Tốc Độ Trung Bình Của Các Kĩ Thuật Taekwondo ( M/s ) [51]


Nói cách khác, lực đấm và đá của chân tay trái không mạnh bằng chân tay phải. Các VĐV được kiểm tra đều thuận bên phải. Do đó, cần tập luyện bên thân trái thường xuyên hơn. [15], [16], [51]

Bảng 1.3 cho thấy tốc độ trung bình của các kĩ thuật được kiểm tra về sinh cơ của OTRP. Bảng 1.4 cho thấy lực trung bình của cùng các kĩ thuật, các dữ liệu là một minh họa hay về cơ sở di truyền của tốc độ, cho dù có thể được phát triển một phần thông qua các bài tập sức mạnh và các bài tập phát triển chuyên biệt nhưng tốc độ là tố chất chủ yếu được quyết định bởi di truyền. Theo Wilmore và Costill (1988), mức độ phát triển tốc độ thông qua tập luyện là rất nhỏ so với sức mạnh và sức bền. [15], [16], [51]

Tóm lại, không có gì ngạc nhiên khi không có sự khác biệt khoa học về tốc độ giữa bên phải và bên trái.

Bảng 1.3: Tốc độ trung bình của các kĩ thuật Taekwondo ( m/s ) [51]


Kĩ thuật

Nam

Nữ

Phải

Trái

Phải

Trái

Dollyo chagi

15.51

16.26

13.49

13.10

Yop chagi

6.87

6.32

6.00

5.21

Dwit chagi

9.14

8.73

7.56

6.62

Chirugi

11.38

10.05

8.97

8.41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 7

Bảng 1.4: Lực trung bình của các kĩ thuật Taekwondo [15], [16], [51]


Kĩ thuật

Nam

Nữ

Phải

Trái

Phải

Trái

Dollyo chagi

518.74

510.51

405.97

404.11

Yop chagi

461.78

456.72

408.39

390.66

Dwit chagi

606.92

661.86

584.22

500.89

Chirugi

560.48

457.37

391.65

341.77


Taffe và Pieter (1990) đã nghiên cứu về sức bền ưa khí và yếm khí của các VĐV Taekwondo nam và nữ đỉnh cao của Mỹ. Lứa tuổi trung bình của nam là 24,3 và nữ là 25,6. Chiều cao trung bình của nam là 1,79m và của nữa là 1,72m. Trọng lượng trung bình của nam là 72, 5kg và của nữ là 61,4kg. Bảng

1.5 và 1.6 trình bày giá trị sức bền ưa khí của VĐV Taekwondo đỉnh cao của Mỹ. Có thể nhận xét sau: Sức bền ưa khí của VĐV nam Taekwondo đỉnh cao Mỹ tương đương với VĐV nam Judo đỉnh cao của Mỹ, Canada và VĐV vật của Canada, nhưng cao hơn so VĐV Taekwondo cấp CLB và VĐV môn vật Greco- Roman của Canada. [15], [16], [51]

Bảng 1.5: Giá trị trung bình sức bền ưa khí của VĐV Taekwondo đỉnh cao Mỹ. [15], [16], [51]

Sức bền ưa khí

Nam

Nữ

VO2 max (1/phút)

4.02

2.82

VO2 max (ml/kg/phút)

55.79

46.95

Bảng 1.6: Giá trị trung bình sức bền ưa khí (ml/kg/phút) của các đối tượng khác [15], [16], [51]

Đối tượng

Nam

Nữ

VĐV Judo Canada

57.67


VĐV vật Canada

57.67


VĐV vật Greco-Roman Canada

50.40


VĐV Taekwondo cấp CLB

44.00


VĐV các môn võ thuật

54.20

44.90

VĐV Judo đỉnh cao của Mỹ

55.60

52.00

VĐV Judo CLB Alberta

53.75

43.72

Trên nền tảng các kết quả trên, có thể kết luận VĐV Taekwondo nên tập luyện sức bền ưa khí, tương tự như các VĐV ở các môn giãn cách (intermittent),


nếu tập luyện nhiều hơn là không cần thiết và không hợp lý. Tập luyện sức bền ưa khí vượt quá ngưỡng trên sẽ dẫn đến kết quả cơ thể thích nghi quá nhiều với lượng vận động ưa khí, có nghĩa là sự chuẩn bị sức bền ưa khí sẽ vượt quá yêu cầu cần thiết cho VĐV Taekwondo trong thi đấu. Kết quả là sức mạnh bột phát cần thiết cho VĐV Taekwondo trong thi đấu sẽ bị ảnh hưởng, vì tập luyện sức bền ưa khí liên quan đến trạng thái cân bằng, với cường độ tập luyện thấp, trong khi đặc điểm của bài tập yếm khí cần thiết cho thi đấu Taekwondo là cường độ cao, tối đa. Tuy nhiên, việc tập luyện sức bền ưa khí vẫn đóng vai trò quan trọng, vì chỉ có thể phát triển tốt sức bền yếm khí trên nền tảng sức bền ưa khí tốt. Hơn nửa, bản chất thi đấu Taekwondo là sự xen kẽ giữa các hoạt động cường độ tối đa và gần tối đa trong từng hiệp đấu riêng lẻ và khả năng hoạt động kéo dài trong suốt trận đấu, giải đấu, do vậy cần phải có sức bền ưa khí.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thy Ngọc [24]: “Nghiên cứu một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14 – 16 tuổi” đã công bố kết quả nghiên cứu gồm có:

- 03 chỉ số về hình thái chức năng chung là chiều cao cơ thể, tỷ lệ mỡ và dung tích sống

- Loại hình thần kinh: phản xạ đơn, phản xạ phức

- 08 chỉ số đánh giá tố chất thể lực: Trong đó có 03 chỉ số đánh giá thể lực chung là sức bậc, sức nhanh và sức bền và 05 test đánh giá thể lực chuyên môn là: Đá vòng cầu 10s (lần), đá vòng cầu + đá chẻ 10s (lần), đá lướt vòng cầu 30s (lần), đá kẹp 2 bên 2m – 30s (lần), đá vòng cầu 2 chân 10s (lần).

Luận án tiến sĩ của Đặng Thị Hồng Nhung [27]: “Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia” đã công bố kết quả nghiên cứu gồm có: 07 test đánh giá thể lực chuyên môn và 02 kỹ thuật tấn công hiệu quả thường được sử dụng trong thi đấu, đồng thời đã lựa chọn được 37 bài tập chính có sự kết hợp giữa kỹ thuật với tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn


công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia. Ngoài ra luận án đã sử dụng công nghệ 3D vào đánh giá trực tiếp về các thông số kỹ thuật trong tập luyện của VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, đây là những thông số quan trọng trong việc xác định các yếu tố mang tính cảm nhận chủ quan của VĐV và HLV trước khi chưa đưa khoa học công nghệ vào trong quá trình huấn luyện, đó là sự dừng đòn trong thi đấu đối kháng Karatedo. [27]

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đăng Khánh “Bước đầu nghiên cứu trình độ luyện tập thể lực và kỹ thuật đội tuyển Taekwondo quốc gia” đã công bố 09 test thể lực, 7 test kỹ thuật dành cho VĐV nam và 10 test thể lực, 7 test kỹ thuật dành cho VĐV nữ để đánh giá TĐTL của VĐV quốc gia. [15]

Luận án tiến sĩ của Vũ Xuân Thành [35]: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam” đã lựa chọn được 12 test đánh giá sức mạnh tốc độ cho cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 – 17 như sau:

- Nhóm test tâm lý là phản xạ đơn và phản xạ phức

- Nhóm test thể lực gồm có: Bật cao tại chỗ, bật cao có đà, bật xa tại chỗ

- Nhóm test kỹ thuật là: Đá vòng cầu 10s, đá ngang 10s, đá tống sau 10s, di chuyển đá vòng cầu + đá chẻ 10s, di chuyển đá vòng cầu kẹp 10s, đá vòng cầu chân trước 10s, đá 2 đích đối diện cách 2.5m tốc độ cao 10s

- Các chỉ số động lực học cho 3 kỹ thuật: đá vòng cầu, đá tống sau, đá vòng cầu kẹp 2 chân gồm có thời gian phản xạ, thời gian dùng lực, đỉnh lực, xung lực, chỉ số sức mạnh.

Luận án cũng đã lựa chọn được 130 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 03 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát triển sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 – 17. [35]

Lâm Quang Thành (2004) trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo TPHCM” kết quả cho rằng sức mạnh tốc độ là nền tảng kết hợp của tốc độ, sức mạnh tốc


độ rất cần cho VĐV môn Taekwondo. Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu đến sức nhanh, sức bền và mềm dẻo. [34]

Trương Ngọc Để (2009) trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV môn Taekwondo ở các giai đọan huấn luyện trong hệ thống đào tạo VĐV TPHCM” đã xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn chung cho các VĐV Taekwondo trẻ theo các nội dung về hình thái, chức năng sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật. [10]

Như vậy, qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liện quan cho thấy: đa số sử dụng phương pháp lập test sư phạm nhưng chưa ứng dụng các thiết bị kiểm tra sinh cơ trong vận động. Các tác giả nghiên cứu theo độ tuổi, mỗi độ tuổi nghiên cứu tập trung ở một số hạng cân nhất định, nêu rõ giới hạng ở các hạng cân hoặc chỉ số thể trọng trung bình của VĐV từng lứa tuổi, Các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết nhiều vấn đề rộng, phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh. Với nữ VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm lứa tuổi 12 – 14 chưa có công trình nào đưa ra hệ thống các test, các bài tập đầy đủ cơ sở khoa học để phát triển thể lực chuyên môn cũng như đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV.

Kết luận chương: qua quá trình phân tích, tổng hợp và nghiên cứu tại chương 1 rút ra một số kết luận sau:

1. Taekwondo là một môn võ đối kháng cá nhân trực tiếp theo các hạng cân, các kỹ thuật động tác được sử dụng trong tấn công có đặc trưng nhanh, mạnh, khéo léo, linh hoạt và chuẩn xác mà bản chất là thể lực chyên môn gắn liền với sự điêu luyện của kỹ thuật. Các kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu của VĐV Taekwondo nữ 12 – 14 tuổi TP.HCM là: lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước.

2. Thể lực chuyên môn của Taekwondo là các năng lực hoạt động thể lực được xác định thông qua trình độ về các năng lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền,


mềm dẻo, khéo léo và các phẩm chất tâm lý đặc trưng thích ứng với từng loại năng lực trong hoạt động của môn Taekwondo. Trong đó, sức nhanh, sức mạnh và khả năng linh hoạt là những năng lực nổi trội nhất trong hoạt động thi đấu đối kháng của Taekwondo.

3. Các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình sinh trưởng và phát dục của thiếu niên có đặc điểm rất khác nhau. Các môn thể thao khác nhau có yêu cầu đối với cơ thể cũng khác nhau. Do vậy thời điểm nào phát triển các tố chất thể lực cho VĐV thiếu niên vào một môn thể thao nào là một trong những vấn đề quan trọng.

4. Việc lập kế hoạch trong huấn luyện thể hiện một quy trình có tổ chức, có phương pháp và khoa học giúp VĐV đạt trình độ cao nhất trong tập luyện và thi đấu. Vì vậy, lập kế hoạch là công cụ quan trọng nhất của HLV trong quá trình điều khiển chương trình HL một cách khoa học. (Bompa,1996) [55]. Chương trình thực nghiệm cần sắp xếp phù hợp với các giai đoạn của kế hoạch huấn luyện năm. Đây là cơ sở để ứng dụng các chương trình thực nghiệm vào các giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên môn theo kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển Taekwondo TP.HCM.

5. Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môn Taekwondo cho thấy: Hầu hết các tác giả chưa tập trung tới các khách thể là VĐV phong trào và năng khiếu, phần lớn tập trung vào các khách thể VĐV đỉnh cao - VĐV đội tuyển quốc gia và chưa tác giả nào đề cập tới nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuyển tuyến năng khiếu trong điểm TPHCM. Chưa có công trình nghiên cứu một cách khoa học về nghiên cứu các bài tập nhẳm phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổi TPHCM, từ đó khẳng định luận án không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã được công bố.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu:

Gồm 16 nữ vận động viên Taekwondo lứa tuổi 12 – 14 thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh từ 29kg đến 47kg thuộc 2 nhóm hạng cân (dưới 41kg và trên 41kg đến 47kg), là đối tượng được sử dụng trong thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã được lựa chọn.

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu:

Các VĐV nữ môn Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm của đội tuyển TPHCM ở nội dung thi đấu đối kháng từ hạng cân 29kg tới 51kg hiện đang tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM

- Luận án nhận thấy, khách thể tham gia thực nghiệm sư phạm tuy còn hạn chế về số lượng, do đặc thù của môn thể thao - là môn thi đấu đối kháng cá nhân, trình độ của họ tương đối đồng đều, không chênh lệch lớn, đây cũng là một lý do khách quan, những VĐV được đưa lên đội tuyển hầu hết là những VĐV đã có thành tích thi đấu trong nước, hầu hết là những VĐV đã đạt đẳng cấp 1 và kiện tướng (Đã đạt thành tích cao tại các giải Giải Trẻ khu vực miền nam Giải Trẻ Toàn Quốc, Giải Hội Khỏe Phù Đổng, Giải Cadet thế giới, Giải Cadet Châu Á). Do vậy, nếu luận án tiến hành nghiên cứu ở các nhóm VĐV ở các địa phương làm đối chứng thì sẽ không có sự đồng nhất: về điều kiện tập luyện, huấn luyện, dinh dưỡng và các điều kiện khác… hơn nữa trình độ không


có sự đồng đều đáng kể, do đó không có tính tin cậy trong việc so sánh giữa các đối tượng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Tham khảo và phân tích các tư liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu khoa học, lý luận và phương pháp thể dục thể thao, kỹ – chiến thuật Taekwondo, luật thi đấu Taekwondo, các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi khách thể nghiên cứu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu… hình thành nên cơ sở lý luận về thể lực chuyên môn cho VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm TPHCM, xây dựng giả thiết khoa học, xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu, kiểm chứng và bàn luận kết quả trong khi thực hiện luận án.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp này nhằm tìm hiểu và tham khảo các chuyên gia hiện đang trực tiếp làm công tác huấn luyện tại các trung tâm thể dục thể thao trên toàn quốc. Qua tổng hợp phiếu phỏng vấn của các chuyên gia về mức độ quan trọng của thể lực chuyên môn trong môn Taekwondo và đề ra một số bài tập để nâng cao hiệu quả huấn luyện. Từ đó lựa chọn được các bài tập thể lực chuyên môn phù hợp với VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi TPHCM, để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành tích thi đấu cho khách thể nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm:

Phương pháp quan sát sư phạm dùng để quan sát thống kê các kỹ thuật tấn công trong thi đấu của VĐV.

Cách thu nhận thông tin quan sát: quan sát bằng mắt thường và ghi vào biên bản quan sát được chuẩn bị từ trước (phụ lục 1), bằng các ký hiệu về số lần, lượt thực hiện, thời gian thực hiện và thời gian nghỉ giữa các bài tập. Quan sát bằng việc ghi hình bằng Camera tại các buổi tập và các giải đấu trong nước, làm

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí