Xử Lý Các Khoản Giảm Trừ Khi Định Giá Doanh Nghiệp


Xác định giá trị thương hiệu dựa vào chi phí để xây dựng thương hiệu tương tự có thể so sánh được. Đó là cách lấy chi phí thị trường hiện tại xây dựng thương hiệu để ước tính tổng số tiền cần bỏ ra để xây dựng một thương hiệu tương đương với thương hiệu hiện tại. Số tiền này bao gồm các chi phí như xây dựng đề án, nghiên cứu thị trường, sản xuất mẫu thử, quảng cáo, khuyến mại....Tuy nhiên, đối với các công ty lâm nghiệp hiện nay chưa có công ty nào tiến hành xây dựng thương hiệu nên trong thực tế phương pháp này chưa được áp dụng.

Xác định giá trị thương hiệu dựa trên giá trị chuyển nhượng: Cách dễ nhất để nhìn nhận giá trị một thương hiệu là dựa trên giá chuyển nhượng. Bởi vì theo cách này thì ít nhất là có người chấp nhận giá trị của thương hiệu và sãn sàng dùng tiền để có được giá trị đó. Tuy nhiên, giá trị chuyển nhượng thường bao gồm cả giá trị tài sản cố định và trị giá thương hiệu nên người ngoài cuộc không ai biết chính xác nếu tính riêng thì giá trị của thương hiệu là bao nhiêu.

Chuẩn mực kế toán ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã chấp thuận ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán. Điều này rất dễ làm với các thương hiệu có sự mua bán, chuyển nhượng. Thế nhưng phần nhiều các thương hiệu là do doanh nghiệp tự xây dựng thành công, không thể có giá trị chuyển nhượng đề mà ghi sổ. Vì vậy phương pháp này hiện nay cũng chưa thể áp dụng được.

Xác định giá trị thương hiệu dựa trên thu nhập lợi thế: Người tiêu dùng không thể có kiến thức về mọi loại sản phẩm nên thường có xu hướng chọn các sản phẩm có thương hiệu quen thuộc hoặc nổi tiếng, dù sản phẩm này được bán giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại nhưng có thương hiệu yếu hơn hoặc không có thương hiệu. Phần chênh lệch giá này là do thương hiệu mang lại. Theo phương pháp này, giá trị của thương hiệu là phần doanh thu


chênh lệch của nhãn hàng so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, việc chọn thương hiệu so sánh và tính toán giá bán chung của thị trường lại rất khó khăn. Một số công ty, đặc biệt là các công ty hàng tiêu dùng, thường kinh doanh cùng một lúc nhiều thương hiệu. Họ dễ dàng dùng lợi nhuận của thương hiệu này để đầu tư phát triển thương hiệu khác. Đôi khi giá bán sản phẩm chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của chủ thương hiệu muốn thống lĩnh thị trường nhiều hơn là giá trị thực tế của sản phẩm.

Xác định giá trị thương hiệu dựa trên giá trị cổ phiếu: Với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu. Nếu lấy giá trị thị trường của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ giá trị tài sản hữu hình trên bảng cân đối tài sản như nhà xưởng, trang thiết bị, hàng tồn kho, vốn tiền mặt,....sẽ có số dư là tài sản vô hình.

Giá trị thương hiệu trên thị trường chứng khoán dao động do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ khách quan đến chủ quan. Phương pháp này chỉ áp dụng được khi mà các doanh nghiệp đã thực hiện việc cổ phần hóa thành công đã tham gia trên thị trường chứng khoán. Hiện tại phương pháp này cũng chưa áp dụng được với các doanh nghiệp lâm nghiệp.

4.2.2.8. Đối với giá trị quyền sử dụng đất

Để định giá đất một cách hợp lý thì cần phải giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp đối với diện tích đất ở vị trí địa lý khó khăn, diện tích hoang hóa, đất nghèo không có khả năng phục hồi, không có khả năng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Cần phải có biện pháp để thu hồi toàn bộ tiền thuê đất còn nợ ngân sách của các CTLN nhất là đối với trường hợp thuê đất theo phương thức trả tiền một lần hay trường hợp giao đất có như vậy thì mới có thể định giá quyền sử dụng đất hợp lý, tránh trường hợp quyền sử dụng đất được định giá cao trong khi các doanh nghiệp không có tiền để trả tiền thuê đất.


Đối với giao đất thì có 2 hình thức đó là giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất. Đối với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì được xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng đối với hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất thì chưa có quy định cụ thể. Cần phải tính cả giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp trong trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất. Giá trị quyền sử dụng đất phải được coi là phần vốn của nhà nước giao cho doanh nghiệp, kể cả trường hợp cổ phần hóa CTLN thì phần vốn này là cổ phần nhà nước đầu tư nắm giữ không bán cổ phần cho các đối tượng khác. Do đó hầu hết các CTLN khi cổ phần hóa đều là những doanh nghiệp nhà nước chi phối bởi giá trị đất. Phần vốn này nhà nước không yêu cầu các CTLN chia lợi tức vì nhà nước đã thu về giá trị môi trường( Giá trị các bon) mà các công ty cung cấp.

Cần phải định giá lại giá trị quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp thuê đất theo phương thức trả tiền hàng năm vì doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi rất nhiều từ đất đai như hưởng lợi từ vị trí địa lý thuận lợi, từ độ mầu mỡ của đất đai không thua kém gì thậm chí còn hơn cả các doanh nghiệp nghiệp được giao đất hay thuê đất theo phương thức trả tiền ngay mà giá trị quyền sử dụng đất đó lại không tính vào giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, trên thực tế thời gian thuê của các lâm trường thường kéo dài không phải dễ dàng gì trong việc thu hồi lại đất của họ khi hợp đồng thuê chưa hết hạn, nếu hợp đồng thuê có hết hạn thì thông thường là sẽ cho thuê tiếp. Vì vậy, giá trị doanh nghiệp được hưởng từ đất đai là rất nhiều điều này không phụ thuộc vào phương phức trả tiền thuê đất mà nó còn phụ thuộc vào cả thời gian thuê. Vì vậy, không nên chỉ căn cứ vào phương thức trả tiền thuê đất một lần hay hàng năm để quy định có xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp hay không mà còn phải căn cứ cả vào thời gian thuê đất của doanh nghiệp. Hiện nay các CTLN được thuê đất với giá bình quân rất thấp và không tính áp


dụng tỷ lệ chiết khấu nên làm cho giá tiền thuê quá thấp và các CTLN luôn chon hình thức này. Vì vậy theo đề xuất của chúng tôi là nên áp dụng công thức chiết khấu cho dòng tiền đều để tính giá thuê đất hàng năm phải tính theo công thức tính kếp với dòng tiền đều để xác định giá thuê đất hàng năm mà các công ty phải trả là :

A

=

P. r(1+r)n

(1+r)n

- 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 20

Trong đó:

A là số tiền đều đặn phải trả hàng năm trong 5 năm liên tục P là giá trị đất tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp r là tỷ lệ chiết khấu

n là số năm tính toán, ở đây n lấy bằng 5 vì chu kỳ điều chỉnh khung giá đất của nhà nước quy định hiện nay là 5 năm. Sau 5 khi nhà nước thay đổi khung giá đất thì số tiền lại được tính lại theo công thức trên.

4.2.2.9. Đối với các tài sản cố định vô hình khác

- Đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp do có những đặc thù như đã phân tích ở trên nên cần phải có thêm những phương pháp khác để xác định giá trị các tài sản cố định vô hình chứ không nên chỉ căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán để xác định giá trị tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp là chưa đầy đủ mà cần phải có phương pháp định giá những tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp để tính vào giá trị doanh nghiệp. Có như vậy mới không làm mất giá trị của những tài sản vô hình nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cần phải đưa ra phương pháp xác định giá trị của các loại giấy phép đặc biệt trong DN lâm nghiệp vào giá trị TSCĐ vô hình. Trong chính sách của Nhà nước những loại giấy phép đặc biệt này không thể đem bán cho một pháp nhân khác, tuy nhiên dùng thương quyền của giấy phép để thực hiện góp vốn


thành lập liên doanh hay tăng vốn điều lệ để thu hút đối tác chiến lược là thực hiện được. Việc đánh giá giá trị của giấy phép này có ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp còn phải xem xét chủ trương của Nhà nước trong việc cấp giấy phép mới.

Cần phải bổ sung, hoàn thiện các quy định về định giá tài sản vô hình đặc thù trong quá trình định giá DN lâm nghiệp là rất cần thiết. Điều đó không chỉ giúp xác định giá trị của doanh nghiệp một cách chính xác hơn, giúp cho các nhà đầu tư đưa ra những quyết định sáng suốt mà còn giúp các doanh nghiệp được định giá nhận thức được nguồn gốc của những giá trị vô hình và thấy được tầm quan trọng của việc xác định kế hoạch phát triển tài sản vô hình và thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch phát triển tài sản vô hình như thương hiệu hay bản quyền, bí quyết kinh doanh, từ đó có những kế hoạch phát triển phù hợp nhằm kết hợp những giá trị vô hình và hữu hình để duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Đối với những tài sản vô hình đã hết khấu hao nhưng mang lại dòng thu nhập trong tương lai cho DN, có thể xác định giá trị theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thu nhập trong tương lai. Tuy phương pháp này về mặt lý thuyết có giá trị ưu việt nhưng trên thực tế rất khó có thông tin chính xác về dòng tiền thu nhập trong tương lai cho một DN tạo ra từ toàn bộ tài sản vô hình của DN nói chung và từ tài sản vô hình của DN nói riêng. Khắc phục hạn chế này để thực hiện một cách đơn giản nhất, cán bộ định giá bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình xác định lại thời gian hữu dụng của từng loại tài sản vô hình, trên cơ sở đó xác định giá trị hiện tại của tài sản vô hình.

Giá trị hiện tại của tài sản vô hình được xác định:


GTHT

=

NG

TGKH

x

TGCL


Trong đó:


GTHT: Giá trị thực tế hiện tại của tài sản vô hình NG: Nguyên giá tài sản vô hình lấy theo sổ kế toán TGKH: Thời gian khấu hao

TGCL: Thời gian còn lại

Với cách tính đơn giản như trên tuy cho độ chính xác chưa thật sự cao nhưng tạm thời có thể giúp cán bộ định giá không bỏ sót tài sản vô hình trong quá trình XĐ GTDN, đặc biệt với những tài sản vô hình đã khấu hao hết trên sổ kế toán vẫn còn chưa được đưa vào sử dụng có hiệu quả và đối với những DN có tỷ trọng tài sản vô hình lớn.

4.2.2.10. Đối với tiêu chí giá trị rừng

Giá trị tiêu chí giá trị rừng trong phương pháp tài sản có thể được xác định theo phương pháp thu nhập hoặc chi phí là rất nhạy cảm với lãi suất sử dụng khi tính hệ số chiết khấu. Việc dựa vào lãi suất thị trường để tính hệ số chiết khấu là không có cơ sở, nên dẫn đến sự sai khác rất lớn khi sử dụng các phương pháp khác nhau, nhất là khi lãi suất ngân hàng thương mại biến động lớn thì sự sai khác, thiếu căn cứ của việc sử dụng lãi suất tiền gửi hoặc tiền vay từ ngân hàng thương mại là rất rõ ràng.

Không xác định rõ loại giá được sử dụng trong khi tính toán chi phí và thu nhập là giá gì: giá cố định hay giá hiện hành, nên dẫn đến lẫn lộn, tùy tiện: Các chi phí bỏ ra trước đây, vì thực tế đã được chi ra, nên thường được hiểu (và áp dụng trên thực tế) là sử dụng giá hiện hành (giá của năm phát sinh chi phí), trong khi đó, các chi phí thì phát sinh trong quá khứ còn thu nhập lại phát sinh trong tương lai, do là dự tính, nên thường được tính theo giá mức giá tại năm định giá, nghĩa là giá cố định. Do vậy, kết quả là tùy tiện và không chính xác.


Công thức định giá rừng ở một số trường hợp được hướng dẫn trong Thông tư 65 (ví dụ: Giá cho thuê), thiếu chính xác, do không gắn với thời hạn cho thuê (bộ phận thu nhập thường xuyên được tính theo công thức của thời hạn cho thuê rừng là vĩnh viên, các loại thu nhập khác lại tính theo thời hạn cho thuê có thời hạn…), đơn vị tính không rõ ràng.

Chưa tính đến một bộ phận quan trong trong giá rừng là khả năng tăng giá rừng trong tương lai. Lý thuyết định giá tài sản được áp dụng rộng rãi trên thế giới là: Giá Tài sản bằng giá trị hiện tại của các thu nhập ròng từ tài sản cộng phần gia tăng của giá tài sản trong tương lai. Phương pháp định giá quy định trong Nghị định 48/NĐ-CP năm 2007 là chưa đề cập đến bộ phận này của giá rừng.

Tách giá đất ra khỏi giá rừng, nhất là đối với rừng trồng, là sai sót đáng kể trong định giá rừng theo Nghị định số 48/NĐ-CP năm 2007. Mặt khác, giá đất lâm nghiệp lại được điều chỉnh bởi 1 nghị định khác của Chính phủ, tuy nguyên tắc định giá là như nhau, nhưng kỹ thuật cụ thể là khác nhau, nên các phương pháp được hướng dẫn trong NĐ 48/NNĐ-CP, trên thực tế chỉ có tác dụng định giá rừng phòng hộ, rừng SX là rừng tự nhiên, còn đối với rừng trồng là không áp dụng được.

Chưa tính đến các thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng (trong nước và quốc tế): Các phương pháp được quy định trong Nghi định 48/NĐ-CP chưa phản ánh được (và do vậy, không áp dụng được) khi các giao dịch về rừng liên quan đến các lợi ích thu được từ dich vụ môi trường rừng, gồm các dịch vụ được chi trả trong nước (điện, nước sạch, du lịch…) và chi trả quốc tế (thị trường Carbon, REDD…).

Vì vậy, đối với rừng trồng theo phương pháp tài sản thì tiêu chí này nên tính theo phương phấp tập hợp chi phí đầu tư trong quá khứ đưa về thời điểm xác


định giá trị doanh nghiệp áp dụng theo kỹ thuật tính kép ới công thức xác định như sau:


Trong đó:

Giá trị rừng = Ci(1+r)ni

Ci là chi phí đầu tư tạo rừng năm i

r là tỷ lệ lãi suất hay tỷ lệ chiết khấu (1+r)ni là hệ số tính kép, ni chạy từ 0-n

4.2.2.12. Xử lý các khoản giảm trừ khi định giá doanh nghiệp

Các doanh nghiệp lâm nghiệp cần lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa. Các khoản này dùng để bù đắp các tổn thất trong doanh nghiệp. Nếu còn tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì được cộng vào phần vốn của nhà nước tại Doanh nghiệp.

Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

Các khoản lỗ sau khi đã xử lý theo các quy định nêu trên tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn còn các khoản nợ đọng của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện xóa nợ lãi vay theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.

Về xử lý các khoản dự phòng lỗ hoặc lãi: Các khoản dự phòng ở đây gồm: giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm: doanh nghiệp xử dụng để trợ cấp cho người

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí