đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại.
4.12. Quan điểm hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tại Việt Nam
Những giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp cần phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn ở Việt Nam. Định giá doanh nghiệp là công việc phức tạp ngay cả đối với thị trường đã phát triển. Nhiều trường hợp cho thấy số tiền ngân sách thu được từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể thấp hơn giá trị thị trường. Do đó, ngay sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu, cổ phiếu của doanh nghiệp đó đã được chuyển nhượng với giá cao hơn rất nhiều giá khởi điểm. Giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp cần được định hướng gắn với thị trường, đó là giá trị thực tế của doanh nghiệp và người bán và người mua có thể chấp nhận được.
Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng đầy đủ, cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện, giảm thiểu thất thoát tài sản của Nhà nước, vừa tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và thị trường tài chính.
Các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện bộ tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lình vực lâm nghiệp cần xem xét những thông lệ quốc tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Đặc biệt là học hỏi từ kinh nghiệm những nước đã thực hiện thành công cổ phần hóa doanh nghiệp lâm nghiệp và những nước có điều kiện giống Việt Nam.
Các chính sách hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp cần lưu ý những đặc thù trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp. Những đặc thù của ngành lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, quá trình chu chuyển vốn và quản lý tài chính, hiệu quả hoạt động SXKD.
4.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất lâm nghiệp
4.2.1. Đề xuất hoàn thiện các tiêu chí chung xác định giá trị cho các công ty lâm nghiệp
Hiện nay các công ty lâm nghiệp đều đang xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, các tiêu chi để xác định cho các công ty lâm nghiệp khi cổ phần hóa bao gồm:
Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH + giá trị lợi thế kinh doanh + giá trị quyền sử dụng đất
Còn các công ty lâm nghiệp chưa cổ phần hóa thì xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm các tiêu chí sau:
Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH
Tiêu chí Tài sản cố định và đầu tư dài hạn gồm các tiêu chí: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác thì được tính toán theo quy định của Bộ Tài chính hiện hành.
Tiêu chí Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gồm các tiêu chí: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu tư ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác cũng được tính toán xác định theo quy định của Bộ Tài chính hiện hành.
Tiêu chi Giá trị lợi thế kinh doanh là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ
Tiêu chí Giá trị quyền sử dụng đất là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất. Trường hợp khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà giá đất thực tế nhận chuyển nhượng, giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất cao hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất là giá đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thực tế hoặc giá đất trúng đấu giá
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: riêng đối với các Công ty Lâm nghiệp có đặc thù là lấy rừng và đất rừng làm những tư liệu sản xuất chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tại các công ty. Vì vậy, đất rừng và rừng là loại tài sản đặc biệt và cũng phải được tính toán riêng và đưa vào xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Do giá trị đất, giá trị rừng chiếm tỷ trọng lớn và có phương pháp xác định riêng nên tách thành một mục riêng.
Việc định giá rừng trồng được tính dựa trên diện tích rừng mà doanh nghiệp tiến hành đầu tư, diện tích rừng mà doanh nghiệp giao khoán cho các hộ gia đình không được đưa vào tính toán. Giá trị rừng trồng được tính theo Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT: Quy định phương pháp định giá rừng trồng và khung giá rừng. Theo đó giá rừng trồng được cấu thành bởi chi phí hình thành rừng và lợi nhuận dự kiến theo các năm, con số này được quy đổi về thời điểm định giá bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền với tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân, kỳ hạn 12 tháng trong 3 năm gần nhất.
Tiêu chí xác định giá trị quyền sử dụng đất là khâu hết sức phức tạp đối với các công ty lâm Nghiệp, bởi vì nhiều nguyên nhân như diện tích đất lớn, gồm nhiều loại đất khác nhau, có sự xen kẽ giữa đất rừng trồng, rừng phòng hộ, có sự sinh sống xem kẽ của người dân trong khu vực đất đai công ty quản lý. Việc lựa chọn loại đất nào được định giá và đưa vào giá trị của doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng vì nếu đưa tất cả giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp thì giá trị đất sẽ rất lớn, điều này phản ánh không đúng giá trị của doanh nghiệp.
Đề tài chỉ đưa giá trị đất xây dựng trụ sở, đất đầu tư của công ty và đất phục vụ hoạt động thương mại vào định giá, đất rừng trồng thường được trả
tiền thuê hàng năm nên không đưa vào định giá, nếu doanh nghiệp chọn phương án thuê đất trả tiền một lần thì sẽ được đưa vào định giá, tuy nhiên trên thực tế sẽ không có doanh nghiệp nào lựa chọn phương án này bởi số tiền quá lớn gây ra chi phí cơ hội cao, phương án trả tiền thuê hàng năm là phương án tối ưu.
Giá trị quyền sử dụng đất đưa vào đầu tư của doanh nghiệp sẽ được tính theo giá thị trường theo phương pháp so sánh, giá đất xây dựng trụ sở được tính bằng giá đất ở theo khung giá đất của địa phương, đất phục vụ cho hoạt động thương mại và dịch vụ được tính bằng 80% giá trị đất theo khung giá của địa phương (Theo hướng dẫn của Thông tư 207/2014/TT-BTC: Quy định về xác định tiền thuê đất đối với công ty nông lâm nghiệp).
Ngoài ra qua nghiên cứu cho thấy giá trị tài sản của doanh nghiệp còn có khoản các khoản nợ thực tế doanh nghiệp phải trả, những yếu tố này có vai trò rất quan trọng trong việc định giá doanh nghiệp, tuy nhiên của các công ty nghiên cứu đều không đưa khoản này vào.
Xuất phát từ những nghiên cứu trên đây tác giả đề xuất việc xác định giá trị của doanh nghiệp lâm nghiệp được xác định bởi các tiêu chí sau:
Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH + giá trị lợi thế kinh doanh + giá trị quyền sử dụng đất + giá trị rừng - Nợ thực tế phải trả.
Dựa vào công thức và các tiêu chí đề xuất trên đây tác giả tiến hành xác định lại giá trị cho các công ty lâm nghiệp đã chọn làm điểm nghiên cứu vào thời điểm năm 2020 để làm cơ sở so sánh với các tiêu chí hiện tại như sau:
4.2.1.1 Xác định lại giá trị Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn
Kết quả xác định lại giá trị công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn được thể hiện trên biểu sau:
Kết quả xác định lại cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa phương án xác định lại và kết quả xác định giá trị của công ty TNHH lâm Nghiệp Yên Sơn. Giá trị sau khi xác định lại lớn hơn khá nhiều, con số này là 59,63 tỷ
đồng, so với kết quả mà công ty tự tính toán là 25,3 tỷ đồng. Sự chênh lệch đến từ giá trị rừng được tính lại và giá trị đất được đưa vào.
Biểu 4.1. Kết quả xác định giá trị công ty lâm nghiệp Yên Sơn
Đơn vị: Đồng
Tài sản | Giá trị năm 2019 | Giá trị xác định lại | Chênh lệch | |
A | 1 | 2 | 3 | (4)=(3)-(2) |
I | Tài sản ngắn hạn | 24.131.501.644 | 13.209.313.356 | -10.922.188.288 |
1 | Tiền và các khoản tương đương tiền | 481.433.358 | 481.433.358 | 0 |
2 | Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn | - | - | - |
3 | Các khoản phải thu ngắn hạn | 12.359.989.438 | 12.359.989.438 | 0 |
4 | Hàng tồn kho | 11.290.078.847 | 367.890.560 | -10.922.188.287 |
5 | Tài sản ngắn hạn khác | - | - | - |
II | Tài sản dài hạn | 1.208.952.237 | 3.908.184.596 | 2.699.232.359 |
1 | Các khoản phải thu dài hạn | - | - | - |
2 | Tài sản cố định | 1.143.012.486 | 3.488.517.927 | 2.345.505.441 |
3 | Bất động sản đầu tư | - | - | - |
4 | Tài sản dở dang dài hạn | - | - | - |
5 | Đầu tư tài chính dài hạn | - | - | - |
6 | Tài sản dài hạn khác | 65.939.750 | 419.666.669 | 353.726.919 |
III | Giá trị lợi thế kinh doanh | - | - | - |
IV | Giá trị rừng | - | 43.045.087.041 | 43.045.087.041 |
V | Giá trị quyền sử dụng đất | - | 4.720.000.000 | 4.720.000.000 |
Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp | 25.340.453.881 | 64.882.584.993 | 39.542.131.112 | |
B | Nợ thực tế phải trả | - | 5.246.979.730 | 5.246.979.730 |
Tổng (A-B) | 25.340.453.881 | 59.635.605.263 | 34.295.151.382 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phỏng Vấn Chuyên Sâu Một Số Chuyên Gia Đánh Giá Về Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp.
- Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Về Đặc Điểm Sản Xuất Của Các Công Ty Lâm Nghiệp
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Của Các Công Ty Lâm Nghiệp
- Xác Định Lại Giá Trị Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp La Ngà
- Xử Lý Các Khoản Giảm Trừ Khi Định Giá Doanh Nghiệp
- Kiến Nghị Đối Với Bộ Nông Nghiệp & Ptnt Với Các Bộ Liên Quan
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Nguồn : Kết quả tính toán lại của tác giả)
Nợ phải trả được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán của công ty, các khoản nợ của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng nợ của công ty là 5.246.979.730 đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn là 3.636.886.195 đồng và nợ dài hạn là 1.610.093.535 đồng. Nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu đến từ các khoản vay ngắn hạn và các khoản tiền phải trả nhà cung cấp vật tư phục vụ hoạt động trồng rừng, trong khi đó nợ dài hạn chủ yếu là các khoản vay dài hạn phải trả.
Giá trị rừng được đưa vào khoản mục hàng tồn kho theo phương án mà Công ty đưa ra, tuy nhiên theo phương pháp tính lại thì giá trị rừng được tách vào mục riêng, kết quả là giá trị hàng tồn kho còn lại không đáng kể từ cây giống tại vườn ươm, con số này chỉ 11,29 tỷ đồng. Giá trị rừng trồng của công ty được tính theo hướng dẫn của Thông Tư 32/2018/TT-BNNPTNT: Phương pháp định giá rừng, khung giá rừng. Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định giá. Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt). Chi tiết tính giá trị rừng trồng tại công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn được thể hiện trên phụ biểu 3.3
Giá trị rừng mà doanh nghiệp tự tổng hợp theo phương pháp tài sản là 11,29 tỷ đồng, con số này thấp hơn rất nhiều so với giá trị tính lại là 43,05 tỷ đồng. Nguyên nhân là theo cách tính của công ty thì chỉ tập hợp các chi phí phát sinh mà không phản ánh được thu nhập dự kiến trong tương lai và chiết khấu của dòng tiền theo thời gian, tỷ lệ chiết khấu bình quân trong giai đoạn này là 6,5%/năm.
Giá trị quyền sử dụng đất của công ty được tổng hợp trên phụ biểu 3.1,
trong đó giá trị đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, đất trồng cây lâu năm là đất được nhà nước giao quản lý nên không đưa vào giá trị doanh nghiệp. Đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp cũng không đưa vào tính toán, vì công ty lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, nếu công ty lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền một lần thì số tiền phải trả sẽ rất lớn và không mang lại hiệu quả về mặt tài chính. Do đó giá trị quyền sử dụng đất của công ty được tính đối với đất xây dựng trụ sở và đất thương mại dịch vụ theo khung giá đất của địa phương tại thời điểm định giá. Nếu đất của công ty tiến hành đầu tư thì được tính theo giá thị trường theo phương pháp so sánh. Giá trị quyền sử dụng đất của công ty được xác định theo phương án tính lại là 4,72 tỷ đồng, con số này không lớn vì địa bàn hoạt động của công ty có mức giá đất khá thấp theo khung giá của tỉnh Tuyên Quang.
