Hiện Trạng Trình Độ Chuyên Môn, Kỹ Năng Làm Việc Của Nhân Lực Tại Hãng


Xuất phát từ cơ sở lí thuyết nêu trên, Chương 2 sẽ nghiên cứu về thực trạng khai thác và quản lý tại Hãng hàng không Cambodia Angkor Air cũng như thị trường vận chuyển hàng không trong khu vực để từ đó có thể đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lí chất lượng tại đơn vị.


CHƯƠNG 2.

HIỆN TRẠNG QUY TRÌNH KHAI THÁC HÀNG KHÔNG TẠI HÃNG HÀNG KHÔNG CAMBODIA ANGKOR AIR VÀ TRÊN THẾ GIỚI


2.1. Hiện trạng quản lý của Hãng

2.1.1. Nguồn nhân lực

Tổng số nhân lực hiện có của K6 theo thống kê đến tháng 09/2016:

- Ban lãnh đạo cao cấp: 04 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Lãnh đạo trực tiếp: 06 người

- Lãnh đạo Phòng, Ban: 12 người

Áp dụng mô hình quản lý theo ISO 9001 để chuấn hóa quy trình khai thác thương mại hàng không dân dụng (nghiên cứu trường hợp hãng hàng không Cambodia Angkor Air) - 7

- Chuyên viên chính: 20 người

- Chuyên viên: 30 người

- Nhân viên: 190 người

Nguồn nhân lực tại K6 được chia thành 02 nhóm chính là nguồn nhân lực địa phương (nhân lực, nhân viên bản địa tại Cambodia và các sân bay khai thác) và nguồn nhân lực quốc tế.

2.1.2. Nguồn nhân lực địa phương

Nguồn nhân lực địa phương của Hãng có tính ổn định rất thấp do đặc thù của ngành hàng không tại Cambodia yêu cầu các kỹ năng và nghiệp vụ chuyên biệt mà nhân viên địa phương của Hãng nói riêng và người bản địa Cambodia nói chung thường không có sự gắn bó với một công việc lâu dài. Đặc biệt, với một số nhân viên bản địa, việc học để có thể làm việc cũng là một việc rất khó khăn. Trong khi đó, số ít các nhân lực có bằng cấp, tay nghề thì lại rất dễ bị các đơn vị khác cùng ngành chiêu mộ và tuyển dụng.


2.1.3. Nguồn nhân lực quốc tế

Đa số nhân lực quản lý cấp trung đều là người Việt Nam, do Vietnam Airlines cử sang biệt phái. Những người này luôn là những người có kinh nghiệm và được chọn lựa từ Vietnam Airlines. Do vậy, họ có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, số lượng phi công, tiếp viên thuộc hãng đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau dù chủ yếu là từ Châu Á nhưng vẫn có một số đến từ Châu Âu.

2.2. Hiện trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của nhân lực tại Hãng

2.2.1. Về trình độ chuyên môn

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% các lãnh đạo, quản lý từ cấp Phòng trở lên đều có trình độ đại học và trên đại học; có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị; có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phòng và đều đã qua các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý từ trung đến cao cấp do các cơ sở đào tạo cả trong nước và quốc tế. Nếu trước đây công tác lựa chọn nhân lực, nhân viên thường chú trọng nhiều đến mối quan hệ quen biết nên ít có điều kiện tuyển chọn những người đã được đào tạo đầy đủ, thậm chí nhận người, sắp xếp công việc rồi đưa đi đào tạo thì những năm gần đây, công tác tuyển dụng đã thay đổi theo hướng toàn diện hơn, chú trọng lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, phù hợp với cương vị đảm trách; chú trọng tìm nguồn và đào tạo nguồn cho việc quy hoạch lãnh đạo, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa nhân lực, công nhân viên chuyên trách và kiêm nhiệm của hãng.

2.2.2. Về kỹ năng công tác

Nhân lực, nhân viên của hãng có kỹ năng thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc cá nhân. Lãnh đạo, quản lý có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch thực hiện mục tiêu của hãng đề ra tương đối hiệu quả.


Đa số đều có khả năng dự kiến được khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và đưa ra phương án giải quyết với sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, có kỹ năng giao tiếp tốt khi giải quyết công việc, tiếp xúc với hành khách, xử lý các tình huống khi thực thi công vụ….

2.2.3. Về kết quả công tác

Theo báo cáo thống kê đánh giá nhân lực, nhân viên năm 2015 thì hầu hết đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, vì lý do cả khách quan lẫn chủ quan, vẫn còn một số ít nhân lực, nhân viên tuy nhiệt tình với công việc được giao nhưng còn hạn chế về năng lực và một số nhân viên bản địa chưa hoàn thành nhiệm vụ. Số lượng nhân viên này chủ yếu vì chưa có đủ thời gian công tác và thời gian đi học tập nghiệp vụ do đặc thù chuyên ngành.

2.3. Đánh giá ưu đểm, hạn chế của nhân lực tại Hãng

2.3.1. Ưu điểm

Đội ngũ nhân lực, nhân viên của hãng nhìn chung đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp trên. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao; có ý thức tự chủ, năng động và sáng tạo trong công việc; có kiến thức trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, có tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Được rèn luyện và thử thách trong quá trình công tác, trong quản lý hệ thống, quan hệ khách hàng, sẵn sàng tiếp cận với kiến thức và công nghệ mới, từng bước thích nghi dần với các thay đổi trong quản lý do nhu cầu đổi mới của ngành.

Mặc dù đứng trước những khó khăn, khác biệt về trình độ, năng lực quản lý do điều kiện địa lý, văn hóa thì đội ngũ nhân lực, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ nhân lực tầm trung đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hoá, kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý Nhà nước, pháp luật, pháp chế, đặc biệt là nghiệp


vụ hành chính, ngoại ngữ, tin học,… Do tích cực học tập nên trình độ của nhân lực, nhân viên luôn được nâng lên, tăng khả năng tham mưu, đề xuất ý kiến đóng góp cùng các cấp lãnh đạo xây dựng các chủ trương công tác, hoặc tham mưu, đề xuất ý kiến giúp các cấp, các bộ phận hoàn thiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu, kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra, góp phần từng bước đưa hãng vượt qua những khó khăn, thử thách, phát huy thuận lợi, tiềm năng để phát triển, nâng cao dần đời sống vật chất, tinh thần của nhân lực, công nhân viên;

2.3.2. Hạn chế

Hạn chế lớn nhất là chất lượng của đội ngũ nhân lực, nhân viên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hãng trong tình hình mới hiện nay. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được luôn ban lãnh đạo chú trọng, số lượng nhân lực, nhân viên qua các khoá đào tạo ở nội và quốc tế khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý, quản lý kinh tế, tài chính còn hạn chế. Nhiều nhân lực, nhân viên (trong đó số đông là nhân lực, nhân viên ở các cơ quan chuyên môn) còn chưa đủ kiến thức cơ bản về quản lý chuyên ngành, quản lý kinh tế, kỹ năng tác nghiệp…. Thể hiện ở các mặt sau:

- Về chất lượng và kỹ năng công tác

Số lượng nhân lực, nhân viên của hãng ngày càng tăng nhưng vẫn còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, tuy đông nhưng không đồng bộ, kiến thức chuyên ngành chưa vững vàng. Một số nhân lực, nhân viên còn chưa dám nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém, còn có tình trạng nể nang, né tránh, không dám nói thẳng, nói thật. Xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ phát triển và tốc độ phát triển của hàng nói chung và hãng nói riêng tình hình hiện nay. Tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phong cách làm làm việc của một số nhân lực, nhân viên còn yếu và chậm đổi mới.


- Về độ tuổi và giới tính

Nhân lực các cấp của hãng về cơn bản là trẻ. Cơ cấu nam nữ trong đội ngũ nhân lực của hãng thiếu cân bằng. Có thể do đặc thù công việc chuyên môn của các bộ phận nên số lượng nhân lực, nhân viên nam và nữ luôn khác nhau ở từng bộ phận. Tỉ lệ nam tại các đơn vị khai thác như sân bay, điều hành bay luôn cao trong khi tỉ lệ nữ tại các đơn vị phục vụ như tiếp viên, phòng vé thì lại luôn chiếm đa số.

2.3.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế

Nhân lực của hãng được hình thành từ nhiều nguồn, đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau; nhiều công chức đã trải qua nhiều vị trí công tác trong ngành, song đa số tham gia, trưởng thành từ hãng hàng không khác. Vì vậy, hãng có nhiều thuận lợi khi các nhân viên ản địa thì am hiểu văn hóa địa phương và các nhân lực biệt phái thì có kinh nghiệm chuyên môn cao. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa được đào tạo một cách hệ thống, bài bản theo . Một số được đào tạo thì phần đông là đào tạo trong cơ chế vừa học vừa làm nên còn có ít nhiều hạn chế

Cùng với sự phát triển chung của xã hội Cambodia, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ hành khách và hệ thống thông tin, điện tử của ngành và Hãng luôn luôn được đầu tư nâng cao. Trong khi đó, đội ngũ nhân lực, nhân viên của Hãng còn nhiều người mới chỉ bước đầu được làm quen nên chưa nắm vững được cơ chế vận hành của hệ thống, tính phức tạp của cơ chế quản lý trong Hãng. Nguyên nhân này đã tác động rất lớn đến chất lượng khai thác và họat động của Hãng, nhiều nhân lực, nhân viên còn tỏ ra lúng túng và hẫng hụt kiến thức trước những thay đổi công việc và vị trí công tác theo yêu cầu của đơn vị.

Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới những đòi hỏi về cả chất lượng quản lý, chất lượng dịch vụ và hiệu quả khai thác…


Nguyên nhân này làm cho khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực hiện có của người thực hiện công việc có nguy cơ ngày càng xa nhau.

Sự không đồng bộ và chưa chặt chẽ của hệ thống quản lý chất lượng và đặc biệt là các qui trình khai thác thương mại hàng không của Hãng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, hoạt động chung của Hãng, trong đó thì việc đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc hiện tại; Yêu cầu của hội nhập, yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá của ngành.

Chính sách tuyển dụng còn chậm được cải tiến nên việc thu hút, khuyến khích đội ngũ nhân lực kỹ thuật có tay nghề chuyên môn cao làm việc còn gặp nhiều khó khăn. Chế độ tiền lương tại một số vị trí còn chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của nhân lực, nhân viên để nhân lực, nhân viên yên tâm, chuyên cần với công việc ở vị trí công tác của mình trong bộ máy của Hãng.

2.4. Hiện trạng quy trình khai thác tổng quát

2.4.1. Tình hình khai thác chung

Hàng không là một ngành công nghiệp phát triển nhanh ở trong khu vực và trên toàn cầu. Đặc biệt là việc phát triển của Cambodia trong những năm gần đây. Ngành này cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong vòng mười năm tới, kéo theo đó là việc đi lại bằng đường hàng không cũng sẽ tăng. Hàng không được coi là một ngành chiến lược, cốt lõi cho quá trình phát triển xã hội và kinh tế như là một dịch vụ kinh doanh và là một phương tiện để thương mại trong nhiều lĩnh vực dịch vụ khác của mọi Quốc gia. Thương mại hàng không dân dụng có hiệu quả sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hóa trong thời gian ngắn nhất có thể mà còn gián tiếp giúp tăng trưởng các chỉ số thương mại, du lịch, thu nhập bình


quân quốc gia. Hàng không Cambodia Angkor Air cũng không nằm ngoài guồng quay phát triển chung này.

Tuy nhiên, do là một Hãng hàng không còn non trẻ với tuổi đời chưa đến 10 năm so với những đàn anh đã được thành lập nhiều thập kỷ trước như Vietnam Airlines, Thai Airways International…Trong những năm qua, mặc dù Hãng đã và đang cố gắng hoạt động với tinh thần xây dựng một hình ảnh một Hãng hàng không có tính ổn định cao và chất lượng tốt nhưng thực tế là tình hình kinh doanh nói chung và thực trạng khai thác nói riêng của Hãng còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc kiểm soát hao hụt nhiên liệu Zet A1 chưa hiệu quả. Tình trạng tắc nghẽn ở cửa ngõ một số sân bay. Không có hệ thống dịch vụ đồng bộ hoặc hệ thống hiện có vẫn chưa được tối ưu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay của các hãng hàng không kém, và nhiều trường hợp làm cho các chuyến bay bị chậm giờ. Thêm vào đó, hệ thống thương mại điện tử của hãng dù đã và đang hoạt động tương đối hiệu quả nhưng do thói quen của người dân Cambodia về việc sử dụng các công cụ internet còn chưa được phổ biến như ở một số thị trường khác trong khu vực nên doanh số từ nhóm này cũng chưa được tốt.

Hiện nay, tốc độ phát triển trung bình về vận chuyển hành khách của Cambodia luôn luôn giữ vững ở mức độ tăng trưởng 2 con số trong suốt những năm gần đây. Thị trường hàng không và du lịch Cambodia được đánh giá là đặc biệt tiềm năng dù sự ổn định còn chưa được cao do các bất ổn về chính trị, xã hội và khác biệt văn hóa nhưng có một thực tế đây là thị trường được quan tâm đặc biệt bởi không chỉ các Hãng hàng không mà còn bao gồm cả các nhà đầu tư ngoài ngành đến từ Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí