Hiện Trạng Và Phân Kỳ Diện Tích 3 Loại Rừng Qua Các Giai Đoạn



nhiên 1.261,77ha và rừng trồng 2.199,88ha); diện tích chưa có rừng là 16.961,08ha,

tăng thêm 15.305ha so với năm 2012.


Như vậy, nhiệm vụ đến năm 2015 khoanh nuôi và trồng mới 18.979,1ha trên đất chưa có rừng là rừng phòng hộ (3.674ha) và đất chưa có rừng là rừng sản xuất (15.305ha). Quản lý bảo vệ ổn định toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng trồng đã có.

b) Phân kỳ diện tích các loại đất rừng kỳ cuối 2016 - 2020


Giai đoạn 2016 - 2020, tiến hành khoanh nuôi mới và trồng mới 5.696ha trên đất rừng sản xuất, trong đó 939ha trên đất đã có rừng và 4.757ha trên diện tích đất chưa có rừng. Khoanh nuôi mới và trồng mới 5.194ha trên đất rừng phòng hộ. Quản lý bảo vệ ổn định toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng trồng đã có.

Hiện trạng và phân kỳ diện tích 3 loại rừng huyện Mù Cang Chải được thể

hiện rõ hơn ở hình 3.8 dưới đây:


Hình 3 8 Hiện trạng và phân kỳ diện tích 3 loại rừng qua các giai đoạn Qua 1

Hình 3.8: Hiện trạng và phân kỳ diện tích 3 loại rừng qua các giai đoạn

Qua hình trên cho thấy, giai đoạn 2013 – 2015 và 2016 – 2020 diện tích đất rừng sản xuất thay đổi mục đích sử dụng biến động khá lớn từ 4.067,54ha năm 2012 lên tới 20.422,73ha vào năm 2015 và đến năm 2020 diện tích được quy hoạch là 26.119,05ha. Trong đó, kỳ đầu quy hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục



đích phát triển rừng sản xuất và chuyển đổi mục đích từ đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất là 16.355,2ha; kỳ cuối quy hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích phát triển rừng sản xuất là 5.696,32ha. Tổng cả giai đoạn 2013 – 2020 là 22.051,5ha. Diện tích rừng và đất rừng đặc dụng quy hoạch trong cả giai đoạn 2013 – 2020 không thay đổi mục đích sử dụng về quy mô, diện tích, chức năng và phân bố. Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ có thay đổi không đáng kể, kỳ đầu giảm 5.961ha so với hiện trạng năm 2012 (chuyển đổi mục đích sử dụng sang rừng sản xuất), kỳ cuối tăng thêm 461,52ha so với năm 2015, từ 49.581ha lên 50.042,52ha.

3.2.5. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả


3.2.5.1. Tổng hợp vốn đầu tư


a) Căn cứ xác định vốn đầu tư thực hiện quy hoạch


- Quyết định số 661/QĐ-TTg, ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về

mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;


- Quyết định số 4361/QĐ-BNN-PTLN, ngày 17/10/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Về việc Ban hành quy định trình tự nội dung lập hồ sơ thiết kế dự toán các công trình Lâm sinh thuộc dự án 661 và các Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách (hoặc vốn tài trợ);

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước;

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc Ban hành một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015;


- Quyết định số 705/TTg-KGVX, ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP;



- Thông tư số 08/2009/TT-BNN, hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính Phủ;

b) Tổng hợp vốn đầu tư


Với đặc thù là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, để góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, huyện Mù Cang Chải cần rất nhiều các chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư. Hiện nay huyện Mù Cang Chải đang được hỗ trợ đầu tư theo các Chương trình 134, 135, 30a của Chính phủ. Trong phạm vi đề tài chỉ tổng hợp vốn đầu tư theo sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến đến năm 2020 là 949.128,86 triệu đồng. Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến cho các hạng mục cụ thể như sau:

- Hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng hình thành trong quá trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, rừng trồng mới hết giai đoạn chăm sóc chuyển sang bảo vệ. Định mức đầu tư hỗ trợ là 200.000đ/ha/năm trong 5 năm, tổng vốn đầu tư trong kỳ quy hoạch là 62.986,73 triệu đồng. Trong đó:

+ Rừng đặc dụng: 20.108,20 triệu đồng;


+ Rừng phòng hộ: 40.771,84 triệu đồng;


+ Rừng sản xuất: 2.106,69 triệu đồng.


- Hỗ trợ khoanh nuôi phục hồi rừng 200.000đ/ha/năm trong năm 5, tổng vốn đầu tư trong kỳ quy hoạch là 26.208,64 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng đặc dụng: 0,00 triệu đồng;


+ Rừng phòng hộ: 11.289,79 triệu đồng;


+ Rừng sản xuất: 14.918,85 triệu đồng.


- Hỗ trợ trồng rừng mới: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 10.000.000đ/ha (Bao gồm trồng và chăm sóc 4 năm đầu) đối với rừng đặc dụng và rừng sản xuất, tổng vốn đầu tư là 854.133,50 triệu đồng, trong đó:



+ Rừng đặc dụng: 0,00 triệu đồng;


+ Rừng phòng hộ: 404.125,10 triệu đồng;


+ Rừng sản xuất: Hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ là 5.000.000đ/ha (gồm chi phí trực tiếp và chi phí phục vụ), tổng vốn đầu tư là 450.008,40 triệu đồng.

- Trồng cây phân tán: 300.000 cây x 5.000đ/cây = 1.500, 00 triệu đồng.


- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh: Tổng vốn đầu tư dự kiến là 4.300,00 triệu đồng, bao gồm:

+ Xây mới vườn ươm: 600 triệu đồng;


+ Xây dựng trạm bảo vệ rừng: 300 triệu đồng;


+ Xây dựng đường băng cản lửa: 3.400 triệu đồng.


c) Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện quy hoạch


Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến giai đoạn 2013 - 2020 là 949.128,86 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 – 2015 là 360.151,90 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 588.976,96 triệu đồng (chi tiết tại bảng 3.10).

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến phân theo giai đoạn được tổng

hợp chi tiết tại bảng 3.10 sau:


Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy:


- Tổng vốn bảo vệ rừng hiện có, rừng phục hồi do khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, rừng trồng mới kết hết giai đoạn chăm sóc chuyển dang bảo vệ cả kỳ quy hoạch là 62.986,73 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 – 2015 là 19.032,02 triệu đồng và giai đoạn 2016 – 2020 là 43.954,71 triệu đồng.

- Tổng vốn phát triển rừng gồm: (i) Khoanh nuôi phục hồi rừng; (ii) Trồng rừng mới; và (iii) Trồng cây phân tán, trong cả kỳ quy hoạch là 881.842,14 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 338.219,89 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 543.622,25 triệu đồng.



Bảng 3.10: Tổng vốn đầu tư quy hoạch phân theo giai đoạn


Đơn vị tính: triệu đồng



TT


Hạng mục


Tổng vốn

Phân theo giai đoạn

2013 - 2015

2016 - 2020


Tổng vốn đầu tư cho lâm nghiệp

949128,86

360151,90

588976,96


1

Bảo vệ rừng hiện có, rừng phục hồi do khoanh

nuôi, rừng trồng mới hết giai đoạn chăm sóc


62986,73


19032,02


43954,71


- Rừng đặc dụng

20108,20

8043,28

12064,92


- Rừng phòng hộ

40771,84

10484,03

30287,81


- Rừng sản xuất

2106,69

504,71

1601,98

2

Phát triển rừng

881842,14

338219,89

543622,25

2.1

Khoanh nuôi phục hồi rừng

26208,64

14455,89

11752,75


- Rừng đặc dụng

0,00

0,00

0,00


- Rừng phòng hộ

11289,79

7483,53

3806,26


- Rừng sản xuất

14918,85

6972,36

7946,49

2.2

Trồng rừng mới

854133,50

323264,00

530869,50


- Rừng đặc dụng

0,00

0,00

0,00


- Rừng phòng hộ

404125,10

217545,60

186579,50


- Rừng sản xuất

450008,40

105718,40

344290,00

2.3

Trồng cây phân tán

1500,00

500,00

1000,00

3

Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

4300,00

2900,00

1400,00


- Xây mới vườn ươm

600,00

600,00

0,00


- Trạm bảo vệ rừng

300,00

300,00

0,00


- Đường băng cản lửa

3400,00

2000,00

1400,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp (xây dựng mới vườn ươm, xây dựng trạm bảo vệ rừng và xây dựng đường băng cản lửa), trong cả kỳ quy hoạch dự kiến là 4.300 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 2.900 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 1.400 triệu đồng.



3.2.5.2. Dự tính hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng


a) Hiệu quả về môi trường


Nâng độ che phủ rừng lên 63% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Thiết lập, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng, đặc biệt là Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, rừng phòng hộ đầu nguồn các chi lưu của sông Đà và rừng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến.

Bảo vệ bền vững tài nguyên đất đai, đặc biệt là đất dốc của huyện, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; duy trì nguồn sinh thủy cho thủy điện, sinh hoạt và sản xuất, cải thiện điều kiện khí hậu thời tiết, tạo môi trường sinh thái bền vững.

Bảo vệ, phục hồi và phát triển được nguồn gen thực vật với 788 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 480 chi, 147 họ và 5 ngành, trong đó có 33 loài thuộc diện quí hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có 2 loài thuộc cấp nguy cấp, 4 loài thuộc cấp bị đe dọa nguy cấp, 7 loài thuộc cấp hiếm, 190 loài gỗ thuộc 54 họ, chủ yếu là nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc. Bảo vệ 241 loài động vật, thuộc 74 họ, của 24 bộ động vật xương sống, trong đó có 54 loài thú, 132 loài chim, 26 loài bò sát, 26 loài lưỡng thể, đặc biệt có 42 loài động vật quí hiếm trong sách Đỏ Việt Nam và 28 loài ở mức độ bị đe dọa toàn cầu.

b) Hiệu quả về kinh tế


Quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp huyện Mù Cang Chải là rất cần thiết trong tình hình hiện nay, đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện các ngành sản xuất và ổn định đời sống người dân trên địa bạn huyện. Góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân sở tại, cụ thể:

- Theo định mức số 38/2005/QĐ-BNN về định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng thì số công lao động trong điều kiện cụ thể của huyện Mù Cang Chải tính cho các hoạt động lâm sinh như



trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng là rất lớn. Đây là điều kiện tốt để giải

quyết công ăn việc làm cho số lao động nông thôn của huyện.


- Hàng năm khai thác khối lượng gỗ tận thu từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: 786,30m3/năm (2015) và 908,61m3/năm (2020); rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 1.892m3/ha/năm (2015) và 2.402m3/ha/năm (2020), đáp ứng nhu cầu gỗ củi của người dân, cũng như phát triển kinh tế của huyện.

c) Hiệu quả về xã hội


Nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp qua đào tạo, tuyên truyền. Nhân tố con người được coi trọng trong phương án quy hoạch sẽ tạo nên hiệu quả lâu dài trong phát triển bền vững của địa phương.

Củng cố niềm tin của nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà

nước, góp phần củng cố giữ vững trật tự xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.


3.2.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch


Căn cứ kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, tổng diện tích quy hoạch ổn định cho lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2020 là 96.269,77 ha. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cho từng đối tượng rừng và đất rừng theo từng chức năng cụ thể; xác định tiến độ thực hiện hàng năm và hệ thống các biện pháp lâm sinh cho từng đối tượng cụ thể.

3.2.6.1. Giải pháp tổ chức thực hiện


- Lập dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2020; Thành lập Ban điều hành dự án cấp huyện chỉ đạo và điều hành chung cho toàn dự án, và Ban quản lý dự án các cấp giúp việc cho Ban điều hành, trực tiếp theo dõi, quản lý và thực hiện dự án, để thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn huyện.

- Công bố rộng rãi kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2020 nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng để các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, nhân dân trong tỉnh được biết để thực hiện, đồng thời



thu hút sự đầu tư của các tổ chức, đơn vị trong nước và nước ngoài vào việc bảo vệ

và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.


- Thành lập mới Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng thực hiện chức năng quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh huyện Mù Cang Chải theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

3.2.6.2. Giải pháp về quản lý tài nguyên rừng


a) Giải pháp về quản lý tài nguyên rừng


- Căn cứ vào kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, tiến hành điều chỉnh

hệ thống mốc giới 3 loại rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.


- Tăng cường công tác quản lý của Ban quản lý dự án cơ sở trên địa bàn huyện.


- Tổ chức công tác tuyên truyền tới từng người dân về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan tới rừng, đất rừng nhằm xã hội hoá công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Căn cứ vào các quy chế quản lý kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiến hành xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật trong việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng thuộc các đối tượng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; xây dựng các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng sản xuất cho phù hợp với điều kiện địa phương và mục đích kinh doanh cụ thể.

- Giao đất, giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản quản lý, sử dụng ổn định lâu dài. Gắn lợi ích của người dân với rừng, thúc đẩy việc lợi dụng rừng hợp lý, tạo thu nhập từ rừng cho người dân, đảm bảo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được tốt hơn.

b) Quản lý tài nguyên rừng theo chức năng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất


Quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên rừng hiện có 79.481,44ha, trong đó: rừng tự nhiên 62.195,74ha, rừng trồng 17.285,70 ha. Chú trọng công tác phát triển rừng gắn với quy hoạch 3 loại rừng theo lâm phận của huyện, tỉnh ổn định, gắn với phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023