Tóm lại chúng ta có thể thấy đối với các công ty lâm Nghiệp thì việc định giá rừng và quyền sử dụng đất có vai trò rất quan trọng. Đây là những tài sản lớn của công ty, nếu không được đưa vào tính giá trị doanh nghiệp hay tính chưa đúng, chưa đủ thì kết quả đưa ra sẽ không phản ánh đúng giá trị thật sự của doanh nghiệp.
4.2.1.2 Xác định lại giá trị Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn
Kết quả xác định lại giá trị công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn được thể hiện trên biểu sau.
Kết quả xác định lại cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa phương án xác định lại và kết quả xác định giá trị của công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn. Giá trị sau khi xác định lại lớn hơn khá nhiều, con số này là 112,98 tỷ đồng, so với kết quả mà công ty tự tính toán là 54,62 tỷ đồng. Sự chênh lệch đến từ giá trị rừng được tính lại, giá trị đất được đưa vào cũng rất lớn trong khi phương án của công ty đưa ra không có khoản mục này. Khoản mục Nợ phải trả của công ty là toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên bảng báo cáo kế toán. Tổng nợ
phải trả của công ty được xác định là 19.361.399.372 đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm chú yếu (13.940.207.548 đồng), nợ ngắn hạn bao gồm nợ phải trả nhà cung cấp và các khoản vay ngắn hạn. Nợ dài hạn phần lớn là các khoản vay dài hạn ngân hàng để đầu tư vào máy móc thiết bị (5.421.191.824 đồng).
Biểu 4.2. Kết quả xác định lại giá trị công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn theo phương pháp tài sản.
Đơn vị: Đồng
Tài sản | Giá trị năm 2019 | Giá trị xác định lại | Chênh lệch | |
A | 1 | 2 | 3 | (4)=(3)-(2) |
I | Tài sản ngắn hạn | 46.738.244.607 | 32.954.187.665 | - 13.784.056.942 |
1 | Tiền và các khoản tương đương tiền | 10.051.847.185 | 10.051.847.185 | 0 |
2 | Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn | 7.730.000.000 | 7.730.000.000 | 0 |
3 | Các khoản phải thu ngắn hạn | 12.060.585.144 | 12.060.585.144 | 0 |
4 | Hàng tồn kho | 16.895.812.278 | 3.111.755.336 | - 13.784.056.942 |
5 | Tài sản ngắn hạn khác | 0 | ||
II | Tài sản dài hạn | 7.883.281.703 | 7.883.281.703 | 0 |
1 | Các khoản phải thu dài hạn | - | - | - |
2 | Tài sản cố định | 5.716.283.761 | 5.716.283.761 | - |
3 | Bất động sản đầu tư | - | - | - |
4 | Tài sản dở dang dài hạn | 221.997.942 | 221.997.942 | 0 |
5 | Đầu tư tài chính dài hạn | 1.945.000.000 | 1.945.000.000 | 0 |
6 | Tài sản dài hạn khác | - | - | - |
III | Giá trị lợi thế kinh doanh | - | - | - |
IV | Giá trị rừng | - | 61.185.253.417 | 61.185.253.417 |
V | Giá trị quyền sử dụng đất | 19.654.000.000 | 19.654.000.000 | |
Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp | 54.621.526.310 | 132.348.718.518 | 67.055.196.475 | |
B | Nợ thực tế phải trả | 19.361.399.372 | 19.361.399.372 | |
Tổng (A-B) | 54.621.526.310 | 112.987.319.146 | 47.693.797.103 |
(Nguồn : Kết quả tính toán lại của tác giả)