Giải Pháp Về Sử Dụng Tài Nguyên Rừng



triển rừng bền vững theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII đã đề ra, đến năm 2015 đạt tỷ lệ che phủ toàn tỉnh 63,5%. Trong đó:

+ Giai đoạn 2013-2015, tiến hành khoanh nuôi và trồng mới rừng 18.979,1ha trên đất chưa có rừng là rừng phòng hộ (3.674ha) và đất chưa có rừng là rừng sản xuất (15.305ha). Quản lý bảo vệ ổn định toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng trồng đã có.

+ Giai đoạn 2016 - 2020, tiến hành khoanh nuôi mới và trồng mới 5.696ha trên đất rừng sản xuất, trong đó 939ha trên đất đã có rừng và 4.757ha trên diện tích đất chưa có rừng. Khoanh nuôi mới và trồng mới 5.194ha trên đất rừng phòng hộ. Quản lý bảo vệ ổn định toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng trồng đã có.

* Rừng đặc dụng


- Quy hoạch diện tích rừng và đất rừng đặc dụng đến năm 2020 không có sự thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng năm 2012 là 20.108,20ha (rừng tự nhiên 19.180,80ha và rừng trồng 927,40ha). Vì vậy, cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi tác động gây xâm hại tới tài nguyên rừng.

* Rừng phòng hộ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Đối với rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có 46.944,77ha (rừng tự nhiên 31.884ha và rừng trồng 15.060,77ha): Cần được bảo vệ, tránh mọi các hoạt động gây bất lợi tới tài nguyên (theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ).

- Tiến hành trồng rừng trên đối tượng đất trống trảng cỏ Ia với diện tích 1.640,56ha và đất trống cây bụi (Ib) với diện tích 6.171,64ha đối với những nơi có điều kiện thuận lợi (độ dốc và độ cao thấp) và tương đối tập trung. Những nơi địa hình hiểm trở núi cao, xa, phân tán, thực bì là cỏ tranh hoặc cây bụi nhưng có khả năng phòng hộ, hạn chế xói mòn...trước mắt cần bảo vệ không để lửa rừng và các hoạt động xâm hại tới thảm thực vật rừng. Biện pháp kỹ thuật: Phương thức

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 15



trồng, xử lý thực bì, làm đất, trồng và chăm sóc rừng, v.v... tuân heo quy trình trồng rừng phòng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Đối với đất trống có cây gỗ rải rác (Ic) có khoảng 785ha: Những diện tích đất trống Ic có mật độ cây tái sinh (N/ha) tr ên 1.000 cây, số cây tái sinh có triển vọng (H>1m) chiếm tr ên 50% số cây tái sinh hiện có, tổ thành tái sinh là những cây mục đích chiếm ưu thế thì có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi tự nhiên. Ngược lại nếu số cây tái sinh không đảm bảo, có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung. Diện tích đất trống (Ib) ở n ơi cao xa đi lại khó khăn không có khả năng trồng rừng, đưa vào khoanh nuôi.

* Rừng sản xuất


- Quản lý bảo vệ rừng: Đối với rừng tự nhiên và ha rừng trồng sau giai đoạn chăm sóc cần được quản lý bảo vệ tốt. Riêng đối với rừng tự nhiên cần có những quy định cụ thể và tiến hành khoán bảo vệ cho các chủ rừng, tạo điều kiện thuận lợi để rừng sinh trưởng và phát triển ngày càng tốt hơn.

- Trồng rừng: Được tiến hành trên đối tượng đất trống trảng cỏ (Ia) và đất trống cây bụi (Ib); và trồng rừng sau khai thác. Lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh và hiệu quả kinh tế.

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: Được áp dụng với đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (Ic). Những diện tích IC có mật độ cây tái sinh (N/ha) trên 1.000 cây, số cây tái sinh có triển vọng (H>1m) chiếm trên 50% số cây tái sinh hiện có, tổ thành ưu thế là những cây mục đích có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi tự nhiên. Ngược lại nếu số cây tái sinh không đảm bảo, có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung.

3.2.6.3. Giải pháp về khoa hoc công nghệ


a) Về kỹ thuật


- Áp dụng và xây dựng, hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, cải tạo nuôi dưỡng và làm giàu rừng, v.v…để phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực trên địa bàn huyện.



- Lựa chọn những cây trồng thích hợp với nhiều dạng địa hình, khí hậu, đất đai khác nhau, sinh trưởng nhanh và có chu kỳ kinh doanh ngắn (như keo lai, bạch đàn mô, v.v...) đưa vào trồng rừng thâm canh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh xuống 7 - 8 năm, đưa nghề rừng trở thành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế lâm nghiệp của huyện.

