Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Vấn Đề Nghiên Cứu 53842


Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

- Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các test sư phạm sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.

Giả thuyết khoa học của luận án:

Thành tích thi đấu của đội tuyển Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khác nhau, trong đó thể lực chuyên môn là một trong những nhân tố khá quan trọng. Luận án đặt giải thuyết rằng, nếu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn vào các buổi tập thì sẽ nâng cao thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 3


1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở:

Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở được hình thành và phát triển trên nền tảng thể lực chung. Như vậy có thể nói rằng: huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc lựa chọn biện pháp thích hợp lại mang những đặc trưng của môn thể thao, là tiền đề hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này. [8], [9], [12], [29] Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳ tương đối khó khăn. Ở đây có hai cách lựa chọn:

Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng của môn thể thao lựa chọn.

Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao

đó.

Trong quá trình lựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình

thành và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sự sai lầm chuyên môn trong các cơ quan chức phận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao của vận động viên. Chính vì vậy, các bài tập được lựa chọn làm phương tiện giáo dục thể lực chuyên môn cơ sở còn phải được thực hiện với cường độ cao. Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập để giáo dục thể lực chuyên môn cở sở phải tính toán tới việc sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nét đặc trưng của môn thể thao tương ứng phù hợp.

1.1.2. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản:

Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển


các tố chất vận động chuyên môn cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể thao. Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng cường thêm độ khó. Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn cơ bản là các bài tập phải được thực hiện với cường độ tương đương với thi đấu. Quá trình huấn luyện của vận động viên kéo dài, thông thường từ một đến nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị và trong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện.

Huấn luyện mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêng với những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng. Có thể nói: thành tích thi đấu của vận động viên Taekwondo phụ thuộc rất nhiều vào thể lực chuyên môn đặc biệt là sức nhanh và sức mạnh. Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển một cách đầy đủ các tố chất thể lực chuyên môn đặc biệt là sức nhanh và sức mạnh là điều hết sức cần thiết.[38]

Vẫn có quan điểm cho rằng: Huấn luyện thể lực chuyên môn luôn phải gắn liền với các hoạt động kỹ thuật. [2], [28] Điều này là đúng nhưng chưa đủ, bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho vận động viên các môn thể thao trong đó có vận động viên Taekwondo, phải là một quá trình huấn luyện toàn diện với các phương pháp đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau, có tính đến đặc thù của môn thể thao và có sự kết hợp đầy đủ các yếu tố kỹ - chiến thuật của nó. Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu cứu khoa học của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể thao trong nước: [2], [28] Các nhà khoa học đều cho rằng: quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan thông qua lượng vận động thể lực (bài tập thể chất), như thế cũng đồng thời tác động đến quá trình phát triển các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động.[29]


Dưới góc độ Y sinh, PGS. TS. Lưu Quang Hiệp [12], PGS. Trịnh Hùng Thanh [32] cho rằng: huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là nhằm hướng tới tạo nên những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể vận động viên dưới tác động của tập luyện và được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp.

Dưới góc độ tâm lý PGS. Lê Văn Xem [49] cho rằng quá trình chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn cho vận động viên là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp với những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên. [43], [46]

Từ các ý trên chứng tỏ: quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn của vận động viên là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) lên vận động viên nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện là hoàn thiện các năng lực thể chất (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của vận động viên, phù hợp với thực tiễn huấn luyện.

1.1.3. Khái niệm về bài tập và hệ thống bài tập thể lực:

Các phương tiện giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao được sử dụng để tác động lên các đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích của giáo dục thể chất. Bài tập bao gồm: Các bài tập thân thể (còn gọi là các bài tập thể dục thể thao), các động tác tự nhiên, môi trường, các yếu tố vệ sinh... Trong đó, các bài tập thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thể chất [39].

Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động chuyên biệt do con người sáng tạo nên một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với qui luật phát triển thể thao. Người ta sử dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng nhu cầu nâng cao thể lực và phát triển tinh thần của con người [39].


Bài tập thể lực là bài tập được tạo thành từ những động tác cụ thể chuyên dùng để phát triển thể chất, vui chơi, giải trí hoặc nâng cao trình độ thể thao [13].

Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện mọt mục đích xác định. Như vậy, hệ thống bài tập phát triển thể lực là tập hợp các bài tập thể lực được sắp xếp theo một chương trình giảng dạy - Huấn luyện nhằm phát triển thể lực cho đối tượng tập luyện.

1.1.4. Xu thế sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực đối với vận động viên Taekwondo:

Trong huấn luyện thể thao, bài tập thể chất được sử dụng nhiều và đa dạng. Nhưng sử dụng như thế nào, để nhằm phát triển tốt và nhanh chóng những tố chất, cho phù hợp với tính chất chuyên môn riêng biệt của mỗi môn thể thao để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện và trình độ thi đấu chuyên môn cho VĐV, là một vấn đề cần được giải quyết.

Giai đoạn hụấn luyện ban đầu, đối với những vận động viên thường tập trung huấn luyện thể lực toàn diện. Sự phát triển thể lực chung là có cơ sở cho việc nâng cao thành tích thể thao. Nhưng ngay ở giai đoạn này, cũng cần phải sử dụng một lượng vận động đáng kể để phát triển đồng thời các tố chất mang tính đặc thù chuyên môn, làm tiền đề cơ bản về thể lực chuyên môn và làm cơ sở cho việc nâng cao kỹ chiến thuật.

Để có định hướng phát triển các tố chất thể lực đặc thù cho chuyên môn, thì việc lựa chọn những bài tập phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn và điểm quan trọng là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi và đặc điểm tâm lý vận động viên.

Bài tập thể lực cho VĐV Taekwondo là thực hiện các động tác cụ thể, để tăng cường thể chất và nâng cao trình độ thể thao.

Bài tập cho VĐV Taekwondo bao gồm:

- Bài tập thể lực chung: Là quá trình sử dụng hợp lý các phương tiện giáo


dục thể chất (bài tập thể chất) để phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền ...)

- Bài tập thể lực chuyên môn là quá trình tập luyện có và không có dụng cụ, được tiến hành chặt chẽ với đặc điểm kỹ thuật chuyên môn của Taekwondo.

Huấn luyện Taekwondo không chỉ là một quá trình diễn ra trong từng giai đoạn, từng năm mà còn diễn ra hàng ngày. Mỗi ngày, vận động viên không chỉ thực hiện một bài tập mà phải sử dụng kết hợp nhiều bài tập. Trong từng thời kỳ khác nhau, tính chất và yêu cầu bài tập cũng thay đổi và mang ý nghĩa khác nhau.

Các bài tập phát triển thể lực chung nhằm chuẩn bị toàn diện cho vận động viên, và là cơ sở cho việc phát triển thể lực chuyên môn. Trong các bài tập huấn luyện thể lực chung, có thể có những bài tập trùng hợp hoặc không trùng hợp với bài tập thể lực chuyên môn. Về lý thuyết, phạm vi này không có giới hạn. Nhưng trong thực tế, nó lại bị giới hạn bởi sự hao phí thời gian, các điều kiện dụng cụ, cơ sở tập luyện và các yếu tố khác.

Khi lựa chọn các bài tập huấn luyện thể lực chung cho vận động viên Taekwondo, cần chú ý:

- Phải sử dụng các phương tiện giáo dục các tố chất thể lực một cách toàn

diện.

- Quá trình huấn luyện thể lực chung cho vận động viên phải phản ánh

được đặc điểm của các tố chất thể lực đặc thù trong Taekwondo. Các phương tiện huấn luyện thể lực chung cần phải gắn chặt với yêu cầu về tố chất thể lực chuyên môn.

Bài tập phát triển thể lực chung gián tiếp: Là các bài tập tác động trực tiếp vào quá trình hoàn thiện các tố chất vận động.

Khi bố trí các bài tập phát triển thể lực chung cho vận động viên Taekwondo, cần chú ý đảm bảo phát triển các năng lực thể chất, các kỹ năng, kỹ xảo vận động hỗ trợ tích cực cho các kỹ thuật Taekwondo và thúc đẩy nhanh sự


hồi phục.

Bài tập thể lực chuyên môn là tổng hợp các yếu tố động tác thi đấu mang những nét đặc trưng gần giống hoặc giống yêu cầu thi đấu. Ví dụ: các bài tập đá bao tốc độ trong 10 giây, 30 giây, 60 giây, bài tập đá lămpơ kết hợp với di chuyển tốc độ ...

Ưu thế của các bài tập phát triển thể lực chuyên môn là thông qua việc thay đổi các đặc điểm của lượng vận động tập luyện so với đặc điểm của lượng vận động thi đấu, sẽ tác động có trọng điểm vào từng năng lực riêng biệt.

Các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn bao gồm cả các cuộc kiểm tra thi đấu tập, thi đấu nội bộ, thi đấu giao hữu ... Thông qua các cuộc thi đấu này ngoài việc phát triển thể lực chuyên môn, còn giúp vận động viên được bồi dưỡng có trọng điểm tới các năng lực cần thiết, có ảnh hưởng quyết định tới thành tích thi đấu.

Khi lựa chọn, sắp xếp bố trí hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực trong quá trình huấn luyện, cần tuân thủ các nguyên tắc tăng dần lượng vận động, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lựa chọn, nguyên tắc phù hợp ... và căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ của VĐV.

1.2. Một số đặc điểm cơ bản của môn Taekwondo

1.2.1. Đặc điểm chung

Võ thuật Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo là môn võ thuật của Hàn Quốc, bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Công nguyên. Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1932), Taekwondo lúc bấy giờ gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khỏe mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một môn võ thuật. Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở : Taekwondo là môn thể thao của quốc gia Triều Tiên và là loại hình võ đạo (Mudo) được tập luyện nhiều nhất của nước này. Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon có nghĩa là "đấm bằng tay"; Do có nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật" vì vậy,


Taekwondo có nghĩa là "Cách thức hay Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân". [42]

Hiện nay Taekwondo có khoảng trên 50 triệu người tập luyện với hơn 200 quốc gia là thành viên của Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF), được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là môn thể thao thi đấu quốc tế tại Đại hội thứ 83 năm 1980 và trở thành môn thi đấu chính thức tại Thế vận hội Olympic từ năm 2000 đến nay.

Trong thi đấu Taekwondo sử dụng bàn chân, cẳng chân bằng những kỹ thuật đá điêu luyện, mạnh mẽ, đồng thời sử dụng kỹ thuật đấm bằng tay để ghi điểm. Để phân biệt hình thức thi đấu đặc thù của môn võ Taekwondo, các kỹ thuật ghi điểm bằng chân được tính điểm cao hơn các kỹ thuật ghi điểm bằng tay (đá vào phần thân người được tính 02 điểm; đá xoay người vào vùng thân người được tính 03 điểm; đá vào phần đầu được tính 03 điểm; đá xoay người vào vùng đầu được tính 04 điểm; đấm vào phần thân người được tính 01 điểm; nghiêm cấm đấm vào vùng đầu đối phương) nên các kỹ thuật ghi điểm bằng tay ít được quan tâm trong các chương trình huấn luyện nâng cao. Tuy nhiên, các kỹ thuật đỡ, gạt bằng tay nhằm hạn chế hiệu quả của các kỹ thuật đá bằng chân, luôn được các HLV đề cập thường xuyên trong huấn luyện và tại những thời điểm quan trọng như: cuối hiệp đấu, cuối trận đấu hay thi đấu luật Bàn thắng vàng, thì kỹ thuật đấm tay ghi điểm cũng được HLV lưu ý đưa vào chương trình huấn luyện chiến thuật thi đấu.

1.2.2. Đặc điểm về thể lực của môn Taekwondo [15, tr10 - 16]

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) “ tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cở bản : sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo”. [39]

Co’chran S. (chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của hiệp hội sức mạnh & thể lực quốc gia Mỹ – NSCA – chuyên nghiên cứu về các môn võ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022