Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Mù Cang Chải Trong Giai Đoạn 2013 - 2020


gỗ dùng cho dân dụng hiện nay của cả nước bình quân 0,04m3/người/năm. Theo đó đến năm 2015 nhu cầu gỗ dân dụng của toàn huyện là 2.247m3 và tăng lên 2.481m3 vào năm 2020. Mặc dù là một huyện vùng cao, diện tích rừng tự nhiên còn nhiều (51.069,99ha, chiếm, chiếm 76,21% tổng diện tích đất có rừng), nhưng chủ yếu là rừng trung bình, rừng nghèo và rừng hỗn giao tự nhiên (gỗ + tre nứa), với trữ lượng thấp. Các đối tượng rừng rừng tự nhiên có trữ lượng có thể khai thác được đều nằm trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ các chi lưu của sông Đà rất xung yếu, độ dốc

cao, không thuận lợi cho giao thông. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu gỗ, củi của người dân địa phương và nhu cầu phát triển kinh tế của huyện cần phát triển trồng rừng sản xuất tối đa bằng những loài cây gỗ mọc nhanh, có giá trị kinh tế trên diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng được quy hoạch (21.718ha).

d) Dự báo thị trường lâm sản


Việt Nam là một trong các nền kinh tế tăng trưởng tốp đầu của khu vực Đông Nam Á với mức tăng GDP hàng năm trung bình từ 6 đến 8%. Dân số Việt Nam được dự đoán sẽ tăng lên 80 triệu người vào năm 2003 và khoảng 100 triệu người vào năm 2020. Các xu hướng này làm cho nhu cầu về các lâm sản khác nhau sẽ tăng 6 đến 11% mỗi năm, nhưng nhu cầu gỗ củi sẽ tăng ở mức chậm hơn nhiều. Việt Nam tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ký hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cùng với ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 3 hiệp định FTAs là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), v.v… đó là những cơ hội để ngành lâm nghiệp Việt Nam xuất khẩu gỗ, lâm sản đi các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfoerst), kim ngạch xuất khẩu

gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 3,4 tỷ USD vào năm 2010 và dự báo có thể



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

chạm mức 4 tỷ USD, với tham vọng đạt tăng trưởng 35%/năm, ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt mốc 7 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2010, ngoài các thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, v.v… thì hàng lâm sản của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 7 tỷ USD vào năm 2020 và tăng thêm ở các năm tiếp theo, ngoài việc giảm nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ bên ngoài, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, quyết liệt tạo nguồn nguyên liệu trong nước như hình thành các vùng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung, trồng rừng sản xuất bằng các loài cây gỗ mọc nhanh, các loài cây có giá trị kinh tế cao. Đối với huyện Mù Cang Chải để đáp ứng nhu cầu gỗ củi hàng năm của người dân trong huyện, cũng như góp phần vào mục tiêu xuất khẩu gỗ của cả nước, ngành lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng cần có kế hoạch sản xuất, kinh doanh hợp lý, hình thành các vùng rừng nguyên liệu gỗ tập trung gắn với xây dựng các nhà máy chế biến gỗ, các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng cho nhân dân địa phương.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 10

e) Dự báo về khoa học công nghệ trong lâm nghiệp.


Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, khoa học công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi phục vụ mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó ngành lâm nghiệp cũng đang từng bước ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như quản lý, cụ thể như: Quản lý rừng theo dòng họ hoặc cộng đồng dân cư; củng cố bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp; thành lập ban lâm nghiệp xã hội, tổ đội, cán bộ khuyến lâm làm nhiệm vụ tổ chức quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động phát triển rừng; đưa các giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao vào sản xuất như các giống lai, nuôi cấy mô, biến đổi gen, v.v…; thực hiện kỹ thuật trồng rừng thâm canh; sử dụng máy móc thiết bị hiện đại thay thế cho việc khai thác thủ công; áp dụng các thiết bị khoa học hiện đại vào việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, PCCCR, cũng như công tác quản lý, điều hành, tiếp cận thị trường như các phần



mềm chuyên ngành như Mapinfor, GIS, viễn thám, v.v…; thiết lập và sử dụng có hiệu quản mạng máy tính chuyên ngành, xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng.

3.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải trong giai đoạn 2013 - 2020

3.2.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải đến năm 2020

* Quan điểm


Phát triển lâm nghiệp huyện Mù Cang Chải đến năm 2020 phải phù hợp với phát triển Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải đến năm 2020, Quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020 và điều kiện thực tế tại địa phương. Quan điểm phát triển lâm nghiệp gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển từ nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng sang nền sản xuất lâm nghiệp xã hội, bền vững, hiệu quả với trọng tâm là bảo vệ khôi phục và phát triển tài nguyên rừng, nhằm đảm bảo khả năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường, phòng hộ biên giới, v.v..., bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản vừa và nhỏ với thiết bị và công nghệ phù hợp, gắn với vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, từng bước xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư; nâng cao vai trò và hiệu quả to lớn của ngành lâm nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị trên địa bàn huyện, tỉnh; bảo tồn, lưu giữ các nguồn



gen, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh trong giai đoạn tới.

2. Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến khai thác, chế biến lâm sản và dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái đảm bảo nguyên tắc bền vững và hiệu quả. Lâm nghiệp cũng như nông nghiệp và các ngành kinh tế khác không chỉ là ngành sản xuất sản phẩm thô đơn thuần mà còn bao gồm cả chế biến và kinh doanh, dịch vụ. Đánh giá đóng góp của ngành phải bao gồm cả giá trị gia tăng của các sản phẩm từ sản xuất, chế biến và kinh doanh dịch vụ của ngành. Có như vậy, ngành lâm nghiệp mới được bình đẳng như các ngành kinh tế khác.

3. Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh

tế, xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.


Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh, của quốc gia theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sớm chuyển thành ngành kinh tế sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế; khai thác hợp lý lợi ích tổng hợp của rừng, chú trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt các dịch vụ môi trường rừng.

Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng thâm canh, hiện đại hoá công nghệ khai thác và chế biến lâm sản. Qua đó tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện; góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ vững an ninh quốc phòng.

4. Thực hiện việc định giá rừng và áp dụng rộng rãi cơ chế đấu thầu quyền

sử dụng rừng; đẩy mạnh việc giao rừng cho thuê rừng; phấn đấu toàn bộ diện tích



rừng và đất rừng đều có chủ cụ thể, chỉ như thế thì tài nguyên rừng mới được bảo vệ

và phát triển bền vững.


Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế đa mục đích, kết hợp việc bảo vệ, phát triển cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm đóng góp vào tăng trưởng về kinh tế, xã hội, môi trường và góp phần cho sự phát triển bền vững quốc gia.

5. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương

xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.


Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng, phòng hộ); đa sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng sản xuất và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của các chủ rừng, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn và của toàn xã hội; bảo vệ rừng phải dựa vào dân, kết hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách và chính quyền địa phương.

Đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi trường... cho bảo vệ và phát triển rừng.

Đầu tư của Nhà nước cho lâm nghiệp là phần chi trả của xã hội cho các giá trị môi trường từ rừng đem lại. Các ngành kinh tế có sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của lâm nghiệp (bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, cung cấp nguồn nước,v.v...)



cũng phải chi trả lại cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và được tính vào chi phí sản xuất, dịch vụ của các ngành đó.

* Mục tiêu


Huyện Mù Cang Chải cần quản lý, bảo vệ và phát triển, sử dụng bền vững 96.269ha rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 63% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020; bảo đảm yêu cầu cần thiết diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng sản xuất bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Về môi trường: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm đóng góp có hiệu quả cho nhiệm vụ phòng hộ đầu nguồn nhằm giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bao vệ môi trường và tạo nguồn thu cho nhân dân.

Nâng độ che phủ lên 63% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020, bằng những giải pháp, chính sách đồng bộ của Nhà nước để ngăn chặn, giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm về rừng, phá rừng làm nương rẫy, đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất rừng.

- Về kinh tế: Tiếp tục xây dựng vốn rừng, giao đất giao rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh, bước đầu chuyển sản giai đoạn kinh doanh rừng, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu.

- Về xã hội: Góp phần cải thiện đời sống người làm nghề rừng, xã hội hóa nghề rừng, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao nhận thức cho nhân dân để họ yên tâm làm giầu từ nghề rừng, gắn bó với rừng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh và sớm thoát nghèo.

* Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp


Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như bảo vệ, trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng, ngành lâm nghiệp còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo



tồn đa dạng sinh học, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương. Do vậy phương hướng phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả, tính bền vững của ngành lâm nghiệp, phải tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương;

- Phát triển lâm nghiệp cần đồng bộ và toàn diện từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo, làm giàu rừng cho đến khai thác, chế biến, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái. Lâm nghiệp không chỉ là ngành sản xuất sản phẩm thô đơn thuần mà còn cả chế biến và kinh doanh, dịch vụ. Đánh giá đóng góp của ngành lâm nghiệp phải bảo gồm từ giá trị môi trường sinh thái, cảnh quan đến giá trị gia tăng của các sản phẩm từ sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ của ngành;

- Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

- Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, định hướng tăng cường công tác bảo vệ, cải tạo tu bổ rừng tự nhiên hiện có, nhất là 31.884ha diện tích rừng tự nhiên là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và 19.180ha rừng tự nhiên là rừng đặc dụng; đẩy mạnh việc trồng rừng mới, khai thác tối đa 10.253ha đất trống chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp, đất chưa sử dụng ở các trạng thái Ia, Ib (không có cây gỗ tái sinh) và trạng thái Ic (có cây gỗ mục đích tái sinh); chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

* Nhiệm vụ


Tập trung rà soát, cắm mốc làm rõ ranh giới quy hoạch 3 loại rừng trên thực địa, giao đất giao rừng gắn với thực hiện các chính sách hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ,



trồng rừng, bảo vệ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải và diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn các chi lưu của sông Đà. Khuyến khích đa dạng hóa hình thức đầu tư phát triển trồng mới rừng sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từng bước đưa lâm nghiệp trở thành ngành có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trên cơ sở đó, nhiệm vụ phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013 - 2020 như sau:

Nhiệm vụ chung:


- Bảo vệ 51.997,99ha rừng.


- Phát triển 29.255,94ha, trong đó:


+ Khoanh nuôi tái sinh: 11.752,75ha


+ Trồng mới 17.503,19ha.


+ Và trồng cây phán tán: 300.000 cây.


- Khai thác rừng: Khai thác tận dụng rừng tự nhiên đảm bảo nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân. Dự kiến khai thác tận dụng 2.678,3m3 gỗ rừng tự nhiên vào năm 2015 và 3.310,6m3 vào năm 2020.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh:


+ Xây dựng 03 vườn ươm giống cây lâm nghiệp;


+ Xây dựng 170km đường băng cản lửa ở những diện tích rừng trồng tập trung.


+ Đối với Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải cần xây dựng 03

trạm bảo vệ rừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023