lượng nhỏ hoặc do các nguyên nhân khác mà trong nhiều trường hợp “thượng đế” cũng có thể bị sai khiến. Từ đó, việc đánh giá ổn định lâu dài của khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho SXKD cần xem xét đến: sự phong phú của các nguồn cung cấp, số lượng, chủng loại các nguyên liệu có thể thay thế, khả năng đáp ứng lâu dài cho doanh nghiệp sau đó mới kể đến tính kịp thời, chất lượng và giá cả của sản phẩm cung cấp.
* Các đối thủ cạnh tranh
Được sự ủng hộ từ phía nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự quyết liệt trong môi trường cạnh tranh được coi là mối nguy cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, đánh giá năng lực cạnh tranh, ngoài việc xem xét 3 tiêu chuẩn: giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi còn phải xác định được số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, năng lực thực sự và thế mạnh của họ. Đồng thời phải chỉ ra được những yếu tố và những mầm mống có thể làm xuất hiện các đối thủ mới. Có như thế mới kết luận được đúng đắn về vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
* Các cơ quan nhà nước
Sự hoạt động của DN phải luôn được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, các tổ chức công đoàn.. ; Các tổ chức này có bổn phận kiểm tra, giám sát, đảm bảo cho sự hoạt động của DN không vượt ra khỏi những quy ước xã hội thể hiện trong luật thuế, luật môi trường, luật cạnh tranh, luật lao động...
Vì vậy, xác định sự tác động của yếu tố môi trường đặc thù đến SXKD của DN còn cần phải xem xét chất lượng và thực trạng của mối quan hệ giữa DN với các tổ chức đó.
2.2.2.2 Các yếu tố thuộc về đặc điểm sản xuất của các công ty lâm nghiệp
a. Chu kỳ sản xuất dài
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Để Áp Dụng Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Nội Dung Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Việt Nam Trong Việc Áp Dụng Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp
- Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Công Ty Lựa Chọn Nghiên Cứu
- Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Của Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp La Ngà
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Chu kỳ sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp rất dài là đặc điểm rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp lâm nghiệp nói chung và ảnh hưởng rất lớn đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng. (Tuấn, Dào, 2002).
b. Sản xuất lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp
Các hoạt động SXKD trong các doanh nghiệp lâm nghiệp nhìn chung rất đa dạng, phức tạp, mang tính khép kín từ khâu gây trồng cho tới khâu khai thác, vận chuyển chế biến và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Tính đa dạng trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thể hiện ở chỗ, sản xuất trong DN lâm nghiệp khép kín từ khâu gây trồng đến khâu chế biến sản phẩm. Đặc điểm đa dạng, phức tạp, mang tính khép kín đã gây khó khăn cho việc đo đạc, tính toán chính xác các tiêu chí XĐGT các tài sản trên đó (Tuấn, Dào, 2002).
c. Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp rộng phân bổ trên những vùng khó khăn
Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp cũng khó khăn phức tạp hơn. Đặc biệt là xác định tiêu chí giá trị lợi thế về địa lý là hầu như không có, giá trị thương hiệu rất thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào lĩnh vưc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp (Tuấn, Dào, 2002).
d. Sản xuất lâm nghiệp mang tính mùa vụ
Đặc điểm này làm cho công tác tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp gặp những khó khăn nhất định do tính đều đặn nhịp nhàng trong sản xuất rất khó được thực hiện. Đặc điểm này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn, phân bổ chi phí theo thời gian, phân bổ chi
phí cho sản phẩm, gây lãng phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng (Tuấn & Dào, 2002).
e. Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc
Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp phải thu hút được sự tham gia chặt chẽ, đầy đủ của cộng đồng nhân dân địa phương vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc tính toán xác định giá trị các loại tài sản trong doanh nghiệp bởi vì các loại tài sản trong các doanh nghiệp lâm nghiệp thường đa dạng các hình thức sở hữu như các lô rừng của các hộ gia đình nhận khoán (Tuấn & Dào, 2002).
2.2.3. Một số kinh nghiệm Quốc tế liên quan đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp và bài học rút ra cho Việt Nam
2.2.3.1 Kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới
a. New Zealand
Việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước trong lâm nghiệp tại New Zealand được cho là vấn đề quan trọng vào năm 1987, khi mà các đánh giá cho thấy sự kém hiệu quả của doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và quan trọng hơn là giảm mức nợ công lên đến 75% GDP. Mục tiêu quan trọng của quá trình tái cơ cấu là giảm nợ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nói chung và lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng. Giải pháp được đưa ra là bán tài sản nhà nước để nhanh chóng giảm nợ (Fischman & Nagle, 1989).
Tuy nhiên quá trình tư nhân hóa trong lĩnh vực lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, do việc định giá tiêu chí tài sản rừng và tiêu chí giá trị đất rừng không có sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Mô hình định giá rừng FOLPI (Forest Oriented Linear Programming Interface) đã không thành công do kết quả mô hình ảnh hưởng lớn bởi tỷ lệ chiết khấu. Một mô hình khác cũng sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền đã không được chấp nhận khi
không thống nhất được việc sử dụng tiêu chí giá gỗ trong tương lai là tiêu chí giá gỗ trung bình hay tiêu chí giá gỗ xuất khẩu (Garcia, 1981).
Năm 1989, Đạo luật Tài sản Rừng Crown đã cung cấp các sắc luật tạo điều kiện cho việc bán rừng được tiến hành. Tháng 7 năm 1990 Chính phủ New Zealand đã tổ chức đấu thầu bán 550.000 ha rừng và có 82 tổ chức tham gia đấu thầu nhưng chỉ có 2 tổ chức đã trúng thầu với tổng giá trị 364 triệu đô la New Zealand) và đến cuối năm 1990 phần lớn 250.000 ha rừng của New Zealand đã được bán với tổng giá trị thu về là 1 tỷ đô la New Zealand.
Đến cuối năm 1996 việc tư nhân hoá rừng tại New Zealand đã hoàn thành và chính phủ chỉ còn quản lý dưới 7% tổng diện tích rừng của cả nước. Lợi ích chủ yếu của tư nhân hoá rừng mang lại ngân sách cho chính phủ vào khoảng 1,5 tỷ USD. Tăng được lợi nhuận và công ăn việc làm mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời tăng được số lượng các thành phần tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm cả các thành viên trong nước và quốc tế, đa dạng hình thức sở hữu (sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước).
Như vậy, New Zealand đã sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghịêp lâm nghiệp thông qua đấu thầu. Tiêu chí được sử dụng để định giá rừng và các tài sản khác đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp là sử dụng giá thị trường, tiêu chí mức giá mà những người mua tiềm năng trả cao nhất thông qua đấu thầu.
b. Trung Quốc
Kinh nghiệm của Trung Quốc có lẽ tương đối phù hợp để áp dụng ở Việt Nam vì sự tương đồng giữa chế độ chính trị và gần gũi về mặt địa lý. Sau hơn 30 năm (bắt đầu từ năm 1978) thực hiện cải cách đổi mới DNNN, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhất định, song cũng gặp không ít khó khăn trở ngại (Hyde, 2018).
Việc áp dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện bởi các tổ chức đánh giá có tính chất chuyên nghiệp, gọi chung là “cơ quan đánh giá tài sản”. “Cơ quan đánh giá tài sản” thực hiện thu phí đối với các dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp. Mức thu phí cụ thể sẽ do Quốc Vụ Viện ủy nhiệm cho các cơ quan tài chính, vật giá và chủ quản của doanh nghiệp xác định. Theo tinh thần của Nghị định số 91 do Quốc Vụ Viện công bố ngày 16/11/1991 thì “Cơ quan hành chính chủ quản về quản lý tài sản Nhà nước” và “Cơ quan chủ quản ngành hàng” của doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và kiểm tra kết quả tính toán các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp (Art & Gu, 1995).
Trong lĩnh vực lâm nghiệp một thời gian dài, các lâm trường quốc doanh của Trung Quốc thực hiện chế độ sở hữu tập thể. Các lâm trường quốc doanh thực hiện đồng thời cả việc quản lý phát triển và sản xuất kinh doanh rừng. Do vậy, việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu là một đòi hỏi khách quan trong thực tế. Trong các lâm trường quốc doanh trước đây, vai trò chủ sở hữu của người công nhân và của nhà nước đều không rõ ràng, vai trò và trách nhiệm kinh tế của người chủ doanh nghiệp và người công nhân với nhà nước do đó mà không bị ràng buộc rõ ràng. Việc đổi mới trong các lâm trường ở Trung Quốc được thực hiện trên 3 cơ sở sau:
Thứ nhất: Các cơ sở kinh doanh LN cần được tổ chức và quản lý theo luât công ty, tức chúng hoạt động như những công ty trong các ngành nghề khác.
Thứ hai: Việc kinh doanh lâm nghiệp phải lấy cở sở là các hộ gia đình công nhân tự chủ kinh doanh. Các hộ gia đình phải là một bộ phận của cấu thành quan trọng của các tổ chức kinh doanh lâm nghiệp.
Thứ ba: Thực hiện chế độ sở hữu theo hình thức cổ phần, trong đó các hộ công nhân đóng góp cổ phần là kỹ thuật, vốn và quyền sử dụng đất của họ (Hyde & Yin, 2018).
Kết quả đổi mới với việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị các doanh nghiệp lâm nghiệp tại Trung Quốc cho thấy:
- Các doanh nghiệp lâm nghiệp (công ty lâm nghiệp) cũng là đối tượng xác định giá trị doanh nghiệp để áp dụng mô hình cổ phần hóa để huy động vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, quá trinh cổ phần hóa đã nâng cao được hiệu quả sản xuât kinh doanh cho các doanh nghiệp lâm nghiệp.
- Đất đai là một loại tài sản đặc biệt phải được định giá và có thể đưa tiêu chí này vào cổ phần hóa các CTLN, nhưng phải phân biệt giữa tiêu chí giá trị sở hữu và tiêu chí giá trị sử dụng. Nếu đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước thì các cổ đông chỉ đưa tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất góp vào công ty CPH.
- Qua quá trình CPH lâm trường quốc doanh tại Trung quốc cho thấy: Một số điều kiện thích hợp để thực hiện cổ phần hóa các lâm trường quốc doanh là các lâm trường quốc doanh (công ty lâm nghiệp) thường có năng lực cạnh tranh kém, bao gồm nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau; thường có vị trí địa lý ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, quy mô nhỏ, phân tán nên việc đổi mới tổ chức khó có thể thực hiện được theo hướng liên doanh hay sáp nhập mà hình thức phù hợp nhất của chúng là thực hiện cổ phần hợp tác.
c. Liên Bang Nga
Việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những khâu then chốt trong quá trình chuyển đổi sở hữu (tư nhân hoá) được thực hiện đầu tiên của quá trình chuyển đổi ở Liên Bang Nga. Có thể nói tư nhân hoá và cụ thể là công tác tính toán các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ở Nga được thực hiện một cách ồ ạt, toàn diện và triệt để ngay từ giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, mục đích tính toán xác định giá trị doanh nghiệp ở Liên Bang Nga chủ yếu mang tính chính trị, do đó, công tác tính toán xác định giá trị doanh nghiệp này đã nhanh chóng tạo ra tầng lớp hữu sản làm nền tảng kinh tế cho xã hội mới mà họ hướng tới. Có thể
thấy rằng vào thời kỳ chuyển đổi ở Liên Xô trước đây đã đồng thời xảy ra 4 khủng hoảng và tương ứng là 4 “biến đổi”: Khủng hoảng cơ cấu công nghiệp; Khủng hoảng tài chính-ngân sách; Khủng hoảng bản thân nền kinh tế XHCN và Khủng hoảng nhà nước (khủng hoảng chính trị), nhà nước sụp đổ. Trong bối cảnh đó, ai cũng mong bất ổn định để “đục nước, béo cò”, thì quá trình sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp để tư nhân hoá và chuyển đổi sở hữu được nhanh chóng thực hiện và chính tầng lớp tư sản sẽ quan tâm đến bảo vệ các tiêu chí tài sản của họ, và tạo ra “nền tảng” kinh tế cho chế độ mới dự định thiết lập. Trong bối cảnh đó, công tác tính toán xác định giá trị doanh nghiệp để phục vụ việc tư nhân hoá theo một kế hoạch thống nhất được chuẩn bị công phu cũng không thể có được. Do đó giá trị doanh nghiệp được tính toán bởi các tiêu chí đưa ra cũng không thể xác định chính xác được và thông thường là thấp hơn giá có thể thực hiện được.
Về đối tượng để tiến hành công tác tinh toán xác định giá trị đã được phân biệt các tiêu chí tài sản và hoạt động không xác định giá trị để tư nhân hoá; còn lại là các tiêu chí tài sản và hoạt động thuộc đối tượng xác định giá trị để tư nhân hoá. Các tiêu chí tài sản và hoạt động không được định giá thường gồm những thứ đặc biệt nguy hiểm đến cuộc sống như mỏ uran, khai thác, sản xuất và sử dụng uran hay các lĩnh vực có bí mật quốc gia.
Hơn 15 năm nhìn lại về tư nhân hoá trong đó có công tác tính toán sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ở Nga có ý kiến cho rằng: Tốt nhất là tính toán các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để tư nhân hoá 100%, nếu không thì nhà nước nắm giữ 100%, còn “hỗn hợp nhà nước tư nhân” là không thích hợp, ngay cả khi nhà nước có hơn 50% cổ phần. Nếu nhà nước chỉ chiếm giữ nhỏ hơn 50%, thì chính những người được giao quản lý cổ phần sẽ chủ động tìm cách cấu kết với các cổ đông khác chuyển giá trị công ty ra bên ngoài. Như vậy, yếu tố ngầm luôn có và chi phối trong hoạt động kinh doanh trong cả hai trường hợp nói trên.
d. Bungari
Bungari đã tiến hành chuyển đổi được hơn 14 năm nhưng vẫn chưa thể nói chắc là đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường thực sự. Bungari bắt đầu tư nhân hoá bằng việc tính toán xác định giá trị các doanh nghiệp nhà nước từ năm 1992. Theo ý kiến của Ngân hàng thế giới (WB) thì Bungari có 3 nhiệm vụ trong vấn đề này là : "Nhanh, nhanh và rất nhanh". Để thu hút đầu tư nước ngoài, Bungari đã có quy định về tư nhân hóa 90% số DN phải được bán qua đấu thầu công khai với yêu cầu phải có phương án dự thầu thể hiện sự kết hợp giữa kinh tế thị trường và quản lý Nhà nước. Để khuyến khích tái đầu tư, Bungari quy định 3 năm đầu tái đầu tư
không phải nộp thuế.
Theo kinh nghiệm của Bungari, các doanh nghiệp thua lỗ khó tư nhân hoá và khó quản lý sau khi được tư nhân hóa vì các đối tượng mua thường nhằm mục đích đầu cơ, mua đi bán lại. Các lĩnh vực tư nhân hoá nhanh và đạt kết quả tốt là: Du lịch, dược phẩm (đã tư nhân hoá 97%) và nông nghiệp (đã tư nhân hoá 99,9%).
Các tiêu chi tính toán và phương pháp XĐGT DN khi tư nhân hóa: Tiêu chí tổng giá trị tài sản (máy móc, nhà xưởng, tên hãng, thương hiệu, hợp đồng thương mại hiện có, mức độ sử dụng năng lượng...) trừ đi tiêu chí tổng giá trị nợ.
Năm 2002, Quốc hội Bungari đã có quy định mới về tư nhân hóa với điều kiện đơn giản hơn, trong đó có yêu cầu phải làm rõ xuất xứ của tiêu chí tiền và tiêu chí doanh thu của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cần hạn chế tư nhân hoá thuộc danh mục loại trừ vì an ninh quốc gia là: đường sắt và y tế.
Những điểm còn tồn tại trong quá trình tư nhân hóa ở Bungari mà sắp tới sẽ phải sửa đổi là: Vấn đề rủi ro chính trị đang tạo nên tâm lý sợ sự thay đổi; vấn đề trách nhiệm của nhà đầu tư (hình thức và mức phạt đối với các nhà đầu tư không thực hiện được cam kết khi tư nhân hóa, như: Công ty điện tử sau 13 năm chưa được tư nhân hóa xong, Hãng hàng không Balkan Airlines sau khi được tư nhân hóa đã phá sản...).