Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Mù Cang Chải Giai Đoạn 2013- 2020



Ib

594,43

7295,9

1427,2

542,4

458,6


200,0


140,3

586,8

2161,6

659,6

133,5

415,7

19,2

551,0

6701,47


Ic

430,45

7946,5

1486,4

934,9

490,0

656,1

36,9

69,7


524,6

1494,2

617,3


356,0


1280,5

7516,04

B

Đất phi nông nghiệp


1671,5

236,3

178,9

58,3

69,1

66,6

59,0

63,1

87,5

172,5

113,1

125,5

156,5

65,3

219,9


C

Các loại đất khác


11677,1

2649,1

182,4

33,4

298,7

301,8

65,2

168,3

223,3

1884,0

2085,7

1356,8

1098,7

134,6

1195,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 12


3.2.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013- 2020

3.2.3.1. Quản lý bảo vệ rừng


a) Đối tượng quản lý bảo vệ:


Bao gồm diện tích rừng, đất rừng hiện có (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) và diện tích rừng được hình thành do quá trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, rừng trồng mới sau khi hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản.

b) Khối lượng: Bảo vệ diện tích có rừng theo từng giai đoạn.


- Giai đoạn 2013 - 2015: 60.879,56ha, trong đó:


+ Rừng đặc dụng: 20.108,20ha;


+ Rừng phòng hộ: 37.309,70ha;


+ Rừng sản xuất: 3.461,65ha


- Giai đoạn 2016 - 2020: 67.013,83ha, trong đó:


+ Rừng đặc dụng: 20.108,20ha;


+ Rừng phòng hộ: 42.504,67ha;


+ Rừng sản xuất: 4.400,96ha


c) Tổ chức thực hiện:


- Kiện toàn lại bộ máy quản lý, bảo vệ rừng các cấp từ tỉnh, huyện, xã, thôn bản đảm bảo bố trí đủ cán bộ kiểm lâm theo yêu cầu cho nhưng vùng trọng điểm có nguy cơ xâm hại cao.

- Những diện tích rừng gần khu dân cư thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân theo quyết định hiện hành; diện tích rừng xa khu dân cư giao cho lực lượng kiểm lâm địa bàn quản lý;



- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị, phương tiện làm việc cho lực lượng kiểm lâm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Có chế độ chính sách đảm bảo khuyến khích mọi người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

d) Biện pháp quản lý bảo vệ


* Biện pháp chung


- Xác định diện tích, chất lượng từng lô rừng, tiến hành thiết kế, lập hồ sơ quản lý bảo vệ, xác định, đóng mốc phân giới, niêm yết nội dung bảo vệ rừng trên đường đi lối lại, gần khu dân cư để người dân nâng cao nhận thức trong bảo vệ và chăm sóc rừng;

- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng như xâm lấn, chiếm đất rừng; phát nương làm rẫy; khai thác lâm sản trái phép. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có chế độ khen thưởng biểu dương kịp thời những cá nhân, đơn vị có thành tích tốt trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Chính quyền các cấp, lực lượng quản lý bảo vệ rừng, các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhân khoán chăm sóc, bảo vệ rừng phải phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng;

- Định kỳ hàng năm tổ chức diễn tập công tác PCCCR vào đầu mùa khô;


- Xây dựng các cơ chế chính sách về vấn đề được hưởng lợi cho người dân khi tham gia công tác PCCCR, tham gia chữa cháy rừng; các cơ chế chính sách cho người dân trong trường hợp xảy ra những rủi ro trong quá trình tham gia.

* Biện pháp cụ thể cho từng loại rừng


- Rừng đặc dụng: Diện tích rừng đặc dụng được quy hoạch đến năm 2020 không có sự thay đổi mục đích sử dụng về diện tích so với hiện trạng năm 2012. Đối với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có: Những đối tượng này cần



được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi tác động gây xâm hại tới tài nguyên rừng. Vì vậy cần quản lý bảo vệ và phát triển bền vững 20.108,20ha rừng đặc dụng; trong đó diện tích rừng tự nhiên là 19.080,80ha và 927,40ha rừng trồng.

- Rừng phòng hộ: Cần bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi hoạt động gây bất lợi tới

diện tích rừng phòng hộ hiện có, là 42.504,67ha (theo Quy chế quan lý rừng phòng hộ).


+ Tiến hành trồng rừng trên đối tượng đất trống trảng cỏ (Ia) 722,60ha và đất trống cây bụi (Ib) 3.008,99ha đối với những nơi có điều kiện thuận lợi (độ dốc và độ cao thấp) và tương đối tập trung như các xã Nậm Có 753,5ha (Ib), 384ha (Ia); Chế Tạo có 360ha (Ib), 250,3ha (Ia); Khao Mạng 453,3ha; Púng Luông 415,8ha; Nậm Khắt 433ha; v.v… Những nơi địa hình hiểm trở núi cao, vùng sâu vùng xa, diện tích phân tán, thực bì là cỏ tranh hoặc cây bụi nhưng có khả năng phòng hộ, hạn chế xói mòn, v.v… trước mắt cần bảo vệ không để các hoạt động xâm hại tới thảm thực vật rừng. Biện pháp kỹ thuật (phương thức trồng, xử lý thực bì, làm đất, trồng và chăm sóc rừng, v.v…) tuân thủ theo quy trình trồng rừng phòng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

+ Đối với đất trống có cây gỗ rải rác (Ic) của huyện có khoảng 3.806,26ha: Những diện tích đất trống Ic có mật độ cây tái sinh (N/ha) trên 1.000 cây, số cây tái sinh có triển vọng (Hvn > 1m) chiếm trên 50% số cây tái sinh hiện có, tổ thành cây tái sinh là những loài cây mục đích chiếm ưu thế thì có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi tự nhiên. Ngược lại nếu số cây tái sinh không đảm bảo, có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung. Hơn nữa, diện tích đất trống (Ib) ở nơi cao, xa đi lại khó khăn không có khả năng trồng rừng, đưa vào khoanh nuôi.

- Rừng sản xuất: Đến năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất được quy hoạch là 26.119,10ha. Trong đó đất có rừng là 4.401ha và đất chưa có rừng là 21.718,10ha.

+ Quản lý bảo vệ rừng: Đối với diện tích rừng tự nhiên (1.602ha) và rừng trồng (2.799ha) hiện có, sau giai đoạn chăm sóc cần được quản lý bảo vệ tốt. Riêng



đối với rừng tự nhiên cần có những quy định cụ thể và tiến hành khoán bảo vệ cho

các chủ rừng, tạo điều kiện thuận lợi để rừng sinh trưởng và phát triển tốt;


+ Trồng rừng: Được tiến hành trên đối tượng đất trống trảng cỏ (Ia) là 6.475,10ha và đất trống cây bụi (Ib) là 7.295,90ha; và trồng rừng sau khai thác. Lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh và hiệu quả kinh tế cao.

+ Khoanh nuôi phục hồi rừng: Được áp dụng với đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (Ic) là 7.946,50ha. Những diện tích đất trống Ic có mật độ cây tái sinh (N/ha) trên 1.000 cây, số cây tái sinh có triển vọng (Hvn > 1m) chiếm trên 50% số cây tái sinh hiện có, tổ thành cây tái sinh là những loài cây mục đích chiếm ưu thế thì có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi tự nhiên. Ngược lại nếu số cây tái sinh không đảm bảo, có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung.

Theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng có nêu rõ:

+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên cần tiến hành xây dựng phương án điều chế rừng, khai thác theo phương thức quản lý rừng bền vững;

+ Đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt: Tiến hành làm giầu rừng nhằm nâng cao chất lượng rừng bằng cách trồng bổ sung những loài cây gỗ có giá trị kinh tế và lâm sản ngoài gỗ hoặc tiến hành cải tạo rừng, trồng lại bằng những loài cây có giá trị kinh tế cao hơn;

+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hiện có, cần khuyến khích việc đầu tư chăm sóc và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn cho chế biến đồ mộc dân dụng, hàng mỹ nghệ xuất khẩu và các nhu cầu chế biến khác;

+ Đối với đất trống quy hoạch rừng sản xuất, cần đẩy mạnh trồng rừng theo phương thức thâm canh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn, gỗ nhỏ cho công



nghiệp chế biến và gỗ gia dụng; khuyến khích gây trồng các loại cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ. Sử dụng giống có chất lượng cao để tăng năng suất rừng trồng;

+ Đối với diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ tránh những tác động bất lợi đến rừng phục hồi.

3.2.3.2. Khôi phục và phát triển rừng


a) Khoanh nuôi phục hồi rừng


- Đối tượng: Diện tích đất chưa có rừng ở trạng thái Ic, Ib, Ia có mật độ cây tái sinh có triển vọng (Hvn > 1,5m), mật độ cây tái sinh có mục đích trên 1.000 cây/ha. Những diện tích không đủ điều kiện trên, nhưng phân bố phân tán, vùng sâu vùng xa, xen kẽ trong rừng có khả năng nhân gieo giống tự nhiên để phát triển rừng.

- Khối lượng: Tổng diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng quy hoạch đến năm

2020 là 25.857,11ha.


Thời gian khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là 5 năm, khoanh nuôi xúc tiến kết hợp trồng bổ sung là 6 năm (theo Thông tư liên bộ số 28/1999/TT-LB ngày 23/9/1999 của liên Bộ NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ) sau đó chuyển sang đối tượng bảo vệ rừng.

- Tổ chức thực hiện: Thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân và các Ban quản lý rừng theo quy định hiện hành.

- Biện pháp kỹ thuật:


+ Tiến hành điều tra thiết lập hồ sơ cụ thể cho từng lô rừng;


+ Đóng biển báo nội quy bảo vệ rừng tại các điểm gần đường đi, khu dân cư;


+ Đối với khoanh nuôi tái sinh tự nhiên triệt để tận dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp ngăn chặn mọi sự tác động tiêu cực vào rừng;

+ Đối với khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, ngoài biện pháp kỹ

thuật trên cần tiến hành phát chăm sóc rừng kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp,



cây ăn quả, cây công nghiệp, v.v… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng.

b) Trồng mới rừng


- Đối tượng: Diện tích đất chưa có rừng, đất trống trạng thái Ic có mật độ cây tái sinh có triển vọng (Hvn > 1,5m) dưới 300 cây/ha hoặc mật độ cây tái sinh có triển vọng (Hvn < 0,5m) dưới 1.000 cây/ha, nương rẫy không cố định.

- Khối lượng: Tổng diện tích trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng mới là 38.952,31ha, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 21.449,12ha và giai đoạn 2016 - 2020 là 17.503,19ha. Trong đó:

+ Rừng phòng hộ: 14.608,87ha;


+ Rừng sản xuất: 24.343,44ha.


- Biện pháp kỹ thuật:


* Trồng rừng phòng hộ:


- Chọn loài cây trồng: Loại cây được gây trồng phổ biến trong vùng, loài cây

được trồng trên diện rộng, loài cây đa tác dụng theo các nguyên tắc sau:


+ Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, cành lá xum xuê mau khép tán;


+ Cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tái sinh chồi, tái sinh hạt mạnh,

dễ trồng, dễ chăm sóc;


+ Bộ rễ phát triển tốt, có khả năng giữ đất, giữ nước tốt, lượng vật rơi rụng nhiều sớm bị phân giải để tăng độ phì cho đất và tăng khả năng che phủ mặt đất, làm tăng độ thô bề mặt đất rừng, làm vật cản, ngăn chặn dòng chảy mặt và hạn chế lượng vật chất xói mòn, v.v…;

+ Khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiên gây trồng hỗn giao

với các loài cây phù trợ khác; cho sản phẩm trung gian.


- Kỹ thuật trồng:



+ Xử lý thực bì: Xử lý thực bì toàn diện, theo đám, theo băng song song với đường đồng mức hoặc cục bộ theo hố trồng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng lô, loài cây trồng và phương thức trồng rừng mà xác định cho phù hợp.

+ Làm đất: Làm cục bộ theo hố, tùy từng loài cây trồng cụ thể mà kích thước

hố trồng khác nhau.


+ Phương thức trồng: Trồng rừng thuần loài hoặc hỗn giao nhiều loài cây theo hình thức rải đều, theo hàng, theo băng hoặc theo đám nhằm tạo thành rừng có cấu trúc nhiều tầng tán để phát huy khả năng phòng hộ cao. Kết hợp trong đó có sản phẩm trung gian, sản phẩm trồng xen các loài cây ngắn ngày trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, sản phẩm trồng xen dưới tán rừng, v.v… góp phần tăng thu nhập cho người dân.

+ Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu, cây rễ trần, gieo thẳng hạt, v.v…


+ Thời vụ trồng: Vụ hè thu.


+ Mật độ trồng: Tùy theo loài cây trồng mà mật độ trồng có khác nhau, nhưng phải đảm bảo tối thiểu 1.600 cây/ha (đối với cây gỗ), 300 – 400 cây/ha đối với các loài tre, luồng.

+ Đối với khu vực rừng dễ xảy cháy rừng cần xây dựng đường băng cản lửa (băng xanh hoặc băng trắng) kết hợp chống xói mòn đất và các biện pháp phòng chống cháy rừng.

+ Đối với rừng trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, ưu tiên diện tích đất

trồng còn tốt, nơi có độ dốc thấp (dưới 200) thuận lợi cho việc áp dụng nông lâm kết hợp.

- Chăm sóc rừng sau trồng: Sau khi trồng cần tiến hành chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật được áp dụng. Sau khi kết thúc thời kỳ chăm sóc rừng nhất thiết phải tiến hành tỉa thưa theo quy trình nuôi dưỡng rừng trồng của từng loài cây do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh ban hành dựa trên các quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023