Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Về Đặc Điểm Sản Xuất Của Các Công Ty Lâm Nghiệp


số tương ứng từ 5 điểm đối với ảnh hưởng nhiều và 1 điểm đối với không ảnh hưởng.

Từ số liệu thu được của các phiếu khảo sát các đối tượng về các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường vi mô, tác giả tổng hợp và tính toán được kết quả như bảng sau:

Biểu 3.9. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Đơn vị: Phiếu


TT

Các yếu tố ảnh hưởng

5

4

3

2

1

Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

1

Khách hàng

35

59

22

4

0

4,04

0,78

2

Nhà Cung cấp

1

25

43

49

2

2,78

0,82

3

Đối thủ canh tranh

5

51

53

8

3

3,39

0,78

4

Các cơ quan nhà nước

21

57

35

7

0

3,77

0,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 16

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả cho thấy khác hàng là yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới việc định giá doanh nghiệp lâm nghiệp, với điểm trung bình đạt 4,04 và độ lệch chuẩn là 0,78, điều này cho thấy ý kiến của các chuyên gia không khác biệt nhiều, đa phần đều cho rằng mức độ ảnh hưởng

nhiều, 84,2% ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều và khá nhiều.

Các yếu tố khác được đánh giá có mức độ ảnh hưởng khá nhiều là ảnh hưởng của các cơ quan nhà nước và đối thủ cạnh tranh tới việc định giá doanh nghiệp. Cụ thể điểm số trung bình của các yếu tố này lần lượt là 3,77 và 3,39, độ lệch chuẩn lần lượt là 0,81 và 0,78.

Nhà cung cấp được đánh giá chủ yếu với mức ảnh hưởng vừa và ít, điểm trung bình đối với yếu tố này là 2,78, tức là đa số người được phỏng vấn cho rằng mức độ ảnh hưởng là vừa và ít.


Tóm lại, chúng ta có thể thấy mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ với cơ quan nhà nước được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều tới việc định giá doanh nghiệp lâm nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có mức độ ảnh hưởng khá nhiều trong khi đó vai trò của nhà cung cấp ảnh hưởng tới định giá doanh nghiệp lâm nghiệp được đánh giá ở mức ít.

3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm sản xuất của các công ty lâm nghiệp

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm sản xuất tới các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp chúng tôi sử dụng khảo sát 120 phiếu để thu thập thông tin đánh giá. Từ số liệu thu thập được qua phiếu khảo sát các đối tượng, tác giả tổng hợp và tính toán được kết quả như bảng sau:

Biểu 3.10. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp

Đơn vị:Phiếu


TT

Các yếu tố ảnh hưởng

5

4

3

2

1

Điểm TB

Độ lệch

chuẩn

1

Chu kỳ sản xuất dài

13

54

42

9

2

3,56

0,85

2

Tính đa dạng, phức tạp

11

78

21

10

0

3,73

0,75

3

Địa hình khó khăn

8

43

48

20

1

3,31

0,86

4

Mang tính mùa vụ

1

21

34

55

9

2,58

0,84

5

Mang tính xã hội sâu sắc

0

19

25

68

8

2,45

0,84

6

Đặc thù của rừng và đất rừng

55

46

13

6

0

4,25

0,84

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả phỏng vấn chỉ ra rằng trong các đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp thì đặc thù của rừng và đất rừng có ảnh hưởng nhiều nhất tới việc định giá doanh nghiệp lâm nghiệp, khi có thới 84,16% số người được hỏi đồng ý với quan điểm rằng rừng và đất rừng có mức độ ảnh hưởng nhiều và khá nhiều tới việc định giá doanh nghiệp. Điểm số trung bình đối với tiêu chí này

đạt 4,25 và độ lệch chuẩn là 0,84.


Tính đa dạng và phức tạp trong sản xuất lâm nghiệp là yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhiều thứ hai với số điểm bình quân đạt 3,73 và độ lệch chuẩn là 0,75 tương đương 74,1% số người được hỏi đồng ý với quan điểm tiêu chí này ảnh hưởng nhiều và khá nhiều tới việc định giá doanh nghiệp, 17,5% số người được phỏng vấn đánh giá mức độ ảnh hưởng là vừa và chỉ 8,3% số người được phỏng vấn đánh giá mức độ ảnh hưởng là ít.

Chu kỳ sản xuất dài và địa hình hoạt động khó khăn cũng có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới việc định giá doanh nghiệp lâm nghiệp. Số điểm bình quân mà các tiêu chí này đạt được lần lượt là 3,56 và 3,31. Điều này chứng tỏ các chuyên gia nhận định các tiêu chí này có mức độ ảnh hưởng khá nhiều và vừa đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Các đặc điểm như mang tính xã hội sâu sắc và mang tính mùa vụ đều được đánh giá mức độ ảnh hưởng không lớn, khi số điểm bình quân tính được lần lượt là 2,45 và 2,58.

Qua số liệu khảo sát chúng ta có thể kết luận rằng đặc thù của rừng và đất rừng và tính đa dạng phức tạp được đánh giá có mức ảnh hưởng nhiều tới việc định giá doanh nghiệp lâm nghiệp. Các yếu tố như chu kỳ sản xuất dài và địa hình hoạt động khó khăn có mức độ ảnh hưởng vừa, trong khi đó đặc điểm về tính xã hội và tính mùa vụ trong sản xuất lâm nghiệp có mức độ ảnh hưởng ít tới việc định giá doanh nghiệp lâm nghiệp.

* Đối với đặc điểm chu kỳ sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp dài

Trong toàn bộ các hoạt động này, đối tượng lao động chủ yếu là cây rừng, một thực thể sinh học có thời gian sinh trưởng phát triển rất dài. Đối với các loại cây trong lâm nghiệp (Mà đặc biệt là cây rừng), thời gian từ khi bắt đầu gieo trồng cho đến khi được khai thác có thể kéo dài nhiều năm, thông thường là hàng chục năm, cá biệt có thể tới hàng trăm năm.

Chu kỳ sản xuất dài làm cho vốn đầu tư trong các doanh nghiệp lâm


nghiệp phải nằm rất lâu trong quá trình sản xuất dưới dạng sản phẩm dở dang, vì thế quay vòng chậm, rất lâu được thu hồi, đẫn đến hiệu quả kinh tế trong kinh doanh lâm nghiệp thường thấp, độ rủi ro trong kinh doanh thường cao.

Với những đặc điểm đó thì khi tính toán các chỉ tiêu xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp cần chú ý đến các khía cạnh sau:

- Khi tính toán chi phí và thu nhập cho cả chu kỳ dài ta không thể cộng chi phí và thu nhập các năm lại với nhau bình thường. Để cộng chi phí, thu nhập với nhau trong các năm của cả một chu kỳ kinh doanh ta phải quy về cùng một thời điểm để xác định. Thời điểm đó có thể là hiện tại, hoặc là tương lai và tùy thuộc vào số tiền phát sinh để quyết định cách tính các tiêu chí có sử dụng tỷ lệ chiết khấu.

- Đặc điểm này đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp lâm nghiệp phải hết sức thận trọng trong khi xác định cơ cấu cây trồng, phải chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất, mở rộng các hoạt động kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài...để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về đầu tư cho các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp.

* Đối với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp

Tính đa dạng trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thể hiện ở chỗ, sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp khép kín từ khâu gây trồng đến khâu chế biến sản phẩm.

Tính phức tạp trong sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp thể hiện ở chỗ các hoạt động sản xuất vừa mang tính chất nông nghiệp lại vừa mang tính chất công nghiệp. Các hoạt động trong khâu gây trồng thường mang tính chất nông nghiệp, trong khi đó các khâu khai thác, vận chuyển và chế biến sản phẩm lại mang tính chất công nghiệp rõ nét. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty trải qua một thời gian rất dài và được chia làm các khâu: Trồng rừng,


khai thác, chế biến,.... Do vậy các sản phẩm của khâu này lại là chi phí đầu vào của khâu khác. Do vậy khi xác định giá trị hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu và thành phẩm phải xác định rõ ràng. Mặt khác, đặc thù của ngành lâm nghiệp là giá trị hàng tồn kho chiếm chủ yếu và có thời gian quay vòng vốn lâu do quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng kéo dài. Do vậy, việc xác định tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu tài sản cũng như giá trị của doanh nghiệp.

Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp cần áp dụng mô hình sản xuất tổng hợp nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Tính đa dạng, phức tạp trong sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp cũng đặt ra yêu cầu đối với công tác tính toán các tiêu chí và xác định giá trị doanh nghiệp đa dạng và phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể là trong sản xuất lâm nghiệp chi phí và thu nhập phụ thuộc vào độ dốc của đất, cự ly xa gần, cấp đất, cấp thực bì, mật độ, loài cây… nên khi tính toán có rất nhiều công thức kỹ thuật, khối lượng tính toán khá phức tạp. Nhiều loại tài sản khó xác định như diện tích đất đai, sản lượng rừng, giá cây đứng. Chính vì sự đa dạng về sản phẩm dẫn đến khó khăn trong việc định giá nên cần tách riêng các tiêu chí để tính toán, giá trị đất, giá trị rừng, giá trị vườn cây.

* Đối với đặc điểm địa bàn hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp rộng phân bổ trên những vùng khó khăn

Gắn liền với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất và cây, các doanh nghiệp lâm nghiệp thường phân bố ở các xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển và vùng trung du miền núi.

Đặc điểm này đặt các doanh nghiệp lâm nghiệp trước những khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, như thiếu các điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ


xã hội cần thiết cho các hoạt động của mình. Doanh nghiệp thường phải chịu thêm những chi phí để tự xây dựng và duy trì các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tự tổ chức các dịch vụ đời sống vật chất và tinh thần... không những để phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp cũng khó khăn phức tạp hơn. Đặc biệt là giá trị lợi thế về địa lý là hầu như không có, giá trị thương hiệu rất thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào lĩnh vưc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

* Đối với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp mang tính mùa vụ

Trong sản xuất lâm nghiệp, có nhiều hoạt động mang tính mùa vụ ở các mức độ khác nhau, làm nảy sinh những yêu cầu nhất định trong quá trình tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp.

Tính mùa vụ của sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp được quyết định bởi đổi tượng lao động chủ yếu là cây cối, là những thực thể sinh học, hơn nữa sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở điều kiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của yếu tố thời tiết.

Đặc điểm này làm cho công tác tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp gặp những khó khăn nhất định do tính đều đặn nhịp nhàng trong sản xuất rất khó được thực hiện.

Tính mùa vụ của sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được phương án tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hết sức linh hoạt và khoa học để vừa tận dụng được những điều kiện thuận lợi, tránh được những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết trong tổ chức sản xuất, đồng thời cũng phải chủ động áp dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của tính mùa vụ đối với sản xuất kinh doanh.

Đặc điểm này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy


động vốn, phân bổ chi phí theo thời gian, phân bổ chi phí cho sản phẩm, gây lãng phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng.

* Đối với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc

Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp ở các vùng trung du, miền núi cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân các địa phương. Nghề rừng là một trong những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc miền núi. Mọi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương, đồng thời doanh nghiệp lâm nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy có thể thấy các hoạt động sản xuất lâm nghiệp luôn mang tính xã hội rất sâu sắc.

Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp phải thu hút được sự tham gia chặt chẽ, đầy đủ của cộng đồng nhân dân địa phương vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời cũng phải có trách nhiệm tổ chức sản xuất, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của mình.

Tuy nhiên, đặc điểm này cũng ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc tính toán xác định giá trị các loại tài sản trong doanh nghiệp bởi vì các loại tài sản trong các doanh nghiệp lâm nghiệp thường đa dạng các hình thức sở hữu như các lô rừng của các hộ gia đình nhận khoán. Mặc dù các công ty lâm nghiệp có diện tích rất rộng nhưng khả năng tự đầu tư sản xuất kinh doanh hạn chế nên tất cả các công ty lâm nghiệp đều khoán kinh doanh rừng lâu dài cho các hộ gia đình là công nhân và hộ dân trong khu vực công ty quản lý. Hình thức khoán này lại rất đa dạng, lúc thì công ty đầu tư vốn và kỹ thuật, lúc thì các hộ gia đình tự đầu tư vốn….Vì vậy mà tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên luôn luôn là vấn đề phức tạp. Cho đến nay trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp


vẫn chưa thực hiện được chủ trương khoán 10 như trong nông nghiệp. Vì vây, đặc điểm này cũng gây khó khăn cho việc tính toán các tài sản một cách rạch ròi giữa các hộ gia đình và công ty lâm nghiệp

* Đối với đặc điểm đặc thù của định giá rừng, đất lâm nghiệp

Định giá rừng/đất lâm nghiệp chịu ảnh hưởng các đặc thù của thị trường giao dịch các loại tài sản này. Thị trường giao dịch quyền sử dụng rừng/đất rừng bao gồm tổng hòa các giao dịch dân sự về quyền sử dụng rừng, đất rừng theo quy định của pháp luật tại một địa bàn nhất định trong một thời gian nhất định. Các đặc thù chính của thị trường giao dịch quyền sử dụng rừng/đất rừng là:

- Thị trường rừng/đất rừng không phải chỉ là thị trường giao dịch bản thân tài sản mà nội dung chủ yếu của nó là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong tài sản đó. (cầu về rừng/đất rừng là cầu dẫn xuất)

Rừng/đất rừng là tư liệu sản xuất (1 loại vốn hiện vật), là tài sản, nên thị trường về rừng/đất rừng mang đặc điểm của thị trường vốn: cầu về rừng/đất rừng được quyết định bởi cầu về các sản phẩm được sản xuất ra từ rừng/đất rừng, các lợi ích do rừng mang lại. Các lợi ích này là rất đa dạng cả về nội dung và hình thức thể hiện.

- Sự can thiệp và quản lý của Nhà nước chặt chẽ, giá cả và quy mô giao dịch của thị trường phụ thuộc lớn vào các chính sách của nhà nước, do: Quyền sở hữu rừng/ đất rừng thuộc về nhà nước, chỉ giao quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân. Mặt khác ,xu thế quá trình chuyển quyền sử dụng rừng/đất rừng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, nhất là vùng nông thôn miền núi.

- Thị trường bất động sản mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc, vì: Tính cố định, không thể di dời và cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố tập quán, thị hiếu, tâm lý. Những yếu tố này gắn chặt với một vùng, một khu vực.

- Độ co giãn của cung về rừng/đất rừng thấp, do:Tổng cung về tất cả các loại đất là cố định và việc thay đổi mục đích sử dụng đất/rừng luôn gặp những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022