- Tiến hành làm giầu rừng trên những diện tích rừng thưa, kém chất lượng bằng biện pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung những loài cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, tăng giá trị canh tác lâm nghiệp

- Thay thế dần những cây trồng kém chất lượng bằng những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao và có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. Lựa chọn những cây trồng đa tác dụng, không chỉ cung cấp gỗ, mà còn cung cấp lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ môi trường, cải tạo đất đai, v.v…

- Tăng cường công tác quản lý giống, hoàn thiện quy hoạch giống cây lâm nghiệp, chuyển hóa các rừng giống từ các lâm phần được tuyển chọn, ưu tiên các loại cây trồng bản địa có giá trị, cây đặc sản, v.v... Xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho các rừng giống để làm cơ sở cung cấp giống đủ tiêu chuẩn, đúng chất lượng cho huyện, tỉnh và các vùng lân cận.

- Nghiên cứu tạo giống cây mới, nhập nội những giống cây sinh trưởng nhanh, năng suất tốt. Áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ nuôi cấy mô tế bào vào sản xuất giống, nhằm đảm bảo có nguồn giống đủ số lượng và chất lượng để phục vụ công tác trồng rừng trong giai đoạn tới.

- Xây dựng các vườn ươm cố định và tạm thời gần địa điểm trồng rừng để giảm chi phí vận chuyển cây con, tập trung từ 4 - 5 loài phổ biến như Thông, Keo, Mỡ, v.v... để đảm bảo đủ nguồn cung ứng cây con cho mùa vụ trồng rừng nhằm hạ giá thành chí phí đầu tư trồng rừng.

- Lựa chọn các loài cây sinh kế kết hợp với các loài cây trồng chính để phá bỏ độc canh các loài cây hàng năm có thể làm bạc mầu, thoái hóa đất trên nương dẫy để đảm bảo canh tác nông lâm kết hợp bền vững và hiệu quả, thực hiện tốt công tác phát triển rừng theo quy hoạch.



- Tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.


b) Về công tác khuyến lâm


Coi trọng và đẩy mạnh công tác khuyến lâm, xây dựng lực lượng khuyến lâm cơ sở vững mạnh, trong đó tập trung vào các khâu:

- Gieo ươm tạo cây con, chọn lọc cây giống tại chỗ để tiết kiệm chi phí vận

chuyển cây con và nâng cao chất lượng rừng trồng từ những cây con sinh trưởng tốt.


- Hướng dẫn các nội dung kỹ thuật lâm sinh cơ bản để áp dụng cho các công đoạn: Trồng, chăm sóc rừng cho từng loài cây cụ thể thuộc các tiểu vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là kỹ thuật trồng rừng thâm canh thông qua các lớp tập huấn tổ chức hàng năm cho các cá nhân, nhóm hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp.

- Chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế lâm nghiệp, trang trại hộ gia đình ở vùng cao. Xây dựng các mô hình khuyến lâm cho các loại hình rừng trồng phòng hộ kết hợp kinh tế, rừng trồng kinh tế kết hợp phát triển lâm sản ngoài gỗ, v.v...

- Đầu tư kinh phí trồng thử nghiệm một số loài cây trồng mới và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như mô hình cây gỗ lớn, mô hình thâm canh rừng sản xuất, v.v...

3.2.6.4. Giải pháp về sử dụng tài nguyên rừng


a) Khai thác rừng


- Tất cả diện tích rừng trồng đến tuổi thành thục công nghệ, rừng tre nứa tự nhiên thuộc rừng sản xuất là những đối tượng được đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khai thác rừng phù hợp với từng đối tượng theo Quy chế quản lý rừng, quy chế khai thác gỗ và lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.



- Các chủ rừng căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình, xây dựng kế hoạch khai thác rừng hàng năm và kế hoạch trồng lại rừng sau khai thác báo cáo cấp có thẩm quyền.

b) Chế biến lâm sản


Để phát huy lợi thế của ngành chế biến lâm sản, trong giai đoạn tới cần giải

quyết tốt những vấn đề cơ bản sau đây:


- Rà soát và sắp xếp lại các cơ sở chế biến vừa và nhỏ trên địa bàn để chủ động trong việc quản lý nguồn nguyên liệu, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế sự lãng phí trong sử dụng tài nguyên rừng. Từng bước đầu tư nâng cấp toàn bộ các cơ sở chế biến gỗ và lâm đặc sản trong vùng với trang thiết bị và công nghệ mới, tiên tiến để tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đầu tư xây dựng từ 1 – 2 nhà máy chế biến các sản phẩm như ván ghép thanh, ván MDF, đồ nội thất cao cấp, v.v... có quy mô lớn, dây chuyền chế biến từ nguyên liệu thô tới sản phẩm tiêu dùng cuối cùng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Đầu tư công nghệ tiên tiến cho công nghiệp chế biến, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá lâm sản chế biến. Khuyến khích tích tụ đất đai để tạo thành các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung. Đồng thời tạo điều kiện xây dựng các cơ sở chế biến theo quy mô lớn, trên cơ sở sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng trồng và gỗ vườn rừng kết hợp với chế biến các lâm sản khác nhằm tận dụng và nâng cao giá trị sản phẩm từ rừng góp phần thúc đẩy phong trào tái tạo lại rừng.

- Phương thức quản lý các cơ sở chế biến cần phải thay đổi, giao cho 1 cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra tình hình chế biến lâm sản để có thể nắm bắt được lượng cung cấp và tiêu thụ gỗ trên thị trường, từ đó có phương án điều chỉnh trồng rừng kinh tế sao cho phù hợp.


2.3.6.5. Giải pháp về vốn


Nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn:


- Vốn Ngân sách Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 30a/NQ-CP, Chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng, lồng ghép từ các Chương trình Dự án khác như: Chương trình 135, vốn tín dụng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy sợi, v.v...

- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.


- Vốn tự có trong nhân dân (bao gồm vốn và nhân công nhàn rỗi).


2.3.6.6. Giải pháp về hệ thống chính sách


a) Giải pháp về chính sách giao đất khoán rừng


Cụ thể hoá và hoàn thiện chính sách giao đất khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Khuyến khích các tổ chức, tập thể và cá nhân nhận đất, nhận rừng để bảo vệ, làm vườn rừng và sản xuất nông lâm kết hợp. Ưu tiên giao đất, giao và khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Về chính sách hưởng lợi


- Xây dựng chính sách hưởng lợi từ rừng, nhằm đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng, qua đó khuyến khích người dân tham gia gây trồng rừng. (Thực hiện theo chính sách tại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp).

- Khuyến khích các chủ rừng trồng rừng sản xuất trên cơ sở thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước tại Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.



- Thực hiện chính sách ưu đãi về vốn vay và thuế cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng và phát triển lâm nghiệp (nên giảm thuế thuê đất, áp dụng các thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi trong vay vốn tín dụng đầu tư trồng rừng, thu hồi vốn và lãi khi kết thúc chu kỳ kinh doanh...).

c) Về chuyển đổi rừng


Tuân thủ Luật bảo vệ và phát triển rừng QH11 ngày 3/12/2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 48/2007/ND-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang rừng sản xuất được quy hoạch rừng sản xuất thành rừng phòng hộ, đặc dụng theo Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện theo đúng các quy định về quản lý, bảo vệ và chuyển đổi mục đích sử dụng các loại rừng theo đúng các quy định hiện hành, nhằm thực hiện tốt quy hoạch 3 loại rừng sau điều chỉnh, đảm bảo sử dụng rừng hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng rừng và đất rừng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận


Qua quá trình điều tra, đánh giá chung về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải trong những năm gần đây cho thấy: Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, phương thức canh tác của người dân còn lạc hậu (gần 90% dân số là người Mông, sống trên các sườn núi cao), thực trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp của huyện còn rất lớn, diện tích đất chưa có rừng còn lớn.

Thực tế công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp của huyện còn nhiều bất cập. Việc quy hoạch 3 loại rừng chưa được cụ thể hóa, chưa có mốc giới rõ ràng. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng vẫn xảy ra thường xuyên, v.v…

Qua thời gian nghiên cứu đề tài đã đạt được các mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cũng như các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp của tỉnh, huyện; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện; Quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, của huyện; v.v… cùng với việc nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, kết quả quá trình thực hiện quy hoạch trước đây, hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp và hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng. Đề tài đã thực hiện quy hoạch 3 loại rừng và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch. Việc quy hoạch 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là hết sức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó làm cơ sở cho việc quy hoạch bảo vệ và phát triển chi tiết cho từng loại rừng theo hướng hiệu quả và bền vững.

Đề tài đã đưa ra được các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới cho từng loại rừng. Trên cơ sở các kết quả điều tra hiện trạng, các văn bản của Chính phủ, Bộ NN&PTNT về danh mục các loài cây lâm nghiệp cho

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí