mạnh bền ra làm các loại sau: [1]

- Sức mạnh bền trong thời gian ngắn: đề cập đến sức mạnh bền cần thiết cho các môn thể thao thi đấu thời gian ngắn (40 giây đến 2 phút).


- Sức mạnh bền trong thời gian trung bình: là tiêu biểu cho các môn chu kì từ 2 – 5 phút như: bơi 200 – 400 m, chạy cự ly trung bình, trượt băng tốc độ 3000m, ca nô 1000m, võ vật, võ thuật (Taekwondo,Karate…), bơi nghệ thuật, xe đạp rượt đuổi…

- Sức mạnh bền trong thời gian dài: (trên 6 phút) là khả năng phát lực khác phục một lực cản nhất định trong thời gian dài như: chèo thuyền, trượt băng địa hình, chạy cự ly dài, bơi cự ly dài, ca nô, trượt băng tốc độ…

- Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì hay lập lại một hoạt động với tốc độ cao nhiều lần trong thi đấu như: bóng đá, bóng chày, bóng rổ, Võ thuật, bóng bầu dục,… VĐV các môn này cần tập luyện phát triển năng lực sức bền tốc độ.

Qua đó có thể nhận định, cần chú ý phát triển sức bền tốc độ trong thời gian trung bình – dài và sức bền tốc độ cho các VĐV Taekwondo.

1.2.2.4. Năng lực mềm dẻo

Đề cập đến biên độ hoạt động các khớp. Trong thi đấu Taekwondo, rất nhiều động tác kĩ thuật đòi hỏi VĐV phải có năng lực mềm dẻo ở các khớp nhất định. Thí dụ: kỹ thuật xoay người đá sau, đá chẻ… của Taekwondo, đòi hỏi biên độ hoạt động khớp hông rất lớn. Do đó, cần chú ý đến huấn luyện năng lực mềm dẻo của các khớp nhất định theo đạc thù từng môn riêng biệt.

1.2.2.5. Tốc độ

Là tố chất thể lực cơ sở, quan trọng trong hầu hết các môn thể thao. Sự phát triển tốc độ trong môn Taekwondo nhằm đạt hiệu quả thi đấu cao nhất, là kết quả của sự phát triển nhiều yếu tố khác bao gồm: sức mạnh, công suất, năng lực mềm dẻo và mức độ hoàn thiện của kĩ thuật.

1.2.2.6. Linh hoạt

Là khả năng thay đổi hướng chuyển động của cơ thể hay một phần cơ thể với tốc độ cao nhất. Hoạt động của môn Taekwondo đòi hỏi VĐV phải có khả năng linh hoạt cao. Thí dụ: các hoạt động di chuyển của chân, thân mình trong lúc chuẩn bị tấn công, phòng thủ, phản công). [15], [16], [52]


Theo Pieter (1997), ngoài vai trò quan trọng trong việc phát triển tốc độ và lực đá, phát triển sức mạnh cơ cũng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục chấn thương. Các công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh có sự liên quan chặt giữa sức mạnh của cơ đùi sau và tốc độ hồi phục sau chấn thương (Heilbronner, R.L., Henry, G.K và Carson-Brewer, M – 1991), các VĐV có sức mạnh cơ gập cẳng chân lớn hơn và bằng sức mạnh cơ duỗi cẳng chân, sẽ hồi phục nhanh hơn sau chấn thương so với VĐV có sức mạnh cơ đùi sau yếu hơn cơ tứ đầu đùi.

Qua kết quả một số nghiên cứu được thực hiện trên VĐV đỉnh cao Taekwondo cho thấy sức mạnh và công suất cơ đóng vai trò quan trọng trong thành tích thi đấu, trong đó sức mạnh cơ trong test duỗi chân (tứ đầu đùi) và gập chân (đùi sau) có tương quan thuận khá chặt chẽ với tốc độ và lực đá (Conkel,B; Braucht, C; Wilson,W; Pieter, W; Taaffe, D; Fleck,S và Kearney, J.T – 1988). ). [15], [16], [52]

Ngoài ra, HLV còn phải xác định được những nhóm cơ chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện các kĩ thuật thi đấu. Điều này đòi hỏi HLV phải có kiến thức nhất định về giải phẫu và sinh cơ học. Việc nghiên cứu đưa ra chương trình huấn luyện bao gồm các bài tập nhằm phát triển sức mạnh các nhóm cơ trong các kỹ thuật đá và đấm đặc thù cho VĐV Taekwondo là cần thiết không chỉ nhằm phát triển trình độ thể lực,thành tích thi đấu mà còn có tác dụng ngăn ngừa chấn thương cho VĐV. Cần chú trọng đến nguyên tắc cá biệt hóa trong tập luyện sức mạnh. HLV thường xuyên kiểm tra, theo dõi để có những điều chỉnh thích hợp cho từng VĐV, tăng cường tập luyện thêm những nhóm cơ yếu theo đặc thù cá nhân.

Một trong những tố chất đóng vai trò nổi trội trong Taekwondo là sức bền yếm khí (sức mạnh bền thời gian ngắn). Với đặc điểm là hoạt động sức bền cơ bắp ở cường độ cao, thường được phát triển qua các thông số: số lần lập lại cao (10 – 20 lần) với trọng lượng tạ (lực cản) thấp. Việc tập sức mạnh bền yếm khí sẽ giúp VĐV Taekwondo cải thiện khả năng chịu đựng nồng độ tích lũy acid


lactic cao trong máu, đặc biệt là trong hiệp thi đấu cuối. Có thể tập luyện tố chất này bằng cách sử dụng các quãng nghỉ ngắn (dưới 1 phút) giữa các bài tập sức mạnh.

Sức bền đặc thù hay sức bền chuyên môn của Taekwondo trong thi đấu là sự kết hợp của sức bền ưa khí và yếm khí. Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, nguồn cung cấp năng lượng cho thi đấu Taekwondo là con đường yếm khí. Quan sát hoạt động thi đấu của VĐV Taekwondo cho thấy đó là các hoạt động luân phiên của tấn công, phòng thủ, di động… liên tục. Có thể diễn tả các mô hình hoạt động về mặt cường độ của VĐV Taekwondo trong mỗi trận đấu như sau: cường độ thấp, cường độ tối đa, cường độ cận tối đa, cường độ tối đa, cường độ thấp… , có thể kết luận: chương trình phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV Taekwondo cần có các hiệp (tổ) như thực thế thi đấu. [15], [16], [52]

1.2.3. Đặc điểm về kỹ - chiến thuật của môn Taekwondo

1.2.3.1. Đặc điểm về kỹ thuật của môn Taekwondo [15, tr16 – 21]

Các loại kỹ thuật:

Kyong Myong Lee và Kook Hyun Jeong (1996) phân chia những kỹ thuật thông dụng trong thi đấu Taekwondo như sau:

1. Jireugi (đấm): là kỹ thuật tấn công bằng tay.

2. Chagi (đá): là kỹ thuật tấn công bằng chân.

3. Makki (đỡ): là kỹ thuật phòng thủ bằng bàn tay và cánh tay.

4. Jitki (chuyển động chân): là kỹ thuật di động chân.

5. Động tác giả: là kỹ thuật sử dụng tư thế của chân và thân người để đánh lừa đối phương trước khi tấn công hay phòng thủ phản công, mang tính chiến thuật. [42]

Tính hiệu quả của các kỹ thuật:

Theo Pieter (1997) trong thi đấu Taekwondo hiện đại, các kỹ thuật đá được đặc biệt chú trọng, vì vậy đây là kỹ thuật tấn công chủ yếu để ghi điểm


nhằm chiến thắng đối phương. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc thực hiện kỹ thuật Taekwondo, nên huy động tất cả các khớp có thể tham gia vào hoạt động. Điều này đề cập đến việc sử dụng trọng lượng cơ thể của vận động viên. [15], [16], [52]

Thí dụ, trong kỹ thuật đá, nhiều huấn luyện viên thường nói “sử dụng hông” càng nhiều càng tốt. Ngoài ra để tối ưu hóa lực của chân đá thì việc nâng chân và duỗi chân một cách thích hợp cũng rất quan trọng. Sử dụng thêm trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng trọng lượng của cú đá, tăng lực tham gia vào lực tổng hợp.

Để lực tổng hợp có hiệu quả, cần đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

1. Để phát lực tối đa của từng khớp tham gia hoạt động thì các khớp bên dưới phải thật vững vàng.

2. Lực của từng hoạt khớp phải thật chính xác về thời điểm. [42]

Bảng 1.2: Hiệu quả các kỹ thuật của VĐV nam, nữ trong thi đấu Taekwondo tại Olympic Athens. [15], [16]


HẠNG CÂN

NỘI DUNG

Đá tấn công 1 điểm

(lần)

Đá tấn công 2 điểm

(lần)

Đá phản công 1 điểm (lần)

Đấm tấn công 1 điểm (lần)

Đấm phản công 1 điểm (lần)

-58kg nam

104

14

66

0

0

-68kg nam

189

7

112

0

0

-80kg nam

216

10

119

0

0

+80kg nam

117

10

54

0

0

-49kg nữ

67

5

24

0

0

-57kg nữ

85

13

57

0

0

-67kg nữ

101

3

80

0

0

+67kg nữ

139

3

107

0

0

Nhận xét từ bảng 1.2 cho thấy các VĐV thường sử dụng kỹ thuật chân trong thi đấu để ghi điểm ngược lại so với kỹ thuật tay thì không có sử dụng và


đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt trong thi đấu thể thao giửa 2 môn Taekwondo và Karatedo

Tóm lại, có thể kết luận: cần đặc biệt chú ý phát triển sức mạnh chân và hông trong thi đấu Taekwondo hiện đại.

Cũng như nhiều môn thể thao khác, nội dung huấn luyện kỹ thuật Taekwondo cũng rất quan trọng. Cấu trúc kỹ thuật động tác càng phức tạp thì huấn luyện kỹ thuật càng quan trọng.[1], [15], [16]

Một kỹ thuật hiệu quả là một kỹ thuật mà chỉ các nhóm cơ cần thiết tham gia vào chuyển động được kích hoạt, không lãng phí năng lượng để co các nhóm cơ khác không cần thiết cho chuyển động.

1.2.3.2. Đặc điểm về chiến thuật của môn Taekwondo [5], [15]

Trong thi đấu Taekwondo chiến thuật tấn công thường được sử dụng các kỹ năng cơ bản tấn công trúng mục tiêu trên cơ thể đối phương là kỹ năng di chuyển về trước với những hoạt động bột phát. Để thu được hiệu quả cao bắt buộc vận động tấn công phải thực hiện ở khoảng cách và thời điểm hợp lý. Hoạt động tấn công có thể thực hiện bằng 3 cách: tấn công trực tiếp, tấn công gián tiếp và phản công.

Tấn công trưc tiếp: là thực hiện ngay các kỹ thuật. Căn cứ vào khoảng cách và tư thế đứng của đối thủ có thề chia tấn công trưc tiếp làm 3 loại:

a. Tấn công tại chỗ: Khi khoảng cách tới đối thủ hoàn toàn phù hợp cho thực hiện các kỹ thuật tấn công không cần bất cứ một di chuyển hoặc động tác giả nào.

b. Ngả người tấn công: Khi khoảng cách tới đối thủ lớn hơn một chút so với khoảng cách trong kỹ thuật tại chỗ tấn công thì đấu thủ phải ngả ngay người về phía sau (nhưng không di chuyển chân) và thực hiện kỹ thuật tấn công trong tư thế vương hông về trước. Thời điểm, khoảng cách, thăng bằng và tốc độ là những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật này.


c. Trượt trước tấn công: Khi khoảng cách tới đối thủ lớn hơn nhiều so với khoảng cách trong kỹ thuật ngả người tấn công buộc phải trượt chân trước chuyển trọng tâm cơ thể về trước nên tốc độ là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện kỹ thuật này, nhưng để thu được hiệu quả cao thì đấu thủ tấn công nhất thiết phải thực hiện những kỹ thuật tấn công trước khi đối phương phát hiện ý đồ của mình.

Tấn công gián tiếp: là thực hiện các kỹ thuật tấn công sau những động tác giả hoặc sau khi di chuyển. Được thực hiện bằng 3 cách

a. Động tác giả: Để tìm ra mục tiêu tấn công trước hết phải thực hiện động tác giả sau đó mới ra đòn tấn công tùy vào phản ứng của đối phương

b. Gạt đỡ: Gạt đỡ đòn tấn công của đối phương và lập tức thực hiện ngay các đòn phản công.

c. Di chuyển: Tùy theo khoảng cách và tư thế của đối phương để lựa chọn các hình thức di chuyển thực hiện các kỹ thuật tấn công.

Phản công: là tấn công lại ngay sau đòn tấn công của đối phương. Thực hiện phản công bằng 2 cách

a. Phản công trực tiếp: Là thực hiện đòn phản công không thay đổi vị trí đứng. Tốc độ, sự nhanh nhẹn và lòng dũng cảm là những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật này.

b. Phản công gián tiếp: là di chuyển tránh né đòn tấn công của đối phương rồi thực hiện đòn phản công.

1.2.3.3. Đặc điểm về thi đấu Taekwondo [6]

Liên đoàn Taekwondo Thế giới quy định VĐV Taekwondo thi đấu theo hình thức, nội dung, hạng cân cụ thể thông qua Luật thi đấu Taekwondo.

a. Luật thi đấu Taekwondo bắt buộc các thành viên tham gia giải thi đấu phải tuân thủ chặt chẽ.

Khu vực thi đấu: Sàn thi đấu hoàn toàn bằng phẳng, không có bất kỳ vật cản nào và phải được phủ bằng mặt thảm đàn hồi, không bị trơn trượt. Sàn thi

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí