Đánh Giá Chung Thực Trạng Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Của Các Công Ty Lâm Nghiệp


rào cản về pháp lý/kinh tế/xã hội. Mặt khác, thời gian tạo rừng rất dài, hàng chục và thậm chí hàng trăm năm.

- Thời gian mua, bán giao dịch dài, chi phí mua bán giao dịch cao, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt kém linh hoạt, do: Rừng và đất rừng thường có diện tích quy mô lớn và giá trị cao, có thể phải qua trung gian do khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán và là loại hàng hóa khó có thể chia nhỏ.

- Là thị trường không canh tranh hoặc ít mang tính cạnh tranh, do: Rừng và đất rừng mang tính khu vực, cung về rừng và đất rừng là ít co dãn, giao dịch qua trung gian và can thiệp sâu của chính phủ.

Các đặc trưng nói trên ảnh hưởng đến cách thức hình thành giá trên thị trường, và do vậy, ảnh hưởng đến định giá rừng, đất rừng.

3.4. Đánh giá chung thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp

3.4.1. Những thành công

Qua nghiên cứu phương án xác định giá trị doanh nghiệp tại các điểm nghiên cứu, chúng ta có thể thấy bộ tiêu chí để xác định doanh nghiệp hiện nay đã tương đối đầy đủ, các khoản mục được sử dụng có thể phản ánh phần lớn giá trị tài sản của các doanh nghiệp, với độ chính xác và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định của các bộ ngành liên quan.

Qua kết quả nghiên cứu, tổng giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp được chọn làm điểm nghiên cứu tính theo phương pháp tài sản bao gồm các tiêu chí xác định như sau:

Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH + giá trị lợi thế kinh doanh + giá trị quyền sử dụng đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Với các tiêu chí xác định đơn giản như trên giá trị của các doanh nghiệp không cao, giá trị doanh nghiệp của công ty Yên sơn năm 2019 là


Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 17

25.340.453.881 đồng, công ty lâm nghiệp Quy Nhơn là 54.621.526.310 đồng và công ty lâm nghiệp La Ngà là 65.241.946.985 đồng, giá trị trung bình xấp xỉ 47 tỷ đồng .

Trong đó, giá trị hàng tồn kho của các Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho của công ty lâm nghiệp Yên sơn năm 2019 là 11.290.078.847 đồng chiếm 44,55% giá trị tài sản doanh nghiệp, công ty lâm nghiệp Quy nhơn là 16.895.812.278 đồng chiếm 30,93% và công ty lâm nghiệp La Ngà là 26.905.012.103 đồng chiếm tỷ trọng là 41,24 % giá trị doanh nghiệp của công ty, điều này phản ánh đúng với quá trình đầu tư trong sản xuất lâm nghiệp.

Về giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Số liệu chi tiết về giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tại các doanh nghiệp thường được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cuối niên độ kế toán gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Các khoản mục này được tập hợp đúng quy định theo chế độ kế toán.

Các khoản vốn bằng tiền và tương đương tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thì căn cứ vào số dư nợ của tài khoản tiền gửi ngân hàng và tài khoản tiền gửi ngân hàng là phù hợp. Tuy nhiên, đối với số dư các khoản ngoại tệ được đánh giá căn cứ vào tỷ giá cuối niên độ sẽ không chính xác, không phản ánh đúng giá trị của các tài sản là ngoại tệ nếu như thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không vào cuối niên độ. Trên thực tế thì các doanh nghiệp lâm nghiệp không có số dư ngoại tệ lớn, nên điều này không ảnh hưởng nhiều tới kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

Đối với các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản bồi thường về vật chất do các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp gây ra. Thực tế, các doanh nghiệp cũng chưa chú


trọng đến việc phân loại các khoản nợ phải thu để xác định các khoản phải thu ngắn hạn cần phải thu hồi trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và các khoản phải thu không có khả năng thu hồi để xem xét loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cho phù hợp với quy định. Trong khi đó, có những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xin khoanh nợ vẫn không được Doanh nghiệp đưa vào để xác định giá trị doanh nghiệp, như vậy đây chính là một khoản thất thoát và thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Đối với tiêu chí hàng tồn kho bao gồm chi phí chi phí nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Hàng tồn kho là giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Hầu hết các CTLN đều đưa giá trị rừng chưa đến tuổi khai thác vào tiêu chí hàng tồn kho như vậy là không phù hợp vì rừng chưa đến tuổi khai thác có những đặc thù riêng khác với các sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa tồn kho sản xuất thông thường do thời gian đầu tư vào rừng trồng kéo dài, phải đầu tư chi phí nhiều năm nên giá trị này cần phải tách riêng.

3.4.2. Những hạn chế

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy công tác xác định giá trị rừng của các công ty còn một số bất cập chưa chính xác, do các công ty chưa tiến hành tách tiêu chí giá trị rừng chưa đến tuổi khai thác và tiêu chí giá trị rừng đã đến tuổi khai thác ra để tính riêng, đồng thời các công ty lâm nghiệp chọn nghiên cứu cũng chưa tính chuyển một cách chính xác tiêu chí giá trị rừng các năm về hiện tại, chỉ tính theo chi phí phát sinh thực tế. Do đó đối với doanh nghiệp lâm nghiệp thì giá trị rừng nên được tách thành một tiêu chí riêng chứ không nên gộp chung vào khoản mục giá trị hàng tồn kho.

Đối với tiêu chí giá trị rừng, các khu rừng ở độ tuổi khác nhau thì có giá trị khác nhau, cách xác định giá trị rừng của các công ty lâm nghiệp hiện nay là tính gộp mà không tách các khu rừng có độ tuổi khác nhau giữa các khu rừng


mới trồng và các khu rừng đã đến tuổi khai thác. Mặt khác, một chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngành lâm nghiệp thường kéo dài 6 đến 7 năm, tiền lại có giá trị về mặt thời gian, do vậy khi tính toán phải quy về cùng một thời điểm cho tất cả. Khi xác định tiêu chí giá trị rừng là một giá trị đặc thù của ngành lâm nghiệp chỉ xác định theo phương pháp tài sản là không phù hợp.

Nhìn chung các lâm trường không phát sinh nhiều các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên cũng chưa chú trọng nhiều đến xác định giá trị của các khoản đầu tư tài chính, các công ty lâm nghiệp chủ yếu dựa vào số liệu theo dõi trên sổ kế toán để xác định tiêu chí giá trị các khoản đầu tư mà chưa căn cứ vào giá trị thị trường cũng như khả năng thu hồi của các khoản đầu tư tại thời điểm định giá để xác định lại giá trị của các khoản đầu tư đó.

Đối với tiêu chí giá trị tài sản cố định hữu hình là các tài sản hiện vật, các doanh nghiệp chưa có sự phân loại các tài sản này thành các tài sản cố định chưa khấu hao hết và những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng. Việc xác định lại tiêu chí giá tri tài sản cố định theo giá thị trường ở hầu hết các doanh nghiệp cũng không thể thực hiện được vì các tài sản cố định sử dụng ở các công ty lâm nghiệp đa số là những tài sản cố định cũ được đầu tư nhiều năm, đến thời điểm đánh giá lại trên thị trường gần như không có các loại tài sản cố định như vậy để so sánh.

Các doanh nghiệp sử dụng giá trị ghi sổ của tài sản cố định để đánh giá lại. Có những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng vào sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp đánh giá bằng không theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán. Trong khi đó, nếu đánh giá lại những tài sản cố định này theo quy định của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thì giá trị đánh giá lại không thấp hơn 20% giá trị tài sản mua mới.

Tất cả các công ty đều chưa xác định tiêu chí giá tri lợi thế kinh doanh và tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất trong tổng giá trị tài sản của doanh


nghiệp. Nguyên nhân các công ty đều lựa chọn hình thức thuê đất trồng rừng trả tiền hàng năm cùng với những chính sách ưu đãi của nhà nước cho các CTLN để không phải cộng giá trị đất vào tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với diện tích đất văn phòng, đất kinh doanh dịch vụ thì cần được đưa vào để xác định giá trị doanh nghiệp. Hiện nay khi định giá doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chưa được bổ sung tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp.

Đối với giá trị lợi thế kinh doanh của các công ty lâm nghiệp cần được quan tâm và xác định một cách nghiêm túc. Hiện nay khi xác định giá trị lợi thế kinh doanh của các công ty lâm nghiệp phần lớn đều là 0 đồng. Do đó, các công ty lâm nghiệp cần phải xác định giá trị lợi thế kinh doanh trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện cho công tác xác định giá trị các loại tài sản phục vụ cho việc xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp.

Như vậy, ta có thể thấy các công ty lâm nghiệp hiện nay xác định giá trị các tài sản của công ty theo phương pháp thống kê tài sản được ghi trên sổ kế toán. Các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn được xác định tương đối chính xác.

Tuy nhiên khi áp dụng cùng một phương pháp xác định cho tất cả các tài sản để tính toán thì kết quả đạt được có thể không mang tính khách quan và tính xác thực chưa cao. Thêm vào đó phương pháp thống kê tài sản cũng không cho thấy nguồn hình thành tài sản đó, nếu doanh nghiệp đi vay tiền để đầu tư tài sản thì khi xác định giá trị doanh nghiệp phải trừ đi số nợ mới đưa ra con số xác thực. Một hạn chế khác của phương pháp tài sản mà các doanh nghiệp đang áp dụng là không cho thấy được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp. Đầu tiên có thể thấy rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp có nhiều mục đích khác nhau, tùy theo mục tiêu của từng doanh nghiệp mà các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau. Nếu mục tiêu xác định giá tri doanh nghiệp là đánh giá nội bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp thì phương pháp sử dụng bảng cân đối tài sản là hợp lý, nhưng nếu mục tiêu của doanh nghiệp là cổ phần hóa thì khi đó phần tài sản phải được tính toán chi tiết, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau và tiêu chí giá trị tiềm năng của doanh nghiệp cũng phải đưa vào kết quả tính toán. Do đó kết quả xác định giá trị doanh nghiệp sẽ tương đối chênh lệch và khác nhau tùy theo mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Hạn chế tiếp theo của các công ty lâm nghiệp là tiêu chí giá trị rừng chưa được tính toán đầy đủ trong việc định giá, tất cả các công ty đều tính tiêu chí giá trị rừng theo phương pháp tập hợp chi phí phát sinh. Điều này là hạn chế lớn khi chu kỳ kinh doanh rừng thường kéo dài, để tính toán chính xác các doanh nghiệp cần quy đổi dòng tiền về thời điểm hiện tại theo phương pháp chiết khấu. Nguyên nhân là do chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về phương pháp định giá tiêu chí giá trị giá rừng trồng cụ thể để làm tài liệu tham khảo cho doanh nghiệp .

Việc xác định tiêu chí giá trị rừng cũng gặp khó khăn, khi rừng ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhiều giống cây khác nhau, và cùng một giống cây thì năng suất cũng khác nhau đáng kể tùy theo đặc điểm và địa hình khu rừng. Để tính toán chính xác có thể tách riêng các khu rừng để tính toán, tuy nhiên điều này dẫn tới cần nhiều thời gian và nguồn lực cho việc điều tra, kiểm kê rừng. Do đó trong thực tế, các doanh nghiệp thường tính theo phương pháp bình quân, với sai số có thể chấp nhận được.

Hạn chế tiếp theo được nêu lên là tất cả các doanh nghiệp đều chưa đưa tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất vào xác định giá trị doanh nghiệp. Có rất


nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này khi mà diện tích đất các công ty lâm nghiệp quản lý rất lớn và đa dạng về các loại đất khác nhau, có sự xen kẽ giữa đất doanh nghiệp và đất canh tác của người dân địa phương. Đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhà nước giao bảo vệ, quản lý thì sẽ không tính vào giá trị doanh nghiệp, thêm vào đó doanh nghiệp thường chọn phương án thuê đất trả tiền hàng năm nên cũng không đưa vào giá trị doanh nghiệp.

Tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh cũng chưa được các công ty lâm nghiệp đưa vào định giá tài sản, do thực tế việc xác định tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh rất phức tạp, theo lý thuyết có thể sử dụng phương pháp so sánh lợi nhuận siêu ngạch của công ty so với các công ty trong ngành để tính giá trị lợi thế kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng rất khó khăn, khi phải có số lượng dữ liệu đáng tin cậy và từ nhiều công ty khác nhau.


Tiểu kết chương 3

Thực tế cho thấy hiện nay các công ty lâm nghiệp đều tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản, phần vốn nhà nước được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của Công ty, bao gồm tiêu chí giá trị tài sản ngắn hạn và tiêu chí giá trị tài sản dài hạn, tiêu chí giá trị rừng được tập hợp trong mục tiêu chí hàng tồn kho. Tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất chưa được đưa vào tính toán, đối với đất kinh doanh thì các công ty thường đưa vào mục tài sản đầu tư dài hạn. Giá trị của doanh nghiệp xác định tương đối thấp, nguyên nhân do các tiêu chí giá trị tài sản lớn của các công ty là giá trị rừng cây được tính toán chưa chính xác. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần bổ sung thêm một số tiêu chí như giá trị rừng sản xuất, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) và giá trị lơi thế kinh doanh.


Chương 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

4.1. Bối cảnh, quan điểm và định hướng hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tại Việt Nam

4.1.1. Bối cảnh về phát triển sản xuất lâm nghiệp

Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã khẳng định: Phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường; đưa lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai và lợi thế so sánh của các vùng, miền, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương và lợi ích của người dân. Đổi mới mô hình tăng trưởng từ dựa vào mở rộng diện tích và khối lượng sang tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp.

Phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; lâm nghiệp đô thị, cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững gắn với rừng. Rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có khả năng tái tạo, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, vừa là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.

Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022