Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 2



3.8

Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –

14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh


81


3.9

Tiêu chuẩn phân loại các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –

14 tuổi Thành Phố Hồ Chí


Sau 83


3.10

Bảng điểm các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành

Phố Hồ Chí Minh


Sau 83


3.11

Bảng điểm xếp loại tổng hợp các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh.


84


3.12

Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

Thành Phố Hồ Chí Minh.


86


3.13

Tỷ lệ (%) phân loại thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành

Phố Hồ Chí Minh.


87


3.14

Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực

chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh


88


3.15

Tổng hợp tỷ lệ (%) thực trạng thể lực chuyên môn

của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh.


89


3.16

Kết quả phỏng vấn huấn luyện viên, chuyên gia,

trọng tài về lựa chọn hệ thống các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên


Sau 96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 2



Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh



3.17

Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên

Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM


102

3.18

Kế hoạch huấn luyện năm 2016

103


3.19

Tiến tình thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12

– 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh


Sau 104


3.20

Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên

môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm.


Sau 107


3.21

Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực

chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm


Sau 110


3.22

Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau

thực nghiệm


119


3.23

Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực

chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM sau thực nghiệm.


Sau 120

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Đối tượng phỏng vấn lần 1

67

3.2

Đối tượng phỏng vấn lần 2

67

3.3

Tổng hợp đối tượng phỏng vấn lần 1 và lần 2

68


3.4

Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh qua các test sư phạm.


87


3.5

Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực.


89


3.6

Tỷ lệ thành phần khách thể phỏng vấn lựa chọn bài tập

phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh


96


3.7

Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm


109


3.8

Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –

14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm


114

3.9

Nhịp tăng trưởng test Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s

(lần) sau thực nghiệm.


116

3.10

Nhịp tăng trưởng test Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s

(lần) sau thực nghiệm.


117

3.11

Nhịp tăng trưởng test Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ

10s (lần) sau thực nghiệm.


117


3.12

Nhịp tăng trưởng test Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s

(lần) sau thực nghiệm.


118

3.13

Nhịp tăng trưởng test Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ

trong 10s (lần) sau thực nghiệm.


118


3.14

Nhịp tăng trưởng trung bình thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm


120


3.15

Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của test Lướt đá vòng cầu chân trước trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm


124


3.16

Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của test Đá chẻ chân trước trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố

Hồ Chí Minh sau thực nghiệm


124

DANH MỤC CÁC HÌNH


HÌNH

TÊN HÌNH ẢNH

Trang

Hình 2.1

Khu vực quay và vị trí đặt máy quay

48

Hình 2.2

Vật chuẩn 3D

49

Hình 2.3

Hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính

50

Hình 2.4

Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật

đá chẻ

51

Hình 2.5

Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật

đá vòng cầu

52

Hình 2.6

Hệ thống đo xung lực SMS 103

54


MỞ ĐẦU


Taekwondo có nguồn gốc từ Hàn Quốc do ông Choi-Hong-Hi sáng lập từ sự kết hợp giữa hai môn Taekkyon và Karatedo. Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) có trụ sở đặt tại Seoul, đã chính thức được công nhận là cơ quan quản lý môn thể thao này do Ủy ban Olympic quốc tế công nhận (1980). Taekwondo là môn thể thao tiêu biểu trong đại hội thể thao Seoul Olympic 1988 và tại Olympic Sydney 2000 môn võ Taekwondo đã được Ủy ban Olympic (IOC) đưa vào chương trình thi đấu chính thức.

Taekwondo du nhập vào Việt Nam những năm 60, đến năm 1968 đã có khoảng 108.000 người tham gia tập luyện. Qua quá trình phát triển, tập luyện và tham gia thi đấu đến nay, Taekwondo Việt Nam đã đạt được những thành tích vẻ vang trên đấu trường khu vực và thế giới như: Nguyễn Thị Huyền Diệu đoạt HCV (huy chương vàng) bốn kỳ SEA-Games (20-23); Trần Quang Hạ đoạt HCV Asiad 12; Hồ Nhất Thống đoạt HCV Asiad 13 và đặc biệt là HCB (huy chương bạc) tại Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh môn Taekwondo phát triển mạnh, với nhiều đội mạnh và số lượng người tham gia tập luyện thường xuyên phát triển rộng khắp 24 quận huyện. Ở Thành phố hệ thống đào tạo năng khiếu trọng điểm quận/huyện, năng khiếu trọng điểm Thành phố, dự bị tập trung, dự tuyển Thành phố. Thành tích của đội tuyển nữ Thành phố từ năm 2005 trở về trước luôn đứng hàng đầu trên toàn quốc. Sau thời kỳ đỉnh cao thì một số VĐV không tham gia thi đấu nữa, do lực lượng VĐV trẻ không thể thay thế kịp thời thế hệ trước nên Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh mất vị trí số một trên toàn quốc. Để Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh lấy lại vị trí đã mất thì việc đào tạo lực lượng VĐV Taekwondo trẻ kế cận có trình độ cao là việc làm quan trọng và cần thiết.


Là một môn thi đối kháng trực tiếp, thời gian thi đấu cũng tương đối dài, điều đó đòi hỏi vận động viên phải có một trình độ thể lực nhất định, có thể duy trì suốt thời gian thi đấu và cả giải đấu. Các tố chất thể lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng vững chắc cho mỗi vận động viên, thể lực được phát triển thì các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý tập luyện và thi đấu cũng dần được nâng cao.

Trong huấn luyện Taekwondo ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý và tuyển chọn VĐV như các tác giả: Nguyễn Thy Ngọc nghiên cứu về một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14-16 tuổi; Vũ Xuân Thành nghiên cứu về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tố độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam, tác giả Lê Nguyệt Nga và cộng sự nghiên cứu về đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo, Trương Ngọc Để và cộng sự nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV Taekwondo ở các tuyến, các tác giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹ thuật, tâm lý cũng như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thể lực chuyên môn thì rất ít tác giả nghiên cứu đến, đặc biệt đối tượng là các nữ VĐV ở lứa tuổi 12-14 tại TP.HCM vẫn chưa ai đề cập đến.

Đặc thù của môn Taekwondo là môn thi đấu cá nhân có tính đối kháng cao, mang tính biến hóa, đa dạng và tốc độ ra đòn chính xác, đòi hỏi mỗi vận động viên phải có trình độ kỹ thuật, thể lực chuyên môn cơ bản vững chắc. Để nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của VĐV, cần phải nghiên cứu tổng hợp nhiều vấn đề kết hợp giữa huấn luyện với khoa học công nghệ và y học thể thao. Trong đó vấn đề đánh giá thể lực chuyên môn trong huấn luyện thi đấu là vấn đề cấp thiết cần sớm được nghiên cứu. Từ đó lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát


triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh”.

Mục đích nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu với mục đích lựa chọn hệ thống bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra 3 mục tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Hệ thống hóa các test đã được sử dụng để đánh giá về thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo.

+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xác định các thông số đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực

- Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn được xây dựng.

+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022