Cần Phải Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Của Đội Ngũ Cán Bộ Thẩm Định Tại Nhpt-Huế


3.2.4. Cần phải nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định tại NHPT-Huế

Tiếp tục tăng cường thực hiện các nội dung sau:

Một là: Xây dựng các chính sách động lực để khuyến khích vật chất, chăm lo điều kiện phát triển cho cán bộ nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng, hỗ trợ tài chính để cán bộ tự học tập, nâng cao trình độ và kiến thức chuyên môn.

Hai là: Hoàn thiện cơ chế về cán bộ bao gồm các chính sách tuyển dụng, đào tạo, điều động, quy hoạch, bổ nhiệm đối với cán bộ thẩm định tại Chi nhánh.

Ba là: Đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý kỹ năng quản trị rủi ro, trước hết là đối với Ban lãnh đạo điều hành ngân hàng và cán bộ thẩm định.

Bốn là: Mở ra các chương trình đào tạo theo hướng tự đào tạo kết hợp với đào tạo trung tâm, bổ sung kiến thức mới, trước hết là thành thạo kỹ năng nghiệp vụ thẩm định các dự án đầu tư.

Năm là: Chuẩn hoá từng chức danh cán bộ thẩm định để điều chỉnh, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ theo năng lực chuyên môn và nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động.

3.2.5. Tăng cường hoạt động hỗ trợ công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước

Cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, tách bạch giữa việc phân tích, đánh giá dự án với việc lựa chọn và ra quyết định cho vay vốn đầu tư. Cập nhật cho cán bộ nói chung và cán bộ thẩm Phòng Thẩm nói riêng những thay đổi về cơ chế chính sách có liên quan về hệ thống các tiêu chuẩn định mức, các quy định của nhà nước trong từng nội dung của dự án vay vốn. Đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc phân tích, đánh giá dự án. Đổi mới hệ thống máy móc thiết bị như trang bị, đổi mới hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, fax...), trang thiết bị tin học theo hướng hiện đại hoá. Áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán mới để xử lý thông tin liên quan đến dự án một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Ứng dụng các chương trình phần mềm tin học vào việc phân tích, đánh giá dự án nhằm nâng cao chất lượng của các kết quả thẩm định. Từ đó có các quyết định cho vay vốn đối với dự án một cách đúng đắn.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn vốn được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như ở nước ta. Để xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của kinh tế, chúng ta cần một lượng vốn đủ lớn. Hiện nay, nước ta đang huy động vốn bằng nhiều nguồn, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước và huy động từ các tổ chức quốc tế. Ngân hàng Phát triển Việt Nam chính là một cơ quan cấp phát vốn quan trọng cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Để đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, tránh thất thoát và lãng phí, công tác thẩm định các dự án đang là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh. Với tình trạng sử dụng vốn còn chưa hiệu quả như hiện nay, công tác thẩm định để chọn lựa những dự án mang lại lợi ích cao cho nền kinh tế càng nên được quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới, với sự hoàn thiện của cơ chế hàng lang pháp luật, hy vọng công tác thẩm định này sẽ phát triển lên một mức cao hơn, đáng tin cậy hơn.

Khóa luận này một lần nữa muốn khẳng định tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và thực hiện đề tài nhưng khóa luận chắc chắn không thể tránh những thiếu sót nhất định do thời gian không cho phép, do trình độ, nhận thức còn hạn chế. Những vấn đề nêu trong khóa luận dù ít dù nhiều vẫn còn nghiêng nhiều về mặt lí thuyết, xuất phát từ cách nhìn nhận, đánh giá của một sinh viên còn ít kinh nghiện thực tế. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn PSG.TS Bùi Dũng Thể cùng các cán bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này!


3.2. Kiến nghị với NHPT và các Bộ, Ngành

- Đề nghị NHPT kiến nghị các Bộ trình Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định 75 về chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước theo kế hoạch đã triển khai.

- Đề nghị NHPT tiếp tục ban hành linh hoạt các quy định trong công tác huy động vốn trên cơ sở diễn biến của thị trường, dự báo đầy đủ và tương đối chính xác việc thực hiện các kế hoạch, cân đối nguồn và sử dụng vốn.

3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương

- Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt hơn nữa cho các DN đầu tư và hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực như cấp, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng…

- Sớm bố trí ngân sách để đền bù khối lượng tài sản gắn liền với đất đối với các dự án UBND tỉnh đã quyết định thu hồi để Chi nhánh thu hồi nợ.

- Chỉ đạo các Sở, Ban ngành chức năng phối hợp tốt với các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn nhằm cung cấp thông tin dự báo chính xác thời tiết, lượng mưa, hạn hán có ảnh hưởng đến các dự án nhà máy thủy điện trên địa bàn đảm bảo lợi ích xã hội và lợi ích nhà đầu tư.

3.4. Kiến nghị với Tổng giám đốc NHPTVN

- Tăng cường làm việc với các đơn vị có nguồn thu ngân sách lớn để thỏa thuận hợp tác, huy động tiền gửi.

- Tăng cường làm việc với chính quyền địa phương để tháo gỡ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Kinh Tế Đầu Tư, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

2. Giáo trình Khai thác nguồn vốn tín dụng nhà nước ưu đãi cho đầu tư phát triển (2002), NXB Tài chính.

3. TS. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng Phát triển, NXB Lao động – Xã hội.

4. ThS. Đinh Thế Hiển (2002), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Thống kê.

5. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.

6. NĐ số 75/2011/NĐ - CP ngày 30/08/2011 của Chính Phủ về TDĐT và TDXK của Nhà Nước.

7. Nghị định 151/2006/NĐ - CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

8. Thông tư số 69/2007/TT - BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị Định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ về TDĐT và TDXK của Nhà Nước.

9. Quyết định số 41/HĐ - HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Các văn bản, nghị định có liên quan khác…

10. Sổ tay tín dụng của Chi Nhánh TTH.

11. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010, 2011, 2012 của Chi nhánh TTH.

12. Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Block bê tông siêu nhẹ công suất 60m3/ca của Phòng Thẩm Định – Chi nhánh TTH.

13. Thông tin trên các trang website: www.vdb.gov.vn www.mof.gov.vn


PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh mục các dự án, chương trình vay vốn đầu tư (ban hành kèm theo NĐ số 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ)

STT

CÁC ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN ĐẦU TƯ

ĐỊA BÀN THỰC HIỆN DỰ ÁN


I. Các dự án cho vay đầu tư theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê

duyệt


01

Các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, bột giấy, ván nhân tạo tập trung gắn liền với các doanh nghiệp chế biến.

Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn theo danh mục B, C quy định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), sau đây gọi tắt là địa

bàn B và C.

02

Các dự án sản xuất giống gốc, giống mới sử

dụng công nghệ cao.

Không phân biệt địa bàn.

03

Các dự án cung cấp nước sạch phục vụ sinh

hoạt.

Không phân biệt địa bàn.

04

Các dự án đầu tư sản xuất và chế biến muối

công nghiệp.

Không phân biệt địa bàn.

05

Các dự án đầu tư sản xuất kháng sinh.

Không phân biệt địa bàn.

06

Các dự án đầu tư trường dạy nghề.

Khu vực nông thôn.

07

Các dự án đầu tư nhà máy dệt, in nhuộm

hoàn tất.

Không phân biệt địa bàn.

08

- Các dự án sản xuất phôi thép từ quặng, thép chuyên dùng chất lượng cao.

- Các dự án khai thác và sản xuất nhôm.


Không phân biệt địa bàn.

09

- Các dự án sản xuất ôtô chở khách loại 25 chỗ ngồi trở lên với tỷ lệ nội địa hoá tối

thiểu 40%.


Không phân biệt địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 9



- Các dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt tại các cơ sở sản xuất trong nước.

- Các dự án sản xuất và lắp ráp đầu máy xe lửa.

- Các dự án đầu tư nhà máy đóng tàu

biển.


10

Các dự án sản xuất động cơ diesel loại từ

300CV trở lên.

Không phân biệt địa bàn.

11

- Các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí nặng, mới.

- Các dự án đúc với quy mô lớn.


Không phân biệt địa bàn.

12

Các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn: Phục vụ cho di dân và chế tạo thiết bị

trong nước.


Địa bàn B và C.

13

Các dự án sản xuất phân đạm, DAP.

Không phân biệt địa bàn

14

Vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA

cho vay lại.

Không phân biệt địa bàn


II. Chương trình, mục tiêu đặc biệt của Chính phủ thực hiện theo phương thức

ủy thác



- Kiên cố hoá kênh mương.

- Cho vay phần tôn nền diện tích xây dựng nhà ở cho các hộ dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

- Các chương trình khác (kể cả cho vay lại

vốn ODA).


Theo ủy quyền của Chính phủ.


Phụ lục 2. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư (ban hành kèm theo NĐ số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)


STT

NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC

I

Kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư)

1

Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt.

2

Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh

hoạt.

3

Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và

các cụm công nghiệp làng nghề.

4

Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động trong khu công

nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, ký túc xá cho sinh viên.

5

Dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế: mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây dựng

mới bệnh viện.

6

Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy

nghề

7

Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công

nghiệp làng nghề ở nông thôn.

II

Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)

1

Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở

giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung.

2

Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản; đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ, hải sản.

3

Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp.

III

Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư)

1

Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:

- Phôi thép, gang có công suất tối thiểu 200 nghìn tấn/năm.

- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm.



- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm.

- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm.

- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.

2

Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên.

3

Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa.

4

Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin

thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS.

5

Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100MW;

xây dựng nhà máy điện từ gió.

6

Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm.

IV

Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện Kinh tế - Xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình

120, các xã vùng bãi ngang.


V

Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư ra nước

ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


Phụ lục 3. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư (ban hành kèm theo NĐ số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ)


STT

NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC

I

Kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư)

1

Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt.


2

Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh

viện và các cụm công nghiệp làng nghề.

3

Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động làm việc trong

khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên.


4

Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát

triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

II

Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)

1

Dự án xây dựng mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm

tập trung.

2

Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản.

3

Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp.

III

Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư)


1

Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:

- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm.

- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm.

- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm.

- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.

2

Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên.

3

Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa.



4

Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh từ công đoạn nguyên liệu ban đầu

đến thành phẩm, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP.

5

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện từ gió, Dự án đầu tư xây dựng nhà

máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

6

Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50

MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

7

Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm.


IV

Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện Kinh tế - Xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang (không bao gồm các dự án thủy điện (trừ các dự án nêu tại điểm 6 Mục III của Danh mục này), dự án nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ,

đường sắt và cầu đường sắt).

V

Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư ra

nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


Phụ lục 4. Hướng dẫn Công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp

I. Khả năng thanh toán

1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Ktq)

Ktq = Tổng tài sản (MS270 BCĐKT)/Nợ phải trả (MS300 BCĐKT)

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của DN.

2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng)

Kng = Tài sản ngắn hạn (MS100 BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)

Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ đúng hạn.

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh)

Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn (MS110+120BCĐKT)

Knh =


Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt.

II. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ

1. Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu)

Tài sản dài hạn (MS200 BCĐKT)

Ktu =


Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)+Nợ dài hạn (MS330 BCĐKT)

Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn


bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (Ví dụ như vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu.

2. Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts)

Tài sản dài hạn (MS 200BCĐKT)

Kts =


Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)

Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.

3. Hệ số nợ (Ncsh)

Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả (MS 300BCĐKT)

Ncsh =


Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)

Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn CSH là nguồn vốn không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp giải thể DN, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ.

4. Hệ số vốn chủ sở hữu (Vcsh)


Vcsh =

Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT) Tổng Nguồn vốn (MS 440BCĐKT)

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ đông và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư (kể cả thu nhập giữ lại của DN).

Nguồn vốn này không cần được hoàn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng được đánh giá cao. Về cơ bản hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022