Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Công Ty Lựa Chọn Nghiên Cứu


Các công ty hạch toán báo sổ trực thuộc công ty được đổi mới và sắp xếp lại trên cơ sở các liên hiệp lâm – công – nghiệp trước đây như CTLN Long Đại, CTLN Sông Hiếu.

* Về đổi mới cơ chế quản lý của các CTLN:

Theo Dự án đánh giá thực trạng hoạt động của các CTLN: "Sau sắp xếp lại, các LTQD chuyển thành các CTLN 100% vốn nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đến năm 2010 thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tất cả các CTLN đã chuyển thành công ty TNHH MTV lâm nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, thực hiện hạch toán kinh doanh rừng. Tuy nhiên, nhiều CTLN do đang tồn tại bộ máy quản lý của thời kỳ đầu chuyển đổi, chưa thích ứng với cơ chế thị trường nên không ít cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, thiếu tính sáng tạo trong SXKD, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào nhà nước, nhất là các CTLN chủ yếu quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên."

* Về hiệu quả hoạt động SXKD:

Phần lớn các CTLN sau chuyển đổi có giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu SXKD, trong khi đó, tỷ lệ vốn cấp từ chủ sở hữu là Nhà nước không được bổ sung. Hầu hết các CTLN khả năng huy động vốn rất khó khăn do không có tài sản thế chấp.

Nhìn chung, các CTLN sau sắp xếp, đổi mới đã có sự ổn định và phát triển. Nhiều công ty có doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đều tăng so với trước khi sắp xếp và có chiều hướng tăng qua các năm. Hầu hết công ty bảo toàn và phát triển được vốn. Tuy nhiên, lợi nhuận và số nộp ngân sách ít, tăng trưởng chưa ổn định, vững chắc. Có những công ty hoạt động SXKD kém hiệu quả, còn tiềm ẩn khả năng thua lỗ, mất vốn, một số đã rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản. Điển hình có doanh nghiệp dư nợ lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ, không có khả năng thanh toán nợ và bảo hiểm như CTLN Văn


Chấn, Văn Yên, Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái… Các CTLN quản lý nhiều diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gặp nhiều khó khăn hơn trong SXKD vì thiếu nguồn lực.

* Về sắp xếp, sử dụng lao động:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Căn cứ vào phương án SXKD, các CTLN đã rà soát lực lượng lao động trong công ty để sử dụng cho phù hợp với quy mô SXKD rừng theo phương án được duyệt. Số lao động gián tiếp đã được giảm rất mạnh. Đến 31/12/2012, tổng số lao động của các CTLN trong toàn quốc là 12.278 người, trong đó lao động gián tiếp là 2.987 người (chiếm 24,3%), lao động trực tiếp là 9.291 người (chiếm 75,7%). Số lượng lao động bình quân của mỗi công ty trên cả nước là 102 người, trong đó lao động gián tiếp là 25 người, lao động trực tiếp là 77 người.

* Về chính sách đối với lao động dôi dư:

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 12

Trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, các CTLN đã giải quyết tốt các chế độ chính sách đối với lao động dôi dư quy định tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP và Nghị định số 91/2010/NĐ-CP. Trong số lao động dôi dư, sau khi được nghỉ chế độ có người đã tiếp tục nhận đất, nhận rừng, nhận khoán để cải thiện đời sống như tại CTLN Đạ Tẻh, CTLN Cẩm Phả… CTLN Cẩm Phả đã ký hợp đồng khoán ổn định cho 50 hộ là cán bộ công nhân viên công ty đã nghỉ chế độ với diện tích 1.208 ha, bình quân mỗi hộ nhận khoán 24 ha.

3.1.1.3. Giai đoạn từ năm 2014 đến nay

Ngày 12 tháng 3 năm 2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 30- NQ/TW về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp”. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 28-NQ/TW về “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, LTQD” ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2003.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về ―Sắp xếp, đổi mới và


phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp‖.

Kết quả thực hiện chính sách kể từ sau Nghị quyết số 30-NQ/TW đến nay

* Về số lượng các CTLN theo phân cấp quản lý:

Theo "Báo cáo sơ kết tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn", tính đến thời điểm tháng 12 năm 2017, số lượng CTLN trong cả nước thuộc đối tượng sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP là 136 Công ty. Trong đó, theo phân cấp quản lý, các công ty này bao gồm: 127 Công ty thuộc 28 UBND các tỉnh; 7 Công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; 2 Công ty thuộc Bộ Công Thương.

Trong số các CTLN thuộc UBND các tỉnh, khu vực Tây Nguyên có số lượng CTLN nhiều nhất, gồm có 55 Công ty thuộc UBND 5 tỉnh Tây Nguyên. Còn lại 72 CTLN thuộc UBND các tỉnh còn lại trong cả nước.

* Về số lượng các CTLN theo mô hình sắp xếp, đổi mới CTLN:

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2017, tổng số CTLN thuộc đối tượng sắp xếp là 136 công ty, trong đó, CTLN Cẩm Ngọc và CTLN Lang Chánh thuộc tỉnh Thanh Hóa chưa xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP. Kết quả mô hình sắp xếp, đổi mới của 134/136 CTLN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như sau: 03 CTLN tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; 60 CTLN tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHHMTV 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; 31 CTLN chuyển thành công ty cổ phần; 19 CTLN chuyển thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; 05 CTLN chuyển thành Ban quản lý rừng hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu và 16 CTLN thực hiện giải thể.

* Về kết quả xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các CTLN: Các địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty quản lý CTLN thực hiện việc


xây dựng Phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhìn chung, các địa phương, đơn vị, các Tập đoàn, Tổng công ty đã khẩn trương xây dựng phương án tổng thể; Riêng địa phương chỉ có 01 công ty nông, lâm nghiệp thì lập đề án cho 01 công ty, không phải lập phương án tổng thể. Đến nay, 41/41 phương án tổng thể của các tỉnh, thành phố, Tập đoàn, Tổng công ty đã hoàn thành và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Về kết quả thẩm định phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các CTLN:

Hội đồng thẩm định đã tổ chức thẩm định Phương án tổng thể, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ 41/41 phương án tổng thể của các tỉnh, thành phố, Tập đoàn, Tổng công ty. Cuối năm 2016, việc thẩm định đã hoàn thành.

* Về kết quả phê duyệt Phương án tổng thể của Thủ tướng Chính phủ: Đến tháng 12/2017 đã có 40/41 phương án tổng thể đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của 40 tỉnh, thành phố, Tập đoàn, Tổng công ty. Phương án tổng thể của Thành phố Hà Nội chưa được phê duyệt do UBND thành phố Hà Nội đang xem xét để hoàn thiện Phương án theo ý kiến của Hội đồng thẩm định. Kết quả cụ thể như sau:

+ Năm 2015: Có 27 Phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: Khánh Hòa, Kiên Giang, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, Thanh Hóa, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Yên Bái, Quảng Trị, Quảng Nam, Long An, Lâm Đồng, Bình Phước, Ninh Bình, Hải Phòng, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam.


+ Năm 2016: Có 12 Phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: Hòa Bình, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thừa thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Nam Định, Sơn La.

+ Năm 2017: Có 01 Phương án tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh và 02 phương án bổ sung sắp xếp đổi mới của Công ty TNHHMTV nông nghiệp Cờ Đỏ - TP Cần Thơ và Công ty TNHHMTV nông nghiệp Sông Con – Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

* Về kết quả chuyển đổi loại hình hoạt động của các CTLN:

Sau khi Phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới CTLN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các địa phương triển khai thực hiện phương án, tiến hành chuyển đổi loại hình hoạt động của các công ty.

* Về kết quả sắp xếp lại lao động:

Tính đến tháng 12/2016, các CTLN trong cả nước đang sử dụng tổng số lao động là 12.410 lao động; số lao động cần được giải quyết chế độ lao động dôi dư là 1.271 người. Có trên 300 lao động mất việc làm cần được hưởng chế độ đối với người lao động dôi dư theo Nghị định 63/2015/NĐ-CP và trên

1.000 lao động hợp đồng nhận khoán hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Đến nay, phương án sử dụng lao động của các công ty đã được UBND các tỉnh phê duyệt, tuy nhiên chưa có kinh phí thực hiện giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư. Nguyên nhân là do Nghị định 63/2015/NĐ-CP không quy định đối tượng mất việc làm khi thực hiện duy trì các CTLN 100% vốn nhà nước thực hiện tái cơ cấu là đối tượng được áp dụng Nghị định này.

* Về tình hình tài chính và kết quả hoạt động SXKD:

- Về tình hình tài chính:


Tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) các CTLN trong phạm vi cả nước tính đến 31/12/2017 là 4.490 tỷ đồng; trong đó vốn chủ sở hữu là 2.359 tỷ đồng.

- Về kết quả hoạt động SXKD: Các CTLN cả nước đạt kết quả như sau: Tổng doanh thu năm 2017 là 3.066 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế 2017 là 139 tỷ đồng và Tổng lỗ lũy kế là 105,4 tỷ đồng.

Có 101 CTLN vẫn ổn định, SXKD có lãi và từng bước phát triển, tuy nhiên lợi nhuận thấp (tỷ suất lợi nhuận/vốn bình quân 3,1%), có một vài công ty hầu như không có lợi nhuận; 33 công ty đang thua lỗ.

Công tác rà soát, thống kê lại vốn và tài sản, các khoản nợ đọng của từng công ty, xác định lại giá trị các hợp đồng khoán với người dân, thanh lý, nhượng bán tài sản, bàn giao tài sản không sử dụng đến về địa phương… chưa đơn vị nào thực hiện xong, trừ một số công ty đã cổ phần hóa.

3.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lựa chọn nghiên cứu

Kết quả hoạt động SXKD của các công ty liên quan mật thiết tới giá trị của các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp, hơn thế nữa trong các quy định hiện nay khi xác định tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh còn sử dụng kết quả này để tính toán. Vì vậy trước hết chúng ta phải tính toán và xác định được kết quả SXKD của các công ty.

3.1.2.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh của công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn, Tuyên Quang.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn được thể hiện qua phụ biểu 3.7

Qua phụ biểu 3.7 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2017 đến 2019 không có sự thay đổi đáng kể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng giảm nhẹ với tốc độ phát triển bình quân đạt 98,10%. Cụ thể doanh thu năm 2017 là 4,8 tỷ đồng, và con số này


giảm xuống còn 4,07 tỷ đồng vào năm 2017 trước khi tăng lên 4,7 tỷ đồng vào năm 2019. Doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh rừng sản xuất gỗ keo.

Giá vốn hàng bán của Công ty có xu hướng giảm, với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 86,19 %. Mức giảm giá vốn hàng bán lớn hơn so với mức giảm của doanh thu bán hàng, điều này là do sản lượng gỗ tiêu thụ của công ty giảm trong thời gian từ 2017 đến 2019, tuy nhiên do giá bán gỗ trên thị trường có xu hướng tăng nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm nhẹ hơn so với giá vốn hàng bán. Điều này dẫn tới lợi nhuận gộp của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (chưa tính đến các chi phí quản lý và chi phí tài chính) có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân đạt 146,44%.

Chi phí quản lý DN ba năm qua có tốc độ tăng bình quân cũng khá nhanh ở mức 112,97 %. Chi phí quản lý DN ở mức cao như vậy là do chi phí tiền lương tăng lên và giá các dịch vụ mua ngoài như văn phòng phẩm, tiền điện, sửa chữa tài sản cố định đều có xu hướng tăng nhanh trong thời gian nghiên cứu. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2017-2019 rất thấp, trong đó năm 2017 và năm 2019 lợi nhuận ghi nhận âm, tức là hoạt động kinh doanh của công ty bị thua lỗ. Điều này cho thấy việc kinh doanh gỗ rừng trồng tại công ty chưa mang lại hiệu quả do các chi phí liên quan lớn và giá bán gỗ phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường.

Nguồn lợi nhuận chính của công ty là do thu nhập từ các dịch vụ về rừng như cây giống, tư vấn kỹ thuật. Tuy nhiên doanh thu từ các hoạt động này có xu hướng không ổn định, năm 2017 Công ty thu được 609.024.401 đồng nhưng đến năm 2019 con số này giảm xuống chỉ còn 143.905.915 đồng, tốc độ bình quân 3 năm đạt 48,61%. Chi phí khác cũng có xu hướng giảm với tốc độ phát triển bình quân đạt 33,07%.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty qua 3 năm 2017-2019 có


xu hướng ổn định và ở mức thấp, mỗi năm công ty đạt lợi nhuận trước thuế trên dưới 100 triệu đồng, điều này chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả rất thấp tính trên tài sản và diện tích đất công ty đang quản lý.

Công ty chịu mức thuế suất thuế thu nhập DN là 20% trên lợi nhuận chịu thuế căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế Thu nhập DN tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN qua các năm có tốc độ tăng bình quân đạt 99,97%. Kết quả đó thể hiện những hạn chế trong mô hình hoạt động của công ty, doanh thu mang lại thấp, chi phí cao và hiệu suất sử dụng tài sản và đất đai thấp.

3.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn, Bình Định.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn năm 2017-2019 được thể hiện ở phụ biểu 3.8

Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 91,4%. Năm 2017 doanh thu của công ty đạt 31,3 tỷ đồng, tuy nhiên con số này giảm dần xuống còn 28,4 tỷ đồng vào năm 2018 và 26,1 tỷ đồng vào năm 2019. Doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh rừng sản xuất gỗ keo lai, bạch đàn cao sản và cây cảnh.

Tuy nhiên do công tác quản lý chi phí hiệu quả, tiết kiệm các khoản chi phí như nhân công , khấu hao máy móc thiết bị, chi phí phân bón, vật tư,... nên tổng giá vốn hàng bán của công ty giảm mạnh qua các năm cụ thể: Năm 2018 giá vốn hàng bán của Công ty là 14.579.662.016 đồng giảm 2.991.686.330 đồng so với năm 2017, năm 2019 là 6.592.708.532 đồng giảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022