Xác Định Lại Giá Trị Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp La Ngà


Giá trị rừng trồng của doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn giữa phương án tính lại và phương án của công ty đưa ra. Công ty tập hợp chi phí xây dựng rừng trồng trong những năm qua và con số đưa ra là 15,86 tỷ đồng, tuy nhiên con số này không phản ánh đúng giá trị thực tế mà rừng trồng có thể mang lại thu nhập cho công ty. Con số tính lại là 61,18 tỷ đồng, mức chênh lệch là 45,31 tỷ đồng. Giá trị rừng trồng của công ty được tính theo hướng dẫn của Thông Tư 32/2018/TT-BNNPTNT: Phương pháp định giá rừng, khung giá rừng. Hiện tại công ty lâm nghiệp Quy Nhơn quản lý tổng diện tích rừng là hơn 10 nghìn ha, tuy nhiên chỉ diện tích rừng keo và bạch đàn công ty đầu tư trồng được đưa vào tính toán, với tổng diện tích là 1079,4 ha. Diện tích rừng công ty cho thuê khoán thì không tính vào giá trị rừng của công ty, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên cũng không được đưa vào tính toán.

Công ty lâm nghiệp Quy Nhơn có vị trí địa lý rất thuận lợi, khi trụ sở Công ty nằm trong thành phố Quy Nhơn, gần sông, gần khu dân cư rất thuận lợi cho công ty hoạt động sản xuất và kinh doanh, giá trị quyền sở hữu đất của Công ty cũng rất cao do nằm tại trung tâm thành phố. Giá trị quyền sử dụng đất của công ty được tổng hợp trên phụ biểu 3.2, trong đó giá trị đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, đất trồng cây lâu năm là đất được nhà nước giao quản lý nên không đưa vào giá trị doanh nghiệp. Đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp cũng không đưa vào tính toán, vì công ty lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. Giá trị quyền sử dụng đất của công ty bao gồm đất xây dựng trụ sở công ty nằm tại đường Hùng Vương, Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn và đất cho thuê thương mại. Giá trị đất được tính theo khung giá đất của địa phương. Nếu đất của công ty tiến hành đầu tư thì được tính theo giá thị trường theo phương pháp so sánh. Giá trị quyền sử dụng đất của công ty được xác định theo phương án tính lại là 19,65 tỷ đồng.


Giá trị công ty là tổng giá trị tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả, nợ của công ty là 32,5 tỷ đồng gồm tiền vay ngân hàng, nợ nhà cung ứng, nợ cán bộ công nhân viên. Giá trị doanh nghiệp sau khi xác định lại là 99,8 tỷ đồng.

Qua biểu kết quả xác định lại giá trị của công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn có thể thấy giá trị rừng và giá trị quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Giá trị rừng chiếm đến gần 50% và giá trị quyền sử dụng đất là gần 20% tổng giá trị của công ty. Điều này cho thấy đối với các công ty lâm nghiệp nếu không đưa giá trị rừng và giá trị quyền sử dụng đất vào tính toán thì kết quả xác định giá trị doanh nghiệp sẽ không chính xác.

4.2.1.3 Xác định lại giá trị Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà

Các tiêu chí được sử dụng cho tính lại giá trị của công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà cũng giống các tiêu chí được sử dụng của 2 công ty đã được tính toán ở trên. Phương pháp tài sản được sử dụng, giá trị rừng, giá trị đất và giá trị lợi thế kinh doanh được đưa vào để tính giá trị doanh nghiệp. Kết quả xác định lại tăng từ 63,83 tỷ đồng (phương án công ty tự tính) lên 100,37 tỷ đồng (phương án tính lại). Sự chênh lệch này chủ yếu đến từ giá trị rừng và giá trị quyền sử dụng đất sau khi tính toán lại của công ty.

Khoản nợ thực tế phải trả được tổng hợp dựa trên bảng báo cáo kế toán của ông ty. Tổng số nợ phải trả của công ty thời điểm năm 2020 được xác định là 17.831.778.903 đồng. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu với giá trị đạt 14.158.432.449 đồng, nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và tiền nợ phải trả nhà cung ứng. Nợ dài hạn của công ty chủ yếu là các khoản vay dài hạn với giá trị đạt 3.673.346.454 đồng.


Biểu 4.3. Kết quả xác định lại giá trị công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà theo phương pháp tài sản.

Đơn vị: Đồng


TT

Tài sản

Giá trị năm

2019

Giá trị xác

định lại

Chênh lệch

A

1

2

3

(4)=(3)-(2)

I

Tài sản ngắn hạn

55.980.147.239

32.270.841.569

-

23.709.305.670

1

Tiền và các khoản tương đương tiền

13.942.011.201

13.942.011.201

0

2

Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn

11.500.112.013

11.500.112.013

0

3

Các khoản phải thu ngắn hạn

3.476.002.112

3.476.002.112

0

4

Hàng tồn kho

26.905.012.103

3.250.660.012

-

23.654.352.091

5

Tài sản ngắn hạn khác

157.009.810

102.056.231

-54.953.579

II

Tài sản dài hạn

7.848.711.448

8.848.519.411

999.807.963

1

Các khoản phải thu dài hạn

-

0


2

Tài sản cố định

6.074.019.290

6.074.019.290

0

3

Bất động sản đầu tư

-

0


4

Tài sản dở dang dài hạn

1.384.192.037

2.384.000.000

999.807.963

5

Đầu tư tài chính dài hạn

-

0


6

Tài sản dài hạn khác

390.500.121

390.500.121

0

III

Giá trị lợi thế kinh doanh

-

-


IV

Giá trị rừng

-

70.244.724.150

70.244.724.150

V

Giá trị quyền sử dụng đất

-

6.840.000.000

6.840.000.000

Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp

63.828.858.687

118.204.085.130

54.375.226.443

B

Nợ thực tế phải trả


17.831.778.903

17.831.778.903


Tổng (A-B)

63.828.858.687

100.372.306.227

36.543.447.540

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 19

(Nguồn : Kết quả tính toán lại của tác giả)


Trong 3 công ty đề tài nghiên cứu thì công ty TNHH MTV lâm Nghiệp La Ngà quản lý diện tích rừng lớn nhất. Tuy nhiên phân nửa trong số đó công ty tiến hành giao khoán cho người dân nên không đưa vào tính giá trị doanh nghiệp. Phần rừng sản xuất công ty đầu tư được tính giá trị gồm trên 750 ha rừng gỗ keo tràm và gỗ tếch cho giá trị kinh tế cao. Giá trị rừng theo phương án cũ của công ty được cho vào mục hàng tồn kho, trong phương pháp tính lại thì giá trị rừng được tách riêng ra một mục, do đó giá trị hàng tồn kho chỉ còn 3,2 tỷ đồng.

Giá trị quyền sử dụng đất của công ty được định giá là 6,8 tỷ đồng, con số này được tính dựa trên khung giá đất ở tại địa phương đối với diện tích đất xây dựng trụ sở và đất thương mại dịch vụ, đất được nhà nước giao là rừng phòng hộ, rừng tự nhiên không được tính vào giá trị doanh nghiệp. Đất phi nông nghiệp trả tiền thuê hàng năm cũng không được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Kết quả xác định lại giá trị doanh nghiệp của 3 công ty lâm nghiệp trên ba miền của cả nước cho thấy, đối với các công ty lâm nghiệp nói chung thì việc đưa giá trị quyền sử dụng đất, và giá trị rừng vào giá trị doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nếu những tiêu chí này không được đưa vào sẽ cho ra con số không đầy đủ về giá trị, tiềm năng cũng như tài sản thực tế doanh nghiệp đang sở hữu. Thêm vào đó tùy mục đích sử dụng của kết quả định giá mà các tiêu chí cũng cần được lựa chọn phương pháp phù hợp.

4.2.2. Đề xuất hoàn thiện các tiêu chí chi tiết

4.2.2.1. Đối với các khoản vốn bằng tiền

- Đối với tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá giá trị các khoản ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm định giá.


- Đối với các chứng từ có giá phải thực hiện đánh giá lại giá trị của các chứng từ này theo quy định.

4.2.2.2. Đối với các khoản phải thu

Do khả năng đòi nợ các khoản này có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu để thực hiện như sau:

- Phân loại các khoản nợ thành nợ có khả năng thu hồi, không có khả năng thu hồi, nợ khó đòi đã được khoanh tính đến thời điểm định giá doanh nghiệp .

- Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi thì không được tính vào giá trị doanh nghiệp.

- Các khoản nợ khó đòi đã được xin khoanh nợ cần phải được tính vào giá trị doanh nghiệp.

- Cần rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ nhưng đã hạch toán toàn bộ giá trị trả trước vào chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công…

4.2.2.3. Đối với hàng tồn kho

- Đối với hàng tồn kho là các nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa cần căn cứ vào giá cả trên thị trường của những nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương đang có trên thị trường để xác định lại giá trị theo giá trị thị trường ở thời điểm định giá.

- Đối với hàng tồn kho là các công cụ, dụng cụ cần phải kiểm kê để xác định số lượng các công cụ dụng cụ đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả những công cụ dụng cụ đã được phân bổ hết giá trị vào chi phí. Các công cụ dụng cụ này cần phải đánh giá lại bằng cách căn cứ vào giá trị thị trường của các công cụ, dụng cụ mới cùng loại và chất lượng của công cụ dụng cụ đang dùng của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu chỉ căn cứ vào số liệu kế


toán, có những công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần thì giá trị đã phân bổ hết vào chi phí hay những công cụ dụng cụ sử dụng nhiều lần thì giá trị của chúng đã được phân bổ một phần vào chi phí. Do đó, trên bảng cân đối kế toán ở chỉ tiêu hàng tồn kho thì giá trị của nó không được thể hiện mặc dù trên thực tế nó vẫn còn được sử dụng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đối với hàng tồn kho là các nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa thì cần phải căn cứ vào giá trị thị trường của các nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa cùng loại và chất lượng các nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa hiện còn tồn kho tại thời điểm định giá.

- Đối với hàng tồn kho là các sản phẩm dở dang như vườn cây, rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay các doanh nghiệp đang xác định giá trị các loài tài sản đặc biệt này vào giá trị sản phẩm dở dang và giá trị hàng tồn kho. Theo đề xuất của chúng tôi thì nên tách tiêu chí này thành một tiêu chí riêng đó là tiêu chí giá trị vườn cây và giá trị rừng để áp dụng phương pháp riêng xác định chứ không xác định căn cứ vào sổ sách kế toán như đang thực hiện. Vì vậy các doanh nghiệp lâm nghiệp phải thực hiện việc phân loại rừng theo nhiều tiêu chí như độ tuổi, vị trí địa lý, chất lượng và phải định giá căn cứ vào suất đầu tư. Để làm tốt điều này thì các doanh nghiệp cần phải theo dõi và xác định được chi phí đầu tư cho từng loại rừng trồng theo thời gian. Sau đó, căn cứ vào những quy định hiện hành như Nghị định 59/2011/NĐ-CP và căn cứ vào hệ số phân loại rừng do cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định giá trị rừng trồng cho phù hợp. Đối với rừng trồng được đầu tư trong nhiều năm thì cần phải sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu để tính suất đầu tư.

4.2.2.4. Đối với giá trị tài sản dài hạn

Theo Nghị định 59/2011/NĐ - CP thì trong trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác được xác định thấp hơn


giá trị trên sổ kế toán thì xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn theo giá trị ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp là chưa phù hợp với thực tế vì giá trị thực tế của khoản vốn đầu tư không phụ thuộc vào giá trị ghi sổ kế toán mà nó phụ thuộc vào khả năng sinh lời của khoản vốn đầu tư đó.

- Đối với các khoản vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp vào doanh nghiệp khác thông qua các việc mua cổ phiếu. Theo Nghị định 59/2011/NĐ- CP thì sẽ căn cứ vào giá đóng cửa của cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm gần nhất với thời điểm thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để xác định giá trị của khoản đầu tư. Tuy nhiên, với một thị trường chứng khoán còn chưa phát triển, các thông tin thị trường còn thiếu minh bạch và đáng tin cậy như hiện nay mà chỉ dựa vào giá của cổ phiếu để xác định giá trị các khoản đầu tư của doanh nghiệp là chưa hợp lý, có thể dẫn đến làm giảm giá trị khoản vốn đầu tư của nhà nước.

4.2.2.5. Đối với tài sản cố định hữu hình

- Đối với các tài sản cố định hữu hình là tài sản hiện vật thì các doanh nghiệp cần phân loại thành tài sản cố định thành TSCĐ đang dùng thuộc sở hữu doanh nghiệp, TSCĐ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp như tài sản đi mượn, đi thuê, nhận góp vốn liên doanh liên kết.

- Đối với các tài sản cố định cũng như công cụ dụng cụ hiện nay theo quy định đã thu hồi đủ vốn hay phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng doanh nghiệp tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới. Cách tính như vậy, là chưa thật sự phù hợp với các công ty nông lâm nghiệp hiện nay vì đa số các doanh nghiệp đều có những tài sản cố định đã đầu tư từ rất lâu, đã cũ, lạc hậu nhưng vẫn còn sử dụng nếu không tính vào giá trị doanh nghiệp thì có những doanh nghiệp không còn tài sản gì


khi định giá. Còn nếu định giá không thấp hơn 20% giá trị tài sản mới tương tự trên thị trường thì giá trị các tài sản khi định giá lại quá cao so với thực tế.

Vì vậy, cần phải đánh giá lại những tài sản cố định theo phương pháp so sánh với giá trị thị trường của những TSCĐ hữu hình mới cùng loại chứ không nên quy định cứng nhắc là giá trị định giá lại của những tài sản này không được thấp hơn 20% so với giá tài sản mới.

Nếu tài sản cố định đó quá cũ trên thị trường không có TSCĐ mới cùng loại tương ứng thì có thể căn cứ vào năng lực của tài sản thông qua công suất hoạt động của tài sản như số giờ hoạt động, số lượng sản phẩm sản xuất trong năm để định giá tài sản, giá trị thanh lý tài sản cố định có khả năng thu hồi để định giá lại giá trị tài sản.

- Cần phải quy định rõ hơn về cách định giá tài sản được hình thành từ quỹ phúc lợi trước đây sử dụng cho mục đích phúc lợi nay chuyển sang sử dụng cho mục đích kinh doanh, các tài sản.

- Cần phải quy định cụ thể đối với những tài sản mà doanh nghiệp đầu tư đã đưa vào sử dụng với thời gian lớn hơn 5 năm hay giá trị còn lại trên sổ sách kế toán dưới 50% nguyên giá của tài sản thì sẽ phải xử lý như thế nào.

4.2.2.6. Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn

- Cần có những quy định về định giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn một cách cụ thể hơn cho doanh nghiệp bởi vì giá trị của các khoản đầu tư tài chính dài hạn không chỉ gói gọn ở giá trị của các khoản đầu tư ở thời điểm hiện tại mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sinh lời của các khoản đầu tư cũng như kỳ vọng của doanh nghiệp vào khoản đầu tư đó trong tương lai.

4.2.2.7. Về giá trị lợi thế kinh doanh

Khi tiến hành xác định giá trị lợi thế của DN cần đưa ra nhiều phương pháp xác định để DN có thể lự chọn, đánh giá, xác định giá trị thương hiệu cho phù hợp với đặc điểm từng loại tài sản và đặc điểm chung của DN mình như:

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí