Để quản lý hiệu quả tư nhân hoá, Bungari đã thành lập Uỷ ban thanh tra sau tư nhân hoá. Trong quá trình tư nhân hóa và chuyển đổi doanh nghiệp, Bungari không có thời gian chuyển tiếp nên đã gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp khó thích ứng nền kinh tế trong nước với hội nhập kinh tế quốc tế.
e. Pháp
Quá trình tính toán các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp tại Pháp được thực hiện chủ yếu qua chương trình tư nhân hóa. Chương trình này được đặt dưới sự chỉ đạo của một ủy ban, được gọi là “ủy ban tư nhân hóa”. ủy ban hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm.
Để sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp, các DNNN thuộc diện tư nhân hóa được phân chia thành 4 loại theo tiêu chí về quy mô (tiêu chí vốn và tiêu chí lao động).
Trong tiến trình chuẩn bị tính toán các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp để CPH doanh nghiệp được tư vấn nên chọn đối tác chiến lược dựa trên các tiêu chí sau: Quy mô, kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế và chất lượng dịch vụ mà đối tác chiến lược có được. Nhờ vào khả năng của đối tác chiến lược doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích trong việc: mua được những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợ lý có thể giảm được 25 đến 30% giá; các nghiên cứu phát triển và sáng kiến, công nghệ, dịch vụ, tài chính, chia sẻ năng lực và đặc biệt là thương hiệu của các doanh nghiệp (Anh, 2010).
2.2.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc áp dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp
Qua nghiên cứu công tác xác định giá trị Doanh nghiệp tại một số nước trên thế giới cho thấy hầu hết đều hướng đến một số mục tiêu cơ bản sau:
- Nâng cao hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp, tăng tính tự chủ trong hoạt động đầu tư, sử dụng lao động, tìm nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước về trợ cấp vốn, kiểm soát các DNNN đang hoạt động. Giúp nhà nước tập trung lực cho các ngành kinh tế trọng điểm và lĩnh vực hoạt động công ích vì mục tiêu chung của xã hội.
- Đánh thức nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng để đưa vào đầu tư, phát huy nội lực và giảm nợ tín dụng nước ngoài.
Bài học rút ra là: Kinh tế nhà nước chỉ chiếm lĩnh những vị trí then chốt, khi đó việc đẩy nhanh, đẩy mạnh CPH, trong đó trọng tâm là sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp, gắn CPH với thị trường chứng khoán mới có ý nghĩa và điều này không làm thay đổi bản chất nền kinh tế quốc dân đang vận hành lên chủ nghĩa xã hội.
Áp dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi DNNN nằm trong công cuộc đổi mới để phát triển nền kinh tế thị trường nên được các quốc gia tiến hành rất thận trọng từng bước thí điểm sau đó mới tiền hành đại trà. Trước tiên, nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc cấp địa phương quản lý sau đó tiến hành tại các doanh nghiệp có qui mô lớn cấp trung ương quản lý.
Nhưng ở loại hình DNNN này tùy thuộc vai trò của nó mà Nhà nước nắm giữ số cổ phần thường và cổ phần chỉ đạo. Ban hành đạo luật để công ty cổ phần hoạt động; Ban hành các chính sách hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi doanh nghiệp: như chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi mua cổ phần đối với người lao động, hỗ trợ giải quyết các tồn tại của DN trước và sau CPH.
Đồng thời, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho phép rút ra được một số bài học sau đây:
-Thứ nhất: Trong tiến trình cải cách, những yếu kém của DNNN, kể cả những khả năng xảy ra rủi ro vỡ nợ, phá sản…cần phải được làm rõ, để các nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí xác định đúng giá trị doanh nghiệp, tức là Nhà nước phải tạo ra những cơ sở tin cậy để họ biết đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn.
-Thứ hai: Với doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều đến kinh tế xã hội chưa nên tiến hành tính toán các tiêu chí xác định giá trị để CPH; nếu họ thua lỗ phá sản có thể đưa đến những gánh nặng về mặt xã hội thì cần có giảo pháp phục hồi SXKD. Trong đó, biện pháp hỗ trợ về tiêu chí tài chính,tiêu chí tái cơ cấu nợ và tiêu chí tăng cường năng lực đội ngũ lãnh đạo là rất cần thiết.
-Thứ ba: Để áp dụng các tiêu chí XĐGT vừa nhanh, vừa sát thực phải cần đến các tổ chức định giá có tính chất chuyên nghiệp. Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ loại bỏ được mối nguy cơ câu kết giữa DN làm thay đổi kết quả đánh giá, do vậy cần phải có một cơ chế giám sát hiệu quả.
-Thứ tư: Không nên quy định cứng nhắc các tiêu chí vào một phương pháp, mà cần cho phép áp dụng nhiều tiêu chí và nhiều phương pháp khác nhau. Nên quy định có tính nguyên tắc cho việc lựa chọn các tiêu chí vá các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để các chuyên gia có thể xử lý cho thích hợp với điều kiện cụ thể của mỗi loại hình doanh nghiệp.
- Thứ năm: Trong sản xuất lâm nghiệp đất rừng và rừng là những tài sản đặc biệt có giá trị lớn vì vậy phải được tính toán để đưa vào giá trị doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp.
Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp trong tiến trình đổi mới doanh nghiệp lâm nghiệp ở Việt Nam có những đặc điểm khác với tính quy luật chung ở các nước. Mặc dù mỗi quốc gia có những nét đặc thù về kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến việc lựa chọn tiêu chí và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, song những đánh giá, kết luận rút ra ở trên, có thể được coi là những bài học kinh nghiệm bổ ích để vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 tác giả đã hệ thống được các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp như đã nêu trên là những cơ sở lý thuyết căn bản, quan trọng và không thể thiếu được để xem xét đánh giá thực trạng của việc xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã nêu được khái niệm, đối tượng, vai trò, phương pháp và tiêu chí sử dụng khi xác định giá trị của doanh nghiệp. Tác giả cũng đã nêu nội dung các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.
Nghiên cứu đã trình bày các yếu tổ ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp bao gôm các yếu tố về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc về đặc điểm sản xuất của các công ty lâm nghiệp.
Nghiên cứu đã trình bày bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về xác định giá trị doanh nghiệp. Qua xem xét kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có thể thấy rằng muốn xác định giá trị doanh nghiệp vừa nhanh, vừa sát thực phải cần đến các tổ chức định giá có tính chất chuyên nghiệp.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
3.1. Khái quát tình hình các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp
3.1.1. Tình hình đổi mới và phát triển của các công ty lâm nghiệp trong những năm qua
3.1.1.1.Giai đoạn từ 2003 về trước
Các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước tại Việt Nam từ năm 2003 trở về trước có tên là lâm trường quốc doanh (LTQD). LTQD là doanh nghiệp nhà nước có quá trình hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Từ đầu những năm 1990, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống LTQD đã đứng trước thử thách lớn trong quá trình chuyển đổi để tồn tại và phát triển.
Bước sang thời kỳ đổi mới, khởi đầu từ Nghị quyết10-NQ/TƯ ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông lâm nghiệp với chủ trương: ―Tạo môi trường cho các doanh nghiệp thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh‖. Các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước, chuyển dần từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang tự chủ hạnh toán kinh doanh. Tiếp đến là Nghị định 388 - HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 20/11/1991 về đăng ký và tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đã bước đầu tạo tiền đề cho các lâm trường chuyển đổi theo cơ chế mới. Các lâm trường trên cả nước được thành lập và đăng ký lại với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải về các chi phí sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.Tuy nhiên, việc đăng ký các lâm trường thành doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước chỉ có tác dụng hợp thức hoá về mặt pháp lý, còn tác dụng chấn chỉnh tổ chức, các mối quan hệ nội bộ và hoạt động của các LTQD rất hạn chế. Sau khi được thành
lập lại theo Nghị định 388, nhà nước cắt giảm dần vốn đầu tư, các LTQD tiếp tục lâm vào tình trạng rất khó khăn, không tự mình thoát ra được.
Trước thực trạng đó Chính phủ ban hành Nghị định 12/1993/NĐ-CP ngày 2/3/1993 về ―Sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước”. Nghị định đã có tác động làm thay đổi hệ thống LTQD, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, nơi có số lượng rất đông lâm trường nằm trong các liên hiệp lâm nông công nghiệp do Trung ương quản lý. Các Liên hiệp lâm nông công nghiệp ở khu vực Tây Nguyên bị giải thể, từ đó chuyển giao các lâm trường cho tỉnh quản lý.
3.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2014
Đánh dấu sự bắt đầu của chủ trương đổi mới mạnh mẽ hệ thống các LTQD bằng Nghị quyết số 28-NQ/TW của BCH TW Đảng ngày 16/03/2003 về việc “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh‖ và Nghị định số 200/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về ―sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh”. Từ đó, các LTQD đều được đổi tên thành Công ty lâm nghiệp (CTLN). Đến năm 2010, tất cả các CTLN một lần nữa lại được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên lâm nghiệp (do Nhà nước làm chủ sở hữu) theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP. Trải qua quá trình sắp xếp, đổi mới, các CTLN đã đạt được nhiều biến chuyển tích cực.
Với các chính sách ban hành trên, việc đổi mới của các CTLN theo tinh thần Nghị quyết 28/NQ-TW và Nghị định 200/NĐ-CP đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
* Về số lượng các công ty lâm nghiệp:
Trước khi thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003, cả nước có 256 LTQD. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW, đến 31/12/2012 cả nước có: 139 CTLN, 91 Ban quản lý rừng, 3 Công ty cổ phần chuyên kinh doanh
dịch vụ lâm nghiệp, 7 LTQD sát nhập vào tập đoàn Cao su Việt Nam hoặc chuyển sang sản xuất nông nghiệp, 14 LTQD bị giải thể do kinh doanh liên tục thua lỗ và không cần giữ lại.
Như vậy, so với thời điểm trước sắp xếp, số lượng CTLN Nhà nước giảm nhanh và việc xác định nhiệm vụ SXKD cho từng nhóm rõ ràng hơn.
* Về sự phân bố các công ty lâm nghiệp:
Số lượng các CTLN Nhà nước theo diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý và diện tích rừng trồng sản xuất được thể hiện tại biểu sau.
Biểu 3.1: Số lượng công ty lâm nghiệp theo diện tích.
Đơn vị: Công ty
Diện tích rừng trồng sản xuất (ha) | ||||||
Số công ty | <1.000 | 1.000- 3.000 | 3.000 - 5.000 | 5.000 - 10.000 | >10.000 | |
Tổng số | 139 | 67 | 35 | 16 | 14 | 7 |
< 5.000 | 36 | 14 | 17 | 5 | ||
5.000-10.000 | 37 | 20 | 5 | 6 | 6 | |
10.000-20.000 | 37 | 21 | 7 | 3 | 4 | 2 |
20.000-30.000 | 16 | 8 | 2 | 1 | 2 | 3 |
>30.000 | 13 | 4 | 4 | 1 | 2 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp
- Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Sản Xuất Của Các Công Ty Lâm Nghiệp
- Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Công Ty Lựa Chọn Nghiên Cứu
- Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Của Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp La Ngà
- Thực Trạng Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Của Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp La Ngà
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tổng kết nghị quyết 28-NQ/TW Theo diện tích đất lâm nghiệp được giao thì số các CTLN phân bố theo 3 nhóm (có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ hơn 5.000 ha; từ 5.000 ha đến 10.000 ha; từ 10.000 ha đến 20.000 ha) tương đối đều nhau với số lượng lần lượt là 36; 37; 37 công ty. Các công ty có diện tích lớn (>30.000 ha) rất ít, tập trung ở tổng công ty giấy, các công ty chuyển đổi từ liên hiệp Lâm nông công nghiệp trước đây như CTLN Sông Hiếu, Long Đại, Kon Plong, Đak Lei và một số công ty phân bố ở Tây Nguyên do dân cư thưa, đất lâm nghiệp nhiều
như CTLN Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Đak Tô, Sa Thầy, Đak Wil.
Nếu xét theo diện tích rừng trồng sản xuất thì các công ty chủ yếu là có diện tích rừng trồng nhỏ hơn 3.000 ha (102 công ty, chiếm 73,4%).
* Về phân cấp quản lý đối với công ty lâm nghiệp:
Sau khi sắp xếp, cả nước có 139 CTLN, trong đó có 8 công ty, Tổng công ty trực thuộc Bộ;131 công ty trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Số lượng các CTLN được sắp xếp theo sự phân cấp quản lý được trình bày cụ thể tại biểu 3.2.
Biểu 3.2. Số lượng các CTLN theo phân cấp quản lý
Loại hình tổ chức | Số C.ty | Ghi chú | |
1 | Công ty trực thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT: | 6 | Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) có 3 đơn vị trực thuộc. |
2 | Công ty (hạch toán phụ thuộc) trực thuộc Bộ Công thương. | 2 | Tổng công ty Giấy Việt Nam, công ty Giấy miền Nam. |
3 | Công ty (bao gồm một số công ty hạch toán báo sổ) thuộc tỉnh. | 4 | Công ty lâm nghiệp Sông Hiếu, Long Đại, Đak Tô, Bắc Quảng Bình. |
4 | Công ty lâm nghiệp độc lập thuộc tỉnh. | 127 | |
Tổng số | 139 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết nghị quyết 28-NQ/TW
Các công ty trực thuộc Bộ Công thương là các công ty gắn với các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai (Đồng Nai). Các công ty hạch toán phụ thuộc phân bố tương đối tập trung trong phạm vi cung cấp nguyên liệu và tạo thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy. Các công ty trực thuộc Tổng công ty lâm nghiệp phân bố trên các vùng cả nước.