Đặc Điểm Thời Kỳ Dậy Thì Của Nữ 12 – 14 Tuổi [23]


đấu hình vuông hay hình bát giác được quy định kích thước là 8m x 8m, xung quanh khu vực này phải đảm bảo sự an toàn. Kích thước của toàn bộ khu vực thi đấu không được nhỏ hơn 10m x 10m và không được lớn hơn 12m x 12m.

Thể thức, hình thức thi đấu: thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua và thể thức thi đấu vòng tròn. Hình thức thi đấu bao gồm thi đấu cá nhân thường được tiến hành giữa các vận động viên ở cùng một hạng cân và thi đấu đồng đội theo quy định tại các giải Cúp đồng đội thế giới.

Thời gian thi đấu: Thời gian thi đấu là 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, thời gian nghỉ giữa các hiệp là 1 phút. Nếu sau khi thi đấu xong 3 hiệp mà tỷ số vẫn hoà thì các vận động viên sẽ nghỉ 1 phút, sau đó thi đấu hiệp thứ 4 là hiệp phụ trong thời gian 2 phút và sẽ áp dụng luật bàn thắng vàng.

b. Đặc điểm thi đấu:

Các kỹ thuật được phép sử dụng

Kỹ thuật đấm: khi thực hiện phải bằng nắm đấm chặt

Kỹ thuật chân: khi ra đòn chỉ được sử dụng phần từ mắt cá chân trở xuống để thực hiện kỹ thuật.

Các vùng được phép thực hiện kỹ thuật

Phần thân người: được phép thực hiện kỹ thuật tay và chân vào phần thân người trong phạm vi từ đường ngang của xương đòn đến đường ngang nối hai đỉnh xương chậu. Không được phép thực hiện kỹ thuật vào phần lưng không có áo giáp bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Phần đầu: là phần phía trên xương đòn và chỉ được thực hiện kỹ thuật chân để tấn công hoặc phản công.

Vùng ghi điểm đúng luật:

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 5

Phần thân người: là vùng áo giáp có màu xanh hoặc đỏ

Phần mặt: Toàn bộ phần trên của mặt và đường dưới của mũ bảo vệ.

Tính điểm hợp lệ:


VĐV chỉ được công nhận điểm khi thực hiện kỹ thuật hợp lệ, mạnh và chính xác vào các khu vực được cho phép trên cơ thể đối phương.

Đấm vào vùng thân người: được tính 1 điểm Đá vào vùng thân người: được tính 2 điểm

Đá xoay vào vùng thân người: được tính 3 điểm Đá vào phần đầu: được tính 3 điểm

Đá xoay vào phần đầu: được tính 4 điểm

Sử dụng kỹ thuật có độ khó như đá tống sau, xoay người 360 độ đá vào vùng thân người được tính 3 điểm.

Sử dụng kỹ thuật có độ khó như đá tống sau, xoay người 360 độ đá vào phần đầu đối phương được tính 4 điểm.

Điểm của mỗi trận đấu là tổng số điểm ghi được trong 3 hiệp đấu.

1.3. Đặc điểm tâm – sinh lý nữ 12 - 14 tuổi

1.3.1. Đặc điểm sinh lý nữ 12 - 14 tuổi

Sự phát triển thể chất của cơ thể lứa tuổi 12-14 không chỉ có nghĩa là sự tăng lên về chiều dài mà đồng thời còn là sự tăng lên khối lượng của tổ chức, sự phát triển riêng biệt từng cơ quan hoặc hệ thống cơ quan, sự trưởng thành của các chức năng thể chất và tinh thần. Nhìn chung trong giai đoạn phát triển này có thể thấy rõ sự “tiết kiệm hoá” hệ thống tim mạch. Hệ thống hô hấp có quan hệ chặt chẽ với hệ thống tim mạch cũng phát triển song song.

Theo PGS.TS Trịnh Hùng Thanh và cộng sự, lượng thông khí phổi và thể tích khí thở được tăng cường nhờ sự phát triển của lồng ngực và phát triển mạnh của các cơ hô hấp. Sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương diễn ra với tốc độ nhanh chóng đến mức về cơ bản nó được kết thúc trước khi vào tuổi trưởng thành [31].

1.3.1.1 Sự phát triển hệ thần kinh:

Theo PGS.TS Trịnh Hùng Thanh và cộng sự, hệ thần kinh trung ương đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển các chức năng vận động, ở lứa tuổi


này vai trò ức chế của võ não đã được tăng cường. Đó là nhờ chức năng điều khiển của các phản ứng bản năng và cảm xúc. Tuy nhiên, sự điều hòa quá trình hưng phấn và ức chế vẫn dễ bị rối loạn [31].

Ở lứa tuổi 12-14 sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương diễn ra với tốc độ nhanh chóng, về cơ bản như người trưởng thành. Sự hoàn thiện hệ thần kinh biểu hiện ở sự tiếp tục củng cố khả năng phối hợp vận động, hoàn thiện và xử lý kích thích và hoàn thiện khả năng phản ứng. Ngoài ra tốc độ động tác cũng tăng liên tục ở lứa tuổi này [31].

Với sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh trung ương, thông qua sự hướng dẫn sư phạm có mục đích của quá trình huấn luyện, không những các tố chất thể lực, khả năng phối hợp vận động, mà nhận thức về tình cảm, đạo đức và tinh thần của các em cũng được hoàn thiện, nó thể hiện ở trạng thái sẵn sàng lập thành tích và mục đích được nâng cao rõ rệt. Thông qua sự hoàn thiện khả năng phối hợp vận động mà năng lực thu nhận thông tin, năng lực điều khiển cũng như năng lực định hướng được củng cố.

Theo Vũ Đức Thu và cộng sự, do sự trưởng thành toàn diện của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, nên sự thu nhận và xử lý thông tin, quá trình học động tác, sự phối hợp thần kinh cơ, sức nhanh phản ứng, tốc độ động tác có thể thích ứng với yêu cầu của lượng vận động thể thao [38].

1.3.1.2 Trao đổi chất và năng lượng:

Đặc điểm nổi bật trao đổi chất ở lứa tuổi này là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể. Cơ thể các em đang phát triển cần nhiều đạm, càng nhỏ quá trình phát triển càng mạnh thì nhu cầu đạm càng cao cả về số lượng và chất lượng. Ngược lại nhu cầu mỡ và đường giảm dần theo lứa tuổi. Sự điều hòa trao đổi đường ở cơ thể các em kém hoàn thiện hơn so với người lớn. Cơ thể các em huy động nguồn dự trữ đường chậm hơn và duy trì cường độ trao đổi cao trong hoạt động không được lâu. Nước và chất khoáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể các em. Nhu cầu


chất khoáng tăng cao trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của cơ thể và trong tuổi dậy thì.

Sư tiêu hao năng lượng trong hoạt động thể lực cũng phụ thuộc vào lứa tuổi. Trong cùng một hoạt động trẻ em bao giờ cũng tiêu hao năng lượng nhiều hơn người lớn. Cùng với lứa tuổi, tính kinh tế trong hoạt động cơ bắp tăng lên, giá trị năng lượng của hoạt động giảm đi. Do ảnh hưởng của tập luyện TDTT, các dấu hiệu trên càng thể hiện rõ.

Trong cơ thể VĐV dự trữ đường tăng lên, đặc biệt là khả năng tích lũy glycogen vào gan góp phần quan trọng làm tăng khả năng hoạt động thể lực, ngược lại dự trữ mỡ giảm đi. Trong tập luyện và thi đấu thể thao với cường độ lớn, căng thẳng thì hàm lượng đường huyết của các em giảm nhanh hơn so với người trưởng thành. Dự trữ đường (chủ yếu là đường huyết) của VĐV trẻ giảm sớm hơn so với người lớn. Vì thế quá trình mệt mỏi của VĐV thiếu niên cũng phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi.

1.3.1.3 Hệ hô hấp:

Ở lứa tuổi này, phổi của các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các ngăn buồng túi phổi đang còn nhỏ, các cơ hô hấp phát triển còn yếu, dung lượng khí mỗi lần thở nhỏ, tần số hô hấp sẽ được giảm dần đến tuổi trưởng thành, sự điều tiết hệ thần kinh trung ương với việc thở chưa bền vững và nhịp nhàng.

Theo PGS.TS Lê Nguyệt Nga, khi hoạt động khẩn trương thì nhịp thở nhanh, không giữ được nhịp thở tự nhiên, không kết hợp được với động tác làm cho cơ thể chóng mệt mỏi. Vì vậy, trong tập luyện HLV cần hướng dẫn các em thở đúng cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ thể [23].

Dung tích sống của các em nhỏ hơn người lớn, nhưng dung tích sống trên trọng lượng cơ thể thì các em có chỉ số cao hơn người lớn. Dung tích sống cũng như thông khí phổi tối đa của các VĐV trẻ đều cao hơn các em không tập luyện thể thao cùng lứa tuổi. Trong hoạt động thể lực, thông khí phổi của các em tăng lên chủ yếu là do tăng tần số hô hấp, chứ không phải độ sâu hô hấp. Theo


Matveep L.p (1964) ở các em hấp thụ oxy trong các hoat động thể lực có thể tăng lên 10 lần so với mức chuyển hoá cơ sở. Người lớn có thể tăng khả năng hấp thụ oxy lên đến 15 - 16 lần. Hấp thụ oxy tối đa (V02max) của VĐV thiếu niên thấp hơn của người lớn song vẫn cao hơn so với các em cùng lứa tuổi không tập luyện TDTT. [20].

1.3.1.4 Hệ tuần hoàn:

Ở lứa tuổi 12-14 hệ thống tim mạch tiếp tục phát triển tiếp cận dần với người trưởng thành, kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi, trẻ em 1 tuổi có trọng lượng tim khoảng 41g; 8-10 tuổi là 96g và 15 tuổi là 200g. Kích thước tim của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn của tập luyện thể thao. Tần số co bóp của tim giảm dần theo lứa tuổi, ở trẻ sơ sinh tần số co bóp là 135- 140 lần/phút, đến 12-14 tuổi tần số này giảm còn 70 – 78 lần/phút.

Cơ năng của tim còn đang trong quá trình phát triển, sự điều tiết còn chưa ổn định, lực co bóp còn yếu, hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng cũng làm tim mệt mỏi. Nhịp tim của trẻ thiếu ổn định và thay đổi nhiều hơn so với người lớn. Khi cùng thực hiện một hoạt động thể lực như nhau thì các em lớn tuổi hơn sẽ có hoạt động co bóp của tim kinh tế hơn tức là tần số co bóp ít hơn. Ngược lại trong hoạt động tối đa nhịp tim của trẻ tăng lên không nhiều chứng tỏ tiềm năng hoạt động thấp hơn so với người lớn.

Sự hồi phục ở trẻ em đối với các LVĐ nhỏ diễn ra nhanh hơn người lớn và ngược lại với những LVĐ lớn cơ thể các em hồi phục chậm hơn. Huyết áp cũng tăng dần cùng với lứa tuổi, khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100 - 110mmHg và tối thiểu cũng tăng từ 80 - 95mmHg. Các hoạt động thể lực cũng làm tăng huyết áp nhưng thường tăng yếu hơn so với người lớn, ở lứa tuổi 12-14 tăng từ 32 - 35mmHg.

Theo PGS.TS Trịnh Trung Hiếu thì “tập luyện thể thao có hệ thống sẽ gây ra những biến đổi về cấu tạo, sinh hoá và chức năng của tim và mạch máu. Cơ tim phì đại rõ rệt, thể tích buồng tim tăng lên, lượng máu dự trừ trong tâm thất


tăng lên. Do vậy, tần số co bóp của tim ở VĐV khi yên tĩnh thấp hơn so với người bình thường. Trình độ thể lực càng cao thì sự khác biệt này càng rõ rệt” [13].

1.3.2. Đặc điểm tâm lý nữ 12 - 14 tuổi

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Viễn ở lứa tuổi này có bước phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Do đó, các nhà tâm lý học gọi thời kỳ này là thời kỳ quá độ từ trẻ con lên người lớn.Trong giai đoạn này, trẻ em được hình thành những phẩm chất về trí tuệ, tình cảm, ý chí... Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát dục còn gọi là tuổi dậy thì [46].

Trình độ của các quá trình tư duy phát triển rõ nét từ tư duy trực quan sang tư duy khái niệm, logic với trình độ trừu tượng hóa cao hơn. Lứa tuổi này có năng lực trí nhớ tuyệt diệu, sự ghi nhớ máy móc được bổ sung bằng những biểu tượng và tái hiện với logic hoàn chỉnh. Dấu hiệu của những biến đổi dậy thì được bắt đầu bằng sự thay thế vô tư và hồn nhiên, bằng thái độ tình cảm luôn thay đổi, mất cân bằng về tâm lý.

Tính độc lập được phát triển, các em có thể gánh vác nhiều công việc gia đình, nhà trường và xã hội, có khả năng tổ chức tập thể tự quản. Song không phải bao giờ cũng có quan điểm đúng đắn, vì thế chúng ta cần đánh giá đúng tính độc lập của thiếu niên.

Trong công tác huấn luyện, HLV cần nắm vững những đặc điểm tâm lý trội hơn ở lứa tuổi này, để định hướng uốn nắn kịp thời.Vì ở lứa tuổi này, các em đã tự cho mình là người lớn, đòi hỏi mọi người xung quanh phải tôn trọng mình. Tính tự ái, tự cao dễ xuất hiện. Nhu cầu hiểu biết được đặt ra như một tất yếu khách quan: có hoài bão, thích hoạt động năng nổ, thích tiếp thu cái mới, tiếp thu nhanh chóng nhưng lại chóng chán hay quên. Theo Rudich P.A thì: đặc điểm lứa tuổi này dễ ảnh hưởng tác động của môi trường xã hội, tính tự cao, tự phụ dễ xuất hiện, sự đánh giá quá cao về mình có tác hại không tốt trong tập


luyện TDTT [43].

Những thay đổi về mặt sinh học đã dẫn đến sự mất cân bằng rất lớn về mặt tình cảm vả sự thiếu ổn định về tính tình rõ nét trong giai đoạn đầu tiên của thời kỳ dậy thì. Sự thiếu tự tin cần được khắc phục bằng sự động viên khuyến khích. Tính thô lỗ thông thường cần được gọt dũa bằng năng lực chung. Những hứng thú có ý nghĩa lớn trong các vấn đề đạo đức - xã hội, chính trị, tư tưởng. Từ một hứng thú cụ thể, có cơ sở hình thành vấn đề tự giác, ở lứa tuổi 12 - 14 các em quan tâm rất lớn đến bản thân, đến mục đích cá nhân của mình. Điều đó dẫn đến hình thành và củng cố các quan điểm về thế giới quan.

1.3.3. Đặc điểm thời kỳ dậy thì của nữ 12 – 14 tuổi [23]

Thời kỳ dậy thì là thời kỳ quá độ từ nhi đồng phát triển thành người trưởng thành, là đỉnh cao lần hai của sự phát dục trưởng thành. Trong giai đoạn này, chiều cao có thể tăng nhảy vọt. Cân nặng tăng rõ rệt, hình dáng bên ngoài dần dần giống như người trưởng thành. Các cơ quan nội tạng dần dần hoàn thiện. Cơ quan sinh dục phát triển gần hoàn thiện và xuất hiện các đặc điểm giới tính phụ [23]

Đặc trưng của thời kỳ dậy thì biểu hiện ở một số đột biến về mặt hình thái, sinh lý, sinh hóa, nội tiết và tâm lý, trí lực… Trong thời kỳ dậy thì vùng dưới đồi và phần trước đồi phát triển nhanh, tiết ra các kích thích tố trên cơ bản giống như người đã trưởng thành

Tác dụng của kích thích tố này xúc tiến sự phát triển về chiều cao, cân nặng, các quan trong cơ thể bao gồm cả đại não, đồng thời cũng kích thích sự phát triển các cơ quan sinh dục tuyến thượng thận, tuyến giáp, rồi các hoocmôn ở tuyến thượng thận, ở tuyến sinh dục nữ lại kích thích sự rụng trứng và hình thành các giới tính phụ.

Ở nữ giọng trở nên cao, cùng với sự phát triển tuyến vú, vú nở lớn, đầu vú phát triển, xương chậu rộng, tích tụ mỡ dưới da, xuất hiện kinh nguyệt, lông sinh dục.


1.3.3.1. Thời điểm bắt đầu thời kỳ dậy thì: Ở nữ sớm hơn 1 – 2 năm (10

– 12 tuổi) so với ở nam. Do ảnh hưởng của các nhân tố di truyền, dinh dưỡng, môi trường, bệnh tật thời gian dậy thì có sự khác biệt rất rõ rệt ở các cơ thể khác nhau. Tuổi xương khi bắt đầu thời kỳ dậy thì ở nữ là 11 đồng thời xuất hiện trung tâm cốt hóa xương ngón cái. Vú bắt đầu phát triển lớn, đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt.

Căn cứ sự xuất hiện các dấu hiệu trên sớm muộn có thể chia thời điểm bắt đầu, cao trào dậy thì thành 3 loại :

- Loại bắt đầu phát dục sớm: nữ thiếu niên 8 – 9 tuổi (hoặc sớm hơn) bắt đầu xuất hiện dấu hiệu kể trên.

- Loại bắt đầu phát dục bình thường: nữ 11 – 12 tuổi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu kể trên.

- Loại hình bắt đầu phát dục muộn: nữ 13 – 14 tuổi (hoặc muộn hơn) xuất hiện các dấu hiệu kể trên.

1.3.3.2. Thời gian dậy thì và phân loại:

Thời kỳ dậy thì cho đến khi trưởng thành ổn định ở người Trung Quốc bình thường kéo dài khoảng 3 năm. Một số trường hợp có thể dài hoặc ngắn hơn, có sự khác biệt cá thể rõ rệt. Thời gian dậy thì dài, ngắn khác nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn thiện của xương. Do đó thông qua sự thay đổi, sự phát triển của xương có thể tìm hiểu được thời gian duy trì giai đoạn dậy thì. Trước mắt sử dụng tiêu chuẩn phát triển của xương của "Greulich – Pyle” gọi tắt là tiêu chuẩn G – P để đánh giá tuổi xương. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thời gian duy trì cao trào phát dục ở thiếu niên Trung Quốc có thể chia thành 3 loại :

- Loại thời gian diễn ra cao trào dậy thì ngắn (trong 2 năm tuổi đời xương phát triển hơn 4 tuổi).

- Loại thời gian diễn ra cao trào dậy thì bình thường (trong 3 năm tuổi đời đạt 4 năm tuổi xương).

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí