Xác Định Độ Dài Thời Gian Duy Trì Cao Trào Dậy Thì:


- Loại thời gian diễn ra cao trào dậy thì kéo dài (trong 4 năm tuổi đời đạt 4 năm tuổi xương).

1.3.3.3. Sự phát triển thành tích và độ chín sinh học:

Mức độ phát triển của VĐV cùng một ngày sinh có khác nhau. “Tốc độ và mức độ phát triển về mặt sinh học của nhi đồng có cùng lứa tuổi (ngày sinh) có khi khác nhau tới 2 – 3 năm”. Các HLV đang huấn luyện VĐV thiếu niên nhi đồng nắm thật chắc mức độ và quy luật phát triển của lứa tuổi này.

Sự đánh giá về mức độ phát triển của VĐV trong các nhóm tuổi có lợi cho quá trình giáo dục và huấn luyện VĐV, có lợi cho việc đặt kế hoạch nhiều năm (có thể căn cứ vào thành tích ở các mức độ phát triển khác nhau), sử dụng và bố trí các phương pháp, phương tiện huấn luyện, có thể đảm bảo cho các VĐV có cùng tuổi những phát dục muộn, mức độ về thành tích và tố chất tạm thời phát triển muộn, nhưng lại có thành tích cao hơn sau này.

Nắm chắc mối quan hệ giữa sự phát triển thành tích và độ chín sinh học (độ phát triển chín muồi) là rất cần thiết. Hình dưới đây sẽ nói rõ vấn đề này

* Ghi chú :

A. (1-4) Tiền dậy thì (nữ 10 – 14 tuổi)

B. (4-6) Thời kỳ dậy thì (nữ 12 – 17 tuổi)

C. (6-8) Hậu dậy thì (nữ 16 – 20 tuổi)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

D. (8-9) Tiền trưởng thành (nữ 18 – 22 tuổi)


Mối quan hệ giữa sự biến đổi nhiều năm của thành tích vận động và quá 1


Mối quan hệ giữa sự biến đổi nhiều năm của thành tích vận động và quá trình phát triển sinh học cũng có tính quy luật. Có thể chia đường biểu diễn trình hình 1 thành 3 khu vực.

Khu vực I: đường biểu diễn hầu như lên thẳng, nó thống nhất với biên độ lớn nhất của sự nâng cao thành tích. Việc nâng cao này quyết định bởi tốc độ phát dục (phát triển) của thời kỳ tiền dậy thì. Việc nâng cao thành tích thể thao trong giai đoạn này mang tính nhảy vọt. Nó không tương xứng với giá trị lao động bỏ ra trong huấn luyện. Việc nâng cao thành tích có liên quan mật thiết với mức độ phát dục (r = 0,6 – 0,9).

Khu vực II: Ảnh hưởng của sự dậy thì – sự chín của giới tính – đối với thành tích thể thao giảm đi, mà ở mức độ lớn là do thiên tư (tư chất tiên thiên) của VĐV quyết định, do mức độ bền vững của huấn luyện cơ sở - cơ bản, và lượng sử dụng trong huấn luyện.

Khu vực III: Có sự thay đổi quan trọng về độ phát triển chín muồi, đầu tiên là sự biến đổi hình thái, tâm lý, sinh lý, nó có mâu thuẫn với yêu cầu. Do đó, giai đoạn này chỉ còn cách là nâng cao cường độ kích thích sâu của lượng vận động lớn, mới có thể tiếp tục nâng cao thành tích thể thao.

1.3.3.4. Xác định loại hình phát dục:

Qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy các loại hình phát dục chia thành 3 loại và 9 hình. Các loại hình phát dục khác nhau thì mức độ và tố độ phát dục cũng khác nhau, Kiểm tra loại hình phát dục có ý nghĩa rất quan trọng để dự báo năng lực vận động trong tương lai.

Phân loại phát dục là một công việc tương đối phức tạp. Thường thông qua: tuổi xương, giới tính II… để xác định thời gian trước và thời kì cao trào dậy thì, Tỉ lệ % độ tăng trưởng chiều cao theo năm, để xác định thời gian duy trì cao trào dậy thì. Nhưng thông thường qua quan sát một thời gian, có lúc cần tới 1-2 năm, thậm chí lâu hơn, mới xác định được.


1.3.3.5. Xác định thời gian bước vào thời kì dậy thì:

Nữ thiếu niên bước vào thời kì dậy thì lúc 11 tuổi xương. Lúc đó xuất hiện trung tâm cốt hóa xương đốt bản I. Mốc xuất hiện các dấu hiệu phát dục của nữ là 11 tuổi. Nó biểu hiện đã vào thời kì dậy thì, khi xuất hiện sớm hoặc muộn hơn mốc trên, thì thuộc loại sớm hoặc muộn.

1.3.3.6. Xác định độ dài thời gian duy trì cao trào dậy thì:

Độ dài của thời gian duy trì cao trào dậy thì không phải 1 lần có thể xác định được. Nó được xác định nhờ phân tích gia tốc sự phát triển của xương sau khi bước vào thời kỳ cao trào dậy thì 1 – 2 năm, sự thay đổi các đặc tính giới tính II và sự tăng trưởng chiều cao hằng năm.

- Đánh giá bằng phương pháp tuổi xương

- Phương pháp dùng trị số tăng trưởng chiều cao mỗi năm sau khi bước vào cao trào dậy thì

Đầu tiên ta coi giá trị tăng trưởng chiều cao năm trước khi bước vào thời kỳ dậy thì là 100% ( Giá trị tăng trưởng theo năm của nữ 11-12 tuổi ). Tiếp tục quan sát tỷ lệ % độ tăng trưởng chiều cao trong 2 năm kế tiếp. So sánh tỷ lệ % độ tăng trưởng chiều cao trong 3 năm. Nếu năm thứ 2 giảm xuống rõ rệt, chỉ còn lại 25% của năm I, đây là loại hình duy trì cao trào dậy thì rút ngắn. Khi giá trị tăng trưởng chiều cao của năm II trên 70% so với năm I, năm III vẫn đạt được 28% của năm I, đấy là loại hình bình thường. Khi giá trị tăng trưởng chiều cao của năm thứ II trên 90% năm I (thậm chí vượt qua năm I) năm III vẫn đạt 70% so với năm I đây là loại hình kéo dài.

Khi sử dụng phương pháp này, nếu kết hợp được với mức độ phát dục thì càng chính xác hơn.

Chú ý nắm chắc thời điểm tối ưu này:

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, đặc điểm phát dục sinh trưởng của thiếu niêm Trung Quốc là: trước chậm sau nhanh đặc biệt đối với nữ thiếu niên khi bước vào năm II của cao trào dậy thì (nữ 12-13 tuổi) đều có xu hướng phát


triển gia tốc và đạt đến độ chín rõ rệt. Đây thường là điểm ngoặt của quá trình phát dục. Do đó khi nữ thiếu niên bước vào năm II của thời kỳ cao trào dậy thì (12-13 tuổi) xương phát triển đạt tới hoặc tiếp cận tiêu chuẩn G-P, chiều cao tăng thêm 5cm tức là loại hình kéo dài.

Trong tuyển chọn đối với số em này cần phải quan sát tỉ mỉ, nắm chắc thời điểm tối ưu này.

1.4. Đặc điểm huấn luyện vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

Như các môn thể thao khác, phát triển thành tích thể thao ngày càng phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của hệ thống huấn luyện nhiều năm với VĐV trẻ. Để có kết quả cao, việc huấn luyện VĐV trẻ nhiều năm cần chú ý những vấn đề sau:

- Lứa tuổi tối ưu để đạt được thành tích cao nhất trong môn thể thao chính.

- Hướng huấn luyện ưu tiên trong từng giai đoạn huấn luyện về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý mà VĐV cần được trang bị.

- Tổ hợp các phương tiện, phương pháp và các hình thức huấn luyện.

- Lượng vận động, huấn luyện và thi đấu được phép áp dụng.

- Các nội dung kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá phù hợp.

Tổ chức quá trình huấn luyện nhiều năm cần dựa vào giới hạn tối ưu về lứa tuổi nhằm đưa VĐV đạt thành tích cao nhất của mình. Để xác định giới hạn lứa tuổi đó cần dựa vào số liệu về lứa tuổi của VĐV được vào chung kết và của VĐV giành được huy chương tại các giải quốc gia và các kỳ đại hội như SEA Games, Châu Á và Olympic mà ở đại đa số các môn thể thao là đại lượng tương đối ổn định.

Theo V.P.Philin [30], giới hạn lứa tuổi của vùng thành tích thể thao ở Taekwondo thành nhiều vùng.

Qua đây thấy rằng, quá trình đào tạo không nên đốt cháy giai đoạn để sớm đạt thành tích cao trước độ tuổi tối ưu, nếu vậy VĐV không duy trì được tuổi thành tích thể thao. Tuy nhiên cũng không loại trừ những trường hợp cá biệt, VĐV xuất sắc có những đặc điểm khác thường không như đại đa số các VĐV


ưu tú ở môn Taekwondo. Trong quá trình lập kế hoạch huấn luyện nhiều năm nên tính tới thời hạn cần để đạt thành tích thể thao cao ở môn Taekwondo hay các môn thể thao khác.

Điểm quan trọng nhất của sự phân chia giai đoạn trong quá trình huấn luyện nhiều năm là tính kế thừa và tính liên tục. Căn cứ khoa học chính của sự phân chia giai đoạn huấn luyện là dựa vào sự phát triển sinh học tự nhiên của con người và quy luật hình thành phát triển thành tích thể thao. Điểm khác nhau trong phân chia giai đoạn huấn luyện của các môn thể thao thể hiện ở tuổi được thu nhận vào tập luyện và ở lứa tuổi bắt đầu giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. Thời gian đạt thành tích thể thao cao nhất cũng khác nhau, vì vậy cũng khác nhau cả về lứa tuổi hoàn thành các giai đoạn đào tạo nhất định của từng môn thể thao.

Đào tạo VĐV nhiều năm là quá trình công phu và khoa học. Vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài đề cập với những quan điểm tương đối đồng nhất.

Theo quan điểm của Lê Văn Lẫm, Nguyễn Thế Truyền, Trương Anh Tuấn, quá trình huấn luyện nhiều năm có thể chia thành 3 giai đoạn lớn cơ bản là giai đoạn đào tạo cơ sở, giai đoạn hiện thực hoá tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì thành tích thể thao.

Theo A.D.Nôvicôp và L.P.Matvêép, quá trình huấn luyện thể thao nhiều năm được chia thành 4 giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ, giai đoạn chuyên môn hóa thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở, giai đoạn hoàn thiện sâu và giai đoạn “tuổi thọ thể thao”. [29]

Theo Harre (1996), quá trình đào tạo nhiều năm chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. [7], [31]

Theo V.P.Philin (1996), tuỳ vào khuynh hướng ưu tiên, quá trình huấn luyện nhiều năm của VĐV được quy ước chia thành 4 giai đoạn: [30, [33]

- Giai đoạn huấn luyện ban đầu 11 - 13 tuổi.


- Giai đoạn chuyên môn hoá thể thao ban đầu 14 - 15 tuổi.

- Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn 16 - 17 tuổi.

- Giai đoạn hoàn thiện thể thao từ 18 tuổi.

Giai đoạn huấn luyện ban đầu cần có sự đa dạng hoá các phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện, sử dụng rộng rãi các yếu tố của các môn thể thao, trò chơi vận động và các môn bóng. Ở giai đoạn này, lượng vận động tập luyện không cao, không gây căng thẳng tâm lý và nội dung huấn luyện phải phong phú, hấp dẫn. Khi chuyên môn hoá, không được quá 2 - 3 buổi tập trong một tuần và thời gian mỗi buổi tập chỉ khoảng 30 - 60 phút.

Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu có tỷ trọng là: huấn luyện thể lực chung chiếm khoảng 60% - 75%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm khoảng 25% - 40% và tỷ trọng này cũng thay đổi dần ở các giai đoạn sau.

Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn võ trùng với thời kỳ khi mà VĐV về cơ bản đã hoàn tất sự hình thành hệ thống chức năng bảo đảm khả năng hoạt động cao và sức đề kháng của cơ thể đối với nhân tố bất lợi xuất hiện trong quá trình tập luyện căng thẳng. Giai đoạn này, tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn có sự thay đổi đáng kể, huấn luyện thể lực chung chiếm khoảng 40% - 45%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm khoảng 55% - 60%. Tỷ trọng này không chỉ dừng lại ở đây, nó còn phải tiếp tục thay đổi theo xu hướng chuyên môn cao ở giai đoạn tiếp theo của quá trình huấn luyện nhiều năm.

Giai đoạn hoàn thiện thể thao chủ yếu rèn luyện năng lực chịu đựng lượng vận động tối đa để VĐV đạt trình độ cao về chuyên môn và chức phận cơ thể, hoàn thiện trình độ điêu luyện về kỹ - chiến thuật, đạt mức ổn định tâm lý trong cuộc thi đấu, củng cố kinh nghiệm tham gia các cuộc thi đấu toàn quốc và tuyển chọn vào đội tuyển. Ở giai đoạn này, tỷ trọng huấn luyện chuyên môn được ưu tiên hàng đầu, huấn luyện chung chỉ mang tính phụ trợ.


Thời gian của giai đoạn hoàn thiện thể thao phụ thuộc vào đặc điểm chuyên biệt của môn Taekwondo và trình độ tập luyện của VĐV. Không có giới hạn rõ ràng giữa các giai đoạn này. Khi giải quyết vấn đề chuyển sang giai đoạn tiếp theo cần tính tới tuổi khai sinh và tuổi sinh học, mức độ phát triển thể lực và trình độ tập luyện của VĐV, khả năng thực hiện lượng vận động tập luyện và thi đấu ngày càng tăng. Nếu chỉ dựa vào tuổi khai sinh là không xác đáng vì tốc độ trưởng thành của trẻ em lứa tuổi đang đi học là khác nhau. Mức độ phát triển sinh học của cơ thể VĐV cần được tính tới khi phân nhóm trong các buổi tập võ cũng như khi xác định liều lượng của lượng vận động tập luyện. Cần thường xuyên quan sát sư phạm và kiểm tra y học để xác định đúng thời hạn chuyển VĐV sang giai đoạn tiếp theo của quá trình huấn nhiều năm.

Như vậy, quá trình huấn luyện VĐV các môn thể thao được các nhà khoa học nhìn nhận theo nhiều góc độ và nhiều quan điểm khác nhau. Qua quá trình theo dõi quy trình huấn luyện nhiều năm ờ môn võ Taekwondo ở hầu hết các địa phương, ngành trong cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh, Cần Thơ, Quân Đội, Bình Thuận, Khánh Hòa, Công An Nhân Dân, Thừa Thiên Huế,….đều chia VĐV thành 4 tuyến, mỗi tuyến tương ứng với các giai đoạn cụ thể. [33], [41]

1.5. Công tác đào tạo vận động viên Taekwondo của TP.HCM

Taekwondo TPHCM chia VĐV thành 4 tuyến và tập luyện thường xuyên tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao TPHCM như sau:

Tuyến năng khiếu trọng điểm: Tương ứng với giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu gồm các VĐV năng khiếu ở lứa tuổi từ 12-14 tuổi. Giai đoạn này cần ưu tiên huấn luyện thể lực toàn diện, kết hợp với huấn luyện cơ bản về chuyên môn. Tỷ lệ huấn luyện chung thường chiếm 80% - 90% tổng khối lượng các bài tập, tổng khối lượng các bài tập chuyên môn 15% - 20%. Vì vậy cùng với huấn luyện thể lực chung, cần đưa vào chương trình huấn luyện tổ hợp các bài tập chuyên


môn nhằm phát triển các tố chất thể lực quan trọng phù hợp với nội dung thi đấu và sở trường của từng VĐV.

Tuyến dự bị tập trung: Tương ứng với giai đoạn chuyên môn hóa sâu là quá trình huấn luyện chuyên môn hóa rõ, ở lứa tuổi 15 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này thường sử dụng đa dạng các loại hình bài tập, các phương tiện hữu ích như các bài tập chung, các bài tập bổ trợ với dụng cụ, đặc biệt các bài tập chuyên môn nhằm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Tuyến năng khiếu tập trung: Tương ứng với giai đoạn chuyên môn hóa sâu, ở lứa tuổi 15 – 17 tuổi. Ở giai đoạn này tăng không ngừng tỷ trọng huấn luyện chuyên môn và thi đấu, khối lượng chung và cường độ của LVĐ tập luyện tăng theo nhịp độ lớn hơn nhiều so với giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Trong gia đoạn chuyên môn hóa sâu này thường sử dụng các phương tiện hiệu quả, các loại hình bài tập đa dạng, nhất là sử dụng nhiều các bài bập kiểm tra và thi đấu chuẩn bị cho việc hoàn thiện thành tích cao.

Tuyến dự tuyển: Tương ứng với giai đoạn hoàn thiện trình độ thể thao, là thời kỳ VĐV đạt đến trình độ cao nhất, tương ứng với các giải thi đấu lớn và thường sử sụng lượng vận động tối đa, quan trọng là định mức LVĐ tập luyện và thi đấu, lứa tuổi này thường từ 18 tuổi trở lên. Hiệu quả nâng cao thành tích thể thao của các VĐV Taekwondo phụ thuộc vào các HLV biết vận dụng sự tiến bộ của khoa học về khối lượng và cường độ phù hợp từng thời kỳ huấn luyện và mục tiêu của từng giải đấu.

1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Chương trình nghiên cứu Taekwondo Oregon (OTRP) được khởi xướng và đứng đầu bởi Willy Peter, thực hiện tại trường Đại học Oregon, Oregon Mỹ tiến hành kiểm tra các kỹ thuật đá sau: đá vòng (dollyo chagi), đá ngang (yop chagi), đá sau đá giò lái (dwit chagi) và đấm (chirugi). Không có sự khác biệt đáng kể về mặt khoa học được ghi nhận giữa bên phải và bên trái về tốc độ, tuy nhiên sự khác biệt về lực giữa 2 bên rất là đáng kể (Pieter, F và Pieter, W 1995).

